Thương lái Vựa

Một phần của tài liệu Tăng hiệu quả chuỗi cung ứng cà chua Lâm Đồng (Trang 29 - 41)

2. Mô hình chuỗi cung ứng cà chua Lâm Đồng

2.3 Thương lái Vựa

Chủ vựa là người kinh doanh ở chợ Nông Sản Thủ Đức. Họ là trung gian thu gom nông sản từ các thương lái tại Lâm Đồng mang ở chợ Đầu mối và phân phối nông sản ra chợ các tỉnh lân cận và địa bàn TP Hồ Chí Minh. So với thương lái thì chủ vựa có quy mô lớn hơn, thu gom nguồn hàng từ nhiều thương lái các khu vực: Lâm Đồng, Tây Ninh, Phan Rang, Tây Ninh, ĐB Sông Cửu Long… Theo các chủ vựa đã phỏng vấn đa số lượng cà chua nhập về có khoảng 60%-80% là từ Lâm Đồng.

Theo số liệu của công ty TNHH Quản lý & Kinh doanh chợ Nông sản Thủ Đức chợ có 3 khu vực:

+ Khu A: được đưa vào hoạt động vào 23 tháng 10 năm 2003 với diện tích 30.690 m2 , diện tích xây dựng 19.549 m2 nhà lồng chợ A được phân chia thành 964 ô vựa cho các ngành hàng về nông sản thực phẩm. Đến nay toàn bộ số ô vựa đã được thuê kín nhưng chỉ tập trung kinh doanh 2 mặt hàng thế mạnh là rau quả và trái cây.

+ Khu B: Hiện Nhà lồng chợ B đã được đưa vào khai thác kinh doanh từ tháng 7/2008 với diện tích khuôn viên 21.000 m2, diện tích xây dựng 12.078 m2 gồm 296 ô vựa. Rút kinh nghiệm từ khu chợ A, khu chợ B được xây dựng hiện đại hơn, diện tích rộng hơn phù hộ với nhu cầu sử dụng của nhà kinh doanh.

+ Khu C: Hiện tại Nhà lồng chợ C đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2010, với diện tích khuôn viên 6.356 m2, diện tích xây dựng 2.726 m2 gồm 92 ô vựa được bố trí kinh doanh các mặt hàng hoa tươi và thực phẩm khô.

Tổng cộng chợ Đầu Mối nông sản Thủ Đức có 1352 ô đưa vào hoạt động, mỗi ô vựa sẽ được một chủ vựa thuê trong vòng 50 năm, ngoài ra còn có các khu sân bãi, phố chợ, khu kĩ thuật… trong khuôn viên sau chợ có một kho lạnh để trữ, bảo quản hàng rau quả chưa tiêu thụ hết trong ngày nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Kho lạnh dùng để bảo quản chung cho tất cả các mặt hàng rau củ quả nên chủ vựa thường lưu lại hàng trong kho thay vì bảo quản trong kho lạnh.

- Một chủ vựa thu mua sản phẩm từ nhiều thương lái.

- Chủ vựa là những người có nguồn vốn lớn. Để cạnh tranh trên thị trường, chủ vựa sẽ đầu tư vốn cho nông dân trồng cà chua, đầu tư tiền vốn cho thương lái mua từ Lâm Đông, đầu tư khay, sọt để đóng gói cho thương lái, và cả những phân phối hàng đến các tỉnh cho chủ vựa với số lượng lên đến cả gần 2000 khay/ 1 chủ vựa cà chua.

- Chủ vựa là người trực tiếp căn cứ cung cầu thị trường tại chợ để xác định mức giá có thể thu mua cho các thương lái.

- Mỗi chủ vựa có một ô vựa để chất hàng nhập về. Tuy nhiên mỗi chủ vựa ở đây không kinh doanh chuyên môn hóa một mặt hàng mà đa số họ kinh doanh nhiều mặt hàng. Chính vì vậy mà chủ vựa cà chua được phân bố rải rác trong các khu chợ, nhưng tập trung nhất là ở khu có các chủ vựa lớn : Liên Tài ô H2-2, Hồng Sành ô H2-1, Út Vân ô A6-41...

- Trong mắc xích thương lái vựa, sau khi chọn lọc và đóng khay, thương lái sẽ vận chuyển đến cho chủ vựa tại chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức. Tất cả chi phí vận chuyển từ Lâm Đồng về vựa thường do thương lái chịu vì giá mua của chủ vựa cho thương lái đã bao hàm chi phí vận chuyển. Thời gian xe chở cà chua về nằm trong khoảng 19h đến 4h sáng ngày hôm sau, mà cao điểm là từ 22h đến 2h sáng ngày hôm sau. Việc bốc dở nông sản từ xe đến ô vựa sẽ do nhân công của Công ty TNHH Quản lý & Kinh doanh chợ Nông sản Thủ Đức đảm nhiệm. Buổi tối khi hàng đến nơi, chủ vựa sẽ báo giá mua cho thương lái và thanh toán lượng hàng vừa đến. Tùy theo chất lượng kích thước quả đã phân sẵn tại vườn mà chủ vựa sẽ thanh toán cho thương lái. Thông thường mức giá các loại cà chua theo tỉ lệ:

3kí cà chua nhỏ = 1 kí cà chua lớn. 2kí cà chua trung = 1 kí cà chua lớn. 2.4 Vựa chợ

Cà chua được vận chuyển bằng ô tô về chợ, sau đó các thương lái sẽ phân phối về các chợ nhỏ trong thành phố và các chợ ở khu vực miền Đông Nam bộ. Theo khảo sát tại vựa, các kênh phân phối cà chua chính của chủ vựa là các nhà buôn bán rau, củ, quả các tỉnh lân cận và TP.HCM. Chủ vựa đầu tư cho các nhà phân phối bằng vốn mua hoặc hỗ

trợ rổ sọt vận chuyển. Từ vựa sẽ có một lượng lớn cà chua được phân phối đến các vùng ngoại ô và các tỉnh lân cận. Các nhà phân phối tại các chợ trong địa bàn TP.HCM phân phối với số lượng ít hơn.

3. Phân tích biến động giá cà chua.

Đối với nông sản cà chua thì giá bấp bênh theo từ ngày. Tuy nhiên với biểu đồ trên thấy với giá cà chua qua các năm thì sẽ có quy luật tuần hoàn giá tương đối và ngoài ra thì sẽ có những tại các nhân tố chúng tôi sẽ phân tích sau.

Có thể thấy cơ chế giá là do nguồn cung và nguồn cầu quy định. Khi lượng cung tăng thì giá sẽ giảm (và ngược lại), khi lượng cầu tăng thì giá sẽ tăng ( và ngược lại) Chính vì quy luật này nên chúng tôi sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu và tác động đến giá qua các thời kì.

Bảng: Giá thu mua cà chua tại chợ Nông Sản Thủ Đức

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2010 3500 7500 12200 8500 8400 4800 5400 7000 4300 4900 6700 5100 Năm 2011 6000 4400 5200 5000 4200 5100 7600 6500 9100 10000 5700 7200

Biểu đồ giá thu mua Cà Chua tại chợ nông sản Thủ Đức Năm 2010 và năm 2012

Qua biểu đồ cho thấy đầu năm 2010 giá cà chua rất thấp. Mặc dù giá thu mua tại chợ Nông sản Thủ Đức khoảng 3500 đồng, nhưng giá thu mua tại người nông dân vào tháng 1/2010 chỉ khoảng 2000 đồng xuống 1000 đồng/ 1kg. Nguyên nhân của việc rớt giá thảm hại này là do lượng cung quá nhiều. Khi những năm về trước 2008, đầu năm 2009 tại Lâm Đồng cà chua rất có giá và người dân ở địa phương bắt đầu đổ xô đầu tư và trồng cà chua. Giá cà chua rớt trong vài tuần đầu năm 2010 là hệ quả từ cách làm ăn chạy theo giá cả của người nông dân.

Vào khoảng tháng 2 tháng 3, giá cà chua có xu hướng tăng bởi đây là thời gian vào dịp tết Nguyên Đán, nhu cầu ăn uống tăng mạnh. Vào tháng 2/2010 giá cà chua cũng đi đúng với xu hướng này, tuy nhiên giá lại tăng rất mạnh bởi hệ quả phân tích nói trên vào đầu tháng 1. Khi cà chua rớt giá, cung vượt xa cầu và cà chua không thể bán được, người nông dân không thể tiếp tục đầu tư mà buộc phải phá bỏ. Đến lúc này, khi Tết đến cầu tăng cao thì nguồn cung lại giảm mạnh. Vì thế giá cà chua đội lên khá cao vào khoảng tháng 2 tháng 3 /2010.

Vào tháng 5, 6 là khoảng thời gian nhiệt độ tăng. Do đó các sản phẩm giải nhiệt, làm sinh tố, có vị chua mát như cà chua được lựa chọn nhiều.

- Thời điểm những tháng cuối năm như tháng 11,12. Ở những tỉnh miền Bắc rét đậm và không thể trồng cà chua. Vì vậy nguồn cung cà chua từ các tỉnh phía Bắc sẽ giảm rõ rệt, nên giá cà chua thường tăng mạnh vào khoảng thời gian này.

- Vào khoảng tháng 10 năm 2011, giá cà chua đội lên rất cao. Giá thu mua tại chợ nông sản Thủ Đức là vào khoảng 8000-10000 đồng. Và tại Lâm Đồng gía mua tại vườn có ngày lên đến 16000 đồng/kg. Bởi lẽ,vào những khoảng thời gian này giá cà chua thường tăng cao vì không có nguồn cung từ các tỉnh phía Bắc. Thêm vào đó, lúc này tại Đồng bằng sông Cửu Long lũ lụt gây thiệt hại về nông sản. Do đó lượng cung giảm xuống đáng kể và dẫn đến giá cà chua tăng rất cao.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ CHUA LÂM ĐỒNG.

1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng

• Vấn đề chuỗi cung ứng hiện nay trên thế giới rất được quan tâm. Các nước có nền kinh tế phát triển họ đã thấy trước, đi trước và nhận ra rằng phát triển chuỗi cung ứng là vấn đề chiến lược… Các mô hình chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng, xây dựng và hoàn thiện. Sự thành công của một số tập đoàn như Dell, Wal- mart, Procter & Gamble,… là ví dụ. Việt Nam là một quốc gia đang trên đà hội nhập vào “thế giới phẳng”, nền kinh tế đang dần có bước chuyển dịch, mức sống của con người được nâng cao, chính vì thế mà vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng với những tiêu chuẩn khắt khe. Nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp Việc đảm bảo chất lượng nông sản không là vấn đề đơn giản. Do đó xu hướng này tập trung vào việc tích hợp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cho cung cấp lương thực, thực phẩm, cần phải liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong toàn chuỗi để đám ứng được nhu cầu thị trường một cách hoàn thiện nhất.

1.2 Điểm mạnh – điểm yếu toàn chuỗi cung ứng.

Từ việc điều tra, phân tích từng bộ phận trong toàn bộ chuỗi cung ứng cà chua Lâm Đồng, chúng xin được tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu của toàn chuỗi :

Điểm mạnh Điểm yếu

Tình hình áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.

- Đã khai triển được phương pháp áp dụng công nghệ cao đến với người nông dân.

- Hiệu quả kinh tế khi áp dụng công nghệ cao lớn hơn rất nhiều so với áp dụng phương pháp trồng truyền thống.

- Người dân còn thiếu nguồn vốn cho đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó họ cũng e dè khi áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất vì quen với lối sản xuất truyền thống.

Chuỗi cung ứng

-Trong chuỗi có chợ thu mua Nông Sản Thủ Đức là nơi tập trung được nhiều nguồn nông sản, làm giảm đáng kể các khâu trung gian nhỏ lẻ.

-Hình thức thu mua thông qua HTX mang lại hiệu quả cao cho Siêu Thị.

-Vẫn còn tồn tại những khâu trung gian không hợp lý như “ cò mồi” -Khả năng tổ chức, quản lý của chính quyền đối với các thương lái tại địa phương còn chưa chặt chẽ.

-Chưa có khâu bảo quản nông sản hiệu quả.

- Hình thức bao tiêu sản phẩm cho người nông dân mang lại hiệu quả về chất lượng và số lượng sản phẩm. Đây cũng là hình thức hỗ trợ giúp người nông dân an tâm sản xuất và nâng cao chất lượng trong trồng trọt.

- Cà chua Lâm Đồng là một trong những loại nông sản thuộc thương hiệu “ Rau Đà Lạt”

người tiêu dùng vẫn chưa mang được một thương hiệu riêng.

Biến động giá

- Giá cà chua rất bấp bênh nhưng vẫn chưa có một cơ chế nào để tổ chức cho người nông dân thực hiện trồng trọt theo 1 cơ cấu hợp lý để tránh được tình hình giá bấp bênh. Áp dụng

VietGap

- Giảm được chi phí sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Giảm được nấm bệnh và sâu bệnh được kiểm soát.

Phát hiện sớm sâu bệnh và phun thuốc đúng loại.

- Tăng tính cạnh tranh của cà chua trên thương trường và tăng thu nhập cho người trồng.

- Nông dân chưa mặn mà với việc áp dụng VietGapvì họ chưa có thói quen ghi chép và theo dõi.Nông dân quen với hình thức truyền thống và truyền miệng.

- Phải đầu tư tốn kém.

2. Những đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng

Giải pháp 1: Xây dựng thêm các hợp tác xã trong khu vực: • Lý do đưa ra giải pháp:

Có thể thấy đối với các siêu thị, họ đã nhạy bén khi xây dựng hình thức thu mua theo hình thức hợp tác xã tại địa phương. Bởi họ đã nhìn thấy được các lợi ích từ hình

thức này mang lại. Qua nghiên cứu mô tả ở trên thì thấy rằng mặc dù 1kg cà chua họ sẽ thu mua với giá chênh lệch so với thị trường là trung bình khoảng 1000 dồng. Nhưng họ sẽ không thiếu nguồn hàng cung ứng, có được sản phẩm chất lượng cao hơn về cả kích thước, khối lượng, đảm bảo về an toàn thực phẩm, giảm lượng hư hại và thời gian bảo quản được kéo dài và được đóng gói bao bì. Hơn thế nữa, họ sẽ có được lòng tin của khách hàng, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và quyết định sự thành bại trong kinh doanh.

Thật vậy hợp tác xã là 1 trong các hình thức tổ chức kinh tế tập thể và mọi người cùng góp sức góp vốn. Các hình thức kinh doanh khác của doanh nghiệp là các thành viên làm việc nhằm tăng lợi ích của công ty. Nhưng hợp tác xã thì khác, trong hợp tác xã mục tiêu lớn nhất là được cung cấp các dịch vụ tốt nhất là đem lại lợi ích cao nhất cho các xã viên. Điều này rất quan trọng vì các xã viên góp sức đó chính là người nông dân và người góp vốn là chính quyền hoặc các nhà thương lái. Cuối cùng lợi nhuận sẽ được chia một cách công bằng theo sức lao động, theo vốn đã góp.

• Lợi ích khi thực hiện giải pháp:

- Đảm bảo được rằng nếu thương lái tham gia hợp tác xã thì họ sẽ không phải tốn các chi phí tìm nguồn cung ứng hàng từ nông dân, không bị thiếu nguồn hàng và nhất là loại bỏ được khâu “ cò mồi” giữa thương lái mà đã được nhắc trong phần chuỗi cung ứng từ người nông dân đến thương lái.

- Người nông dân có thể an tâm về nguồn sản lượng của mình sẽ được thu mua cho dù trong mọi trường hợp giá cả biến động. Bên cạnh đó người nông dân sẽ được hỗ trợ các phương tiện, vốn... trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Điều này cũng chính là cơ sở cho hợp tác xã có được sản phẩm tốt nhất và dẫn đến đạt kết quả tốt trong doanh thu.

- Khi thực hiện kinh tế trong tổ chức hợp tác xã. Tổ chức sẽ có nguồn nhân sự phân tích, định hướng cơ cấu cây trồng thích hợp để có thể tránh tối thiểu về sự biến động giá gây bất lợi.

• Khó khăn khi thực hiện :

Khi phân tích thì ta có thể thấy được lợi ích của mô hình này mang lại. Tuy nhiên, hình thức hợp tác xã chưa được lựa chọn. Bởi lẽ khi nhắc đến hợp tác xã thì người nông dân, thương lái, hay như một số bộ phận chính quyền địa phương còn rất e dè. Bởi lẽ

trong tâm trí họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ hình thức hợp tác xã kiểu cũ khi mang một tâm niệm không tốt về hình thức này rằng hợp tác xã không mang lại nhiều lợi nhuận và thành quả không được chia công bằng mà lại chia theo kiểu cào bằng cho mọi xã viên. Đó là lối suy nghĩ ăn mòn từ thời bao cấp đến bây giờ.

Trong các cơ quan có chức năng, chưa có đội ngũ quản lý, nhân sự có thể tổ chức hợp tác xã mới.

• Hướng thực hiện giải pháp và khắc phục khó khăn:

- UBND xã cần kết hợp với hợp tác xã nông nghiệp để triển khai công tác tuyên truyền lợi ích, giá trị, mặt tích cực cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

Một phần của tài liệu Tăng hiệu quả chuỗi cung ứng cà chua Lâm Đồng (Trang 29 - 41)