Giải pháp 1: Xây dựng thêm các hợp tác xã trong khu vực: • Lý do đưa ra giải pháp:
Có thể thấy đối với các siêu thị, họ đã nhạy bén khi xây dựng hình thức thu mua theo hình thức hợp tác xã tại địa phương. Bởi họ đã nhìn thấy được các lợi ích từ hình
thức này mang lại. Qua nghiên cứu mô tả ở trên thì thấy rằng mặc dù 1kg cà chua họ sẽ thu mua với giá chênh lệch so với thị trường là trung bình khoảng 1000 dồng. Nhưng họ sẽ không thiếu nguồn hàng cung ứng, có được sản phẩm chất lượng cao hơn về cả kích thước, khối lượng, đảm bảo về an toàn thực phẩm, giảm lượng hư hại và thời gian bảo quản được kéo dài và được đóng gói bao bì. Hơn thế nữa, họ sẽ có được lòng tin của khách hàng, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
Thật vậy hợp tác xã là 1 trong các hình thức tổ chức kinh tế tập thể và mọi người cùng góp sức góp vốn. Các hình thức kinh doanh khác của doanh nghiệp là các thành viên làm việc nhằm tăng lợi ích của công ty. Nhưng hợp tác xã thì khác, trong hợp tác xã mục tiêu lớn nhất là được cung cấp các dịch vụ tốt nhất là đem lại lợi ích cao nhất cho các xã viên. Điều này rất quan trọng vì các xã viên góp sức đó chính là người nông dân và người góp vốn là chính quyền hoặc các nhà thương lái. Cuối cùng lợi nhuận sẽ được chia một cách công bằng theo sức lao động, theo vốn đã góp.
• Lợi ích khi thực hiện giải pháp:
- Đảm bảo được rằng nếu thương lái tham gia hợp tác xã thì họ sẽ không phải tốn các chi phí tìm nguồn cung ứng hàng từ nông dân, không bị thiếu nguồn hàng và nhất là loại bỏ được khâu “ cò mồi” giữa thương lái mà đã được nhắc trong phần chuỗi cung ứng từ người nông dân đến thương lái.
- Người nông dân có thể an tâm về nguồn sản lượng của mình sẽ được thu mua cho dù trong mọi trường hợp giá cả biến động. Bên cạnh đó người nông dân sẽ được hỗ trợ các phương tiện, vốn... trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Điều này cũng chính là cơ sở cho hợp tác xã có được sản phẩm tốt nhất và dẫn đến đạt kết quả tốt trong doanh thu.
- Khi thực hiện kinh tế trong tổ chức hợp tác xã. Tổ chức sẽ có nguồn nhân sự phân tích, định hướng cơ cấu cây trồng thích hợp để có thể tránh tối thiểu về sự biến động giá gây bất lợi.
• Khó khăn khi thực hiện :
Khi phân tích thì ta có thể thấy được lợi ích của mô hình này mang lại. Tuy nhiên, hình thức hợp tác xã chưa được lựa chọn. Bởi lẽ khi nhắc đến hợp tác xã thì người nông dân, thương lái, hay như một số bộ phận chính quyền địa phương còn rất e dè. Bởi lẽ
trong tâm trí họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ hình thức hợp tác xã kiểu cũ khi mang một tâm niệm không tốt về hình thức này rằng hợp tác xã không mang lại nhiều lợi nhuận và thành quả không được chia công bằng mà lại chia theo kiểu cào bằng cho mọi xã viên. Đó là lối suy nghĩ ăn mòn từ thời bao cấp đến bây giờ.
Trong các cơ quan có chức năng, chưa có đội ngũ quản lý, nhân sự có thể tổ chức hợp tác xã mới.
• Hướng thực hiện giải pháp và khắc phục khó khăn:
- UBND xã cần kết hợp với hợp tác xã nông nghiệp để triển khai công tác tuyên truyền lợi ích, giá trị, mặt tích cực cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới cho người dân. Để họ mạnh dạn tham gia vào hợp tác xã.
- Kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của các hợp tác xã nông nghiệp đã và đang hoạt động có hiệu quả. Tập huấn, giao lưu và học hỏi kinh nghiêm giữa các xã viên của các hợp tác xã.
- Kêu gọi các hình thức vốn góp của xã viên, không chỉ vốn góp bằng tiền mà còn bằng các hình thức khác như đất đai, máy móc... để tạo điều kiện cho người nông dân có thể tham gia. Khuyến khích thương lái và các nhà vận chuyển tham gia hợp tác xã. Từ đó tạo ra 1 cơ cấu tổ chức đồng bộ trong hợp tác xã.
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý để xây dựng hợp tác xã. Cử cán bộ đến học hỏi tại các hợp tác xã đã xây dựng và hoạt động thành công tại địa phương. - Khi xây dựng hợp tác xã cần chú trọng đến các quy định về lợi ích xã hội, bảo
vệ môi trường.
Giải pháp 2: Xây dựng mạng lưới hệ thống trang web địa phương về nguồn cung ứng.
• Lý do đưa ra giải pháp:
Hiện nay có một số hệ thống trang web mua bán nông sản online trên toàn quốc như:http://m.yeutraicay.com/
http://www.chonongsan.net/
Cũng như các mặt hàng trên thị trường khác thì nông sản cũng được thực hiện mua bán online. Qua các hệ thống online như thế này thì việc gặp gỡ giữa cung và cầu
được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Người nông dân có thể rao bán sản lượng của mình và những người đó nhu cầu cũng có thể đặt mua những nông sản họ có nhu cầu.
Vì nhận thấy nông sản là mặt hàng ngắn ngày nên chúng tôi đưa ra giải pháp này, thực hiện trang web để phục vụ tại địa phương vì như thế nếu có các thương vụ mua bán thì việc vận chuyển trở nên thuận lợi hơn và điều này làm cho chính quyền địa phương dễ kiểm soát hơn.
Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị một giải pháp xây dựng một trang web mua bán nông sản hoạt động như vậy nhưng có phạm vi hoạt động nhỏ hơn và ở địa phương.
• Mô hình thực hiện :
Đây là trang web lưu trữ các thông tin về người nông dân về điạ điểm trồng, loại nông sản, diện tích. Người nông dân sẽ luôn cập nhật thông tin của mình sau mỗi mùa vụ.
Song song người nông dân với cập nhật thông tin là thông tin của người thương lái, hợp tác xã : địa điểm thu mua, nhu cầu thu mua và thông tin liên lạc.
Cập nhật thông tin giá mua bán để người nông dân có thể theo dõi theo từng ngày. • Lợi ích khi thực hiện giải pháp:
Quản lý thông tin của cả người nông dân và của thương lái nhằm nắm rõ tình hình trồng trọt tại địa phương cũng như tình hình mua bán nông sản của địa phương. Đồng thời với những thông tin của người nông dân cung cấp, chính quyền địa phương có thể kịp thời hỗ trợ về phương pháp trồng trọt hay bán nông sản.
Khi xây dựng một trang web có thể đáp ứng được việc cung gặp cầu. Điều này giúp các nhà thương lái giảm được các chi phí tìm nguồn hàng thích hợp với nhu cầu của mình và có thể tiết kiệm được thời gian. Người nông dân có thể rao bán hàng nông sản của mình và có thể tìm được thương lái phù hợp hơn và xóa bỏ được lối mòn làm ăn với những người mình quen biết hay chỉ làm ăn lâu năm giúp cho việc mua bán trở nên thuận tiện và linh động hơn.
Người nông dân có nguồn cơ sở thông tin đáng tin cậy để phân tích xu hướng giá cả, tình hình thị trường nhằm xác định xu hướng đầu tư thích hợp.
• Hướng thực hiện:
- Trang web này cập nhập thường xuyên về tình hình nông nghiệp,chính sách, phương pháp trồng trọt,giá cả thị trường....
- Đội ngũ chuyên trách thường xuyên thăm dò thực tế ghi nhận cũng như cung cấp, giải quyết các thắc mắc của nông dân và tiếp cận, hỗ trợ người nông dân, thương lái thực hiện tốt việc cập nhật thông tin.
- Mở hội thảo huấn luyện, hỗ trợ người nông dân được tiếp cận với hệ thống thông tin mạng internet.
Giải pháp 3: Tạo điều kiện cho người nông dân được tiếp cận tốt hơn với các phương pháp trồng cà chua công nghệ cao.
Đối với phương pháp trồng cà chua trong nhà lưới hệ thống tưới nhỏ giọt mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên tỷ lệ diện tích áp dụng công nghệ này còn rất thấp. Vì vậy dựa trên những phân tích điểm mạnh và điểm yếu trên chúng tôi đề ra những kiến nghị sau để thực hiện giải pháp này:
- Hỗ trợ các cơ chế pháp lý để người nông dân có thể kí kết các hợp đồng thuê đất trong dài hạn.
- Xây dựng các quỹ hỗ trợ người nông dân cũng như tạo điều kiện cho họ có thể vay vốn ngân hàng để đầu tư các dự án trồng trọt áp dụng công nghệ cao. - Kêu gọi và xây dựng các chính sách khuyến khích các tổ chức thu mua, những
công ty sản xuất lớn thực hiện đổ vốn đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.
Giải pháp 4: Đẩy mạnh việc thực hiện VietGap trong trồng trọt. • Lý do đưa ra giải pháp:
Áp dụng Gap là hướng trồng trọt đã áp dụng rất thành công trên thế giới. Như tại Hà Lan với xu hướng này đã mang lại hiệu quả cao gấp 7-8 lần so với hình thức sản xuất truyền thống thông thường tại Việt Nam. Đây là hướng nhằm đến hướng sản xuất phát triển bền vững. Áp dụng Gap vào trong sản xuất không chỉ làm tăng hiệu quả về năng suất chất lượng nông sản mà nó còn mang ý nghĩa về sản phẩm nông sản sạch, đảm bảo sức khỏe cho người nông dân và thực hiện bảo vệ môi trường.
- Khi áp dụng mô hình VietGap vào trong trồng trọt cà chua. Với những nông dân thực hiện tốt thì đây là 1 bước để sản phẩm được chứng nhận sản phẩm có chất lượng làm nâng cao thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm.
- VietGap mang lợi ích về đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất không phải làm việc trong môi trường độc hại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập lớn hơn cho người nông dân. Điều này cũng có nghĩa tác động đến chuỗi cung ứng được thực hiện hiệu quả hơn.
• Khó khăn khi thực hiện :
Người nông dân không có thói quen thực hiện những quy định khắc khe và họ dễ bị nản trong quá trình thực hiện trồng trọt một cách chặt chẽ như vậy.
• Hướng thực hiện:
- Cần đặt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người sản xuất và người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu.
- Cần thường xuyên mở các chương trình đào tạo và tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp thông tin, hướng dẫn đầy đủ cho bà con.
- Tập trung xây dựng thương hiệu cho các nông sản đã áp dụng quy trình VietGAP
- Doanh nghiệp và nông dân cần phải kết hợp với nhau ngay từ đầu. Doanh nghiệp lên tiếng bao tiêu và cùng với nông dân sản xuất tiêu thụ tốt hàng hóa theo VietGAP thì sự ổn định sản xuất sẽ được giữ vững và lợi nhuận các phía sẽ được nâng lên.
- Cần có cơ chế hỗ trợ trước mắt như đưa chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn thành tiêu chuẩn bắt buộc; thúc đẩy sự tham gia giám sát của người tiêu dùng nhằm tạo mối liên kết, tăng ý thức của đơn vị sản xuất áp dụng VietGAP và trách nhiệm của tổ chức chứng nhận.
- Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để thu mua các vật dụng nguyên vật liệu hỗ trợ nông dân áp dụng VietGAP vào trong trồng trọt.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
- Đề tài này mô tả được những vấn đề của chuỗi cung ứng Cà Chua Lâm Đồng. Và dựa trên phân tích chúng tôi xác định điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp và thực hiện giải pháp nhằm hạn chế điểm yếu và phát triển điểm mạnh để làm tăng hiệu quả chuỗi cung ứng Cà Chua Lâm Đồng. Từ bài nghiên cứu này, có thể làm cơ sở phát triển nghiên cứu các loại rau quả khác tại Lâm Đồng để từ đó nâng cao thương hiệu rau Đà Lạt.
- Việc mở rồng nghiên cứu chuỗi cung ứng nông sản cho các mặt hàng khác cũng như ở khu vực khác nên được mở rộng. Chính vì vậy mà đề tài này góp phần vào việc nâng cao hiệu quả cho ngành trồng trọt cả nước.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề chuỗi cung ứng hiện nay trên thế giới rất được quan tâm. Các nước có nền kinh tế phát triển họ đã thấy trước, đi trước và nhận ra rằng phát triển chuỗi cung ứng là vấn đề chiến lược trong mọi lĩnh vực. Từ những kết quả đã đạt được trong điều kiện nghiên cứu hạn hẹp của sinh viên, cũng như những vấn đề tồn tại cần được giải quyết đề tài có thể tiếp tục phát triển theo hướng sau:
- Tiếp tục nghiên cứu sâu vào chuỗi, tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.
- Tiếp tục đưa ra những giải pháp áp dụng kỹ thuật cao tăng lợi ích cho nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế toàn chuỗi.
- Nghiên cứu, đưa ra những mô hình mới và đề ra cách quản lí được sản lượng nông sản, giúp ổn định cơ cấu nông sản, bình ổn giá, hướng nông dân dầu tư đúng ứng.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số: 379/QĐ-BNNKHCN,Hà Nội, ngày 28/1/2008 trong việc ban hành ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.
2. Báo cáo tiến độ 6 tháng lần thứ 7: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam án AusAID CARD Project 025/06 trong hương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD)
3. Chương trình hội thảo Gap- Bình Thuận ngày 21-22 tháng 7, năm 2008. 4. Báo cáo tình hình nông nghiệp 2011 huyện Đơn Dương
5. Các trang web có tính tin cậy cao:
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/giao-trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung http://baolamdong.vn/kinhte/201203/Go-kho-cho-nong-dan-2159083/
http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=83&News=2669&CategoryID=3 (Trang web của liên minh hợp tác xã Việt Nam)
http://www.thuducagromarket.com/default.asp (trang web của Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức).