Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện lực thành phố Hà

Một phần của tài liệu luận văn:Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội docx (Trang 36 - 100)

Trong quá trình thu thập thông tin về CTTL tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, do nhiều vấn đề còn vướng mắc, để hiểu rõ hơn về CTTL tại Công ty em đã sử dụng bảng phỏng vấn. Đối tượng được hỏi là các cán bộ từ quản lý đến nhân viên trong phòng Tổ chức lao động, là những người am hiểu về công việc. Các cuộc phóng vấn trực tiếp đã được thực hiện ngay tại nơi làm việc. Câu hỏi xoay quanh vấn đề CTTL trong 3 năm trở lại đây. Bảng

hướng dẫn phỏng vấn và danh sách những người được hỏi được nêu trong phụ lục 1, phụ lục 2.

2.1. B máy làm công tác tin lương.

Công tác tiền lương là một trong những hoạt động tại phòng Tổ chức lao động. Mặc dầu phòng có 12 người nhưng chỉ có 4 người đảm nhận công việc này. Chức năng, nhiệm vụ chung của CTTL đó là:

Công tác kế hoạch:

+ Lập kế hoạch với Tổng Công ty: Kế hoạch SXKD, kế hoạch hao phí lao động, kế hoạch đơn giá tiền lương.

+ Kế hoạch nội bộ:

Kế hoạch lao động tiền lương cho các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban quản lý dự án.

Thanh quyết toán quỹ lương cho các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban quản lý dự án theo mức độ hoàn thành công việc được giao.

Công tác định mức lao động, định biên.

+ Theo dõi sử dụng định mức lao động của các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban quản lý dự án. Xây dựng định mức nội bộ trên cơ sở định mức của Công ty.

+ Theo dõi các mức lao động tiền lương trong sửa chữa xây dựng + Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công việc cho khối trực tiếp sản xuất. + Định biên lao động cho các Đơn vị.

Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chếđộ tiền lương. + Nghiên cứu vận dụng chế độ, văn bản của Nhà nước, Tổng Công ty, tham mưư áp dụng trong Công ty.

+ Kiểm tra các Đơn vị trong việc sử dụng lao động, quỹ lương và các chế độđối với người lao động.

Trách nhiệm của mỗi cá nhân có liên quan trong việc thực hiện CTTL của Công ty được quy định cụ thể như sau:

Sơđồ 4: B máy làm Công tác tin lương

Trưởng phòng Tổ chức lao động + Chức năng, nhiệm vụ:

Trực tiếp nhận nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty toàn bộ hoạt động của phòng .

Tổ chức thực hiện tham mưu giúp việc ban Giám đốc về công tác cán bộ, công tác tổ chức sản xuất, công tác lao động tiền lương, công tác tiếp nhận, công tác điều động, công tác đào tạo.

Thay mặt Giám đốc tiếp nhận và giải quyết những kiến nghị của CBCNV về mặt chếđộ, chính sách trong phạm vi uỷ nhiệm.

Phó phòng Tổ chức lao động (bộ phận lao động tiền lương) + Chức năng, nhiệm vụ:

Giúp trưởng phòng điều hành các công việc lĩnh vực lao động tiền lương khi trưởng phòng đi vắng.

Giúp trưởng phòng điều hành trực tiếp CTTL và công tác chếđộ.

Trưởng phòng

Phó phòng

Chuyên viên 2 Chuyên viên 1

Thực hiện các nhiệm vụ trưởng phòng yêu cầu. Chuyên viên 1

+ Theo dõi về lao động tiền lương của 14 Đơn vị, Xí nghiệp, Xưởng, Đội, Trung tâm, Ban quản lý dự án.

+ Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, định mức, định biên lao động, tiền lương, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chếđộ tiền lương của các Đơn vị được phân công.

+ kiểm tra theo dõi các chếđộ tiền thù lao thuộc sản xuất khác tại các Đơn vị trong Công ty.

Chuyên viên 2

+ Thực hiện công tác tổng hợp thống kê, báo cáo, phân phối tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền ăn ca, công tác phí, tiền ca 3,…

+ Tổng hợp chứng từ liên quan đến tài khoản 334.

+ Lập bảng tổng hợp trình lãnh đạo chi phúc lợi, khen thưởng,…

+ Tham gia tổng hợp, xét, đánh giá, trình duyệt thưởng vận hành an toàn và năng suất V2.

+ Chịu trách nhiệm chính trong công tác thống kê.

+ Theo dõi trực tiếp khối phòng ban Công ty về Công tác tiền lương. + Tổng hợp các báo cáo theo yêu cầu của Tổng Công ty.

Báo cáo lao động, thu nhập theo ngành kinh tế. Báo cáo lao động, thu nhập theo đơn vị quản lý.

Báo cáo sử dụng thời gian lao động của CBCNV trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật.

Như vậy, từng thành viên trong phòng Tổ chức lao động phải làm việc trên nguyên tắc đó là: Từng cá nhân, từng bộ phận chủđộng sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao một cách thường xuyên. Từng cán bộ trong phòng thực

hiện các công việc thường xuyên được giao nhưng đồng thời từng bộ phận, cá nhân cần phải nắm bắt tổng thểđể bổ sung, hổ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Ngoài các cán bộ làm CTTL tại phòng Tổ chức lao động trên Công ty còn có các cán bộ phụ trách lao động tiền lương ở các đơn vị, Xí nghiệp, Xưởng, Đội, Trung tâm, Ban quản lý dự án. Nhiệm vụ của các cán bộđó là:

- Tổ chức chấm công hàng tháng và thanh toán các chế độ tiền lương, tiền ăn giữa ca,…trực tiếp cho CBCNV tại đơn vị mình.

Thẩm định khối lượng công việc thực tế phát sinh của đơn vị để làm cơ sở xác định định mức lao động, kế hoạch tiền lương trình Giám đốc Công ty phê duyệt.

2.2. Căn c tr lương cho người lao động Công ty

2.2.1. Quy chế tr lương ti Công ty.

Quy chế trả lương tại Công ty ĐLTPHN được ban hành căn cứ vào thông tư số 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động TBXH hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong các công ty nhà nước. Sau khi thống nhất với công đoàn Công ty, Giám đốc Công ty ĐLTPHN ban hành quy chế trả lương theo kết quả SXKD điện.

Đối tượng thực hiện quy chế này là: - Các đơn vị.

- Xưởng 110 KV. - Đội thí nghiệm.

- Trung tâm điều độ thông tin.

- Các phòng chức năng quản lý trực thuộc Giám đốc Công ty. Đối tượng không áp dụng quy chế này là nhân viên thu tiền điện tư gia. Việc tổ chức thực hiện quy chếđược phân định trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng:

+ Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng quy chế trả lương của đơn vị, sau đó đưa ra thảo luận dân chủ, lấy ý kiến đóng góp của CNV và báo cáo trình Giám đốc Công ty phê duyệt.

+ Trưởng các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty hàng tháng chấm điểm qua bảng chấm công (phụ lục 3) đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCNV thuộc quyền quản lý.

+ Đội trưởng, tổ trưởng sản xuất trực thuộc ở các đơn vị hàng tháng chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công nhân sản xuất thuộc quyền quản lý để đánh giá đúng chất lượng và kết quả lao động của cá nhân. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm điểm của mình, nhằm động viên và đánh giá đúng mức các yếu tố tích cực trong lao động sản xuất.

+ Phòng Tổ chức lao động phối hợp với phòng Kế toán tài chính nghiên cứu chuyển ngày chi lương hàng tháng và chấm công trả lương theo ngày của tháng trả lương.

+ Phòng Tổ chức lao động soạn thảo quy định bổ sung về chế độ trả lương làm thêm giờ và các thu nhập khác để hoàn chỉnh quy chế phân phối thu nhập của Công ty.

2.2.2. Tin lương ti thiu

Từ ngày 01/01/2008 mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 540 nghìn/tháng. Đây là căn cứđể:

- Công ty đóng BHXH, BHYT cho người lao động.

- Thanh toán tiền lương nghỉ chế độ, bao gồm: nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ hưởng lương BHXH.

- Tạm thời thanh toán tiền thưởng vận hành an toàn, thưởng khuyến khích an toàn điện.

- Thanh toán phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm.

Tuy nhiên dựa vào thực tế sản xuất kinh doanh có lãi trong các năm qua, đồng thời mức tăng TLBQ thấp hơn mức tăng NSLĐ và Công ty luôn nộp ngân sách đầy đủ Công ty ĐLTPHN đã có đủ điều kiện để áp dụng mức tiền lương tối thiểu được quy định ở nghị định 206/NĐ-CP ngày 04/12/2004 của Chính phủ. Công ty đã lấy hệ số điều chỉnh tăng thêm Kđc=0.4 để tính mức tiền lương tối thiểu.

TlminDN = (1+Kđc) Tlmin = ( 1+0.7) x 54.000 = 920.000VNĐ/tháng Trong đó :

TlminDN : Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp Kđc : Hệ sốđiều chỉnh

Tlmin: Tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định Mức TlminDN này Công ty dùng để thanh toán:

- Tiền lương hàng tháng.

- Thanh toán phụ cấp chức vụ, tiền lương cán bộ quản lý. - Tiền lương hoàn thành nhiệm vụ quí.

- Tiền lương làm thêm giờ, ca 3, giữa ca, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

- Thanh toán tiền lương nghỉ chếđộ chờ hưu.

- Mức lương tối thiểu 920.000 đồng/tháng làm cơ sở xác định kế hoạch tiền lương hàng quí, cả năm cho các Đơn vị thuộc khối sản xuất kinh doanh điện, xây dựng đơn giá tiền lương cho các bộ phận hưởng lương theo sản phẩm thuộc dây chuyền SXKD điện của Công ty.

2.2.3. H thng thang bng lương công ty đang áp dng

Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập nhưng Công ty ĐLTPHN vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Tổng công ty Điện lực Việt Nam thông qua các quy chế, quy định, hướng dẫn về tiền lương. Căn cứ để Công ty trả lương cho người lao động hiện nay đó là:

- Nghị định 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ qui định quản lý tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.

- Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội về việc điều chỉnh lương cũ sang lương mới.

- Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính Phủ qui định về mức lương tối thiểu của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất thực tế của Công ty ĐLTPHN. Theo đó Công ty ĐLTPHN đã sử dụng hệ thống thang bảng lương, đó là:

+ Bảng lương áp dụng đối với các chức danh quản lý.

+ Bảng phụ cấp chức vụ đối với trưởng phòng, phó phòng và tương đương.

+ Bảng lương viên chức, chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên thừa hành. + Bảng lương viên chức, công chức trực tiếp SXKD.

Dựa vào các tiêu chuẩn này Công ty tổ chức thi nâng bậc lương cho người lao động và lấy kết quả đó làm cơ sở để trả lương và các chế độ khác. Công ty không tiến hành phân tích công việc và đánh giá công việc mà dựa vào bảng chấm điểm hoàn thành công việc trên cơ sở nhiệm vụ chung của cả đơn vị đó. Đây là một trong những điều không hợp lý trong công tác quản trị nhân lực.

2.3. Kế hoch và thc hin qu tin lương ti Công ty ĐLTPHN

2.3.1. Ngun hình thành qu tin lương

Quỹ tiền lương của Công ty ĐLTPHN được hình thành từ các nguồn sau:

- Quỹ tiền lương theo kế hoạch. - Quỹ tiền lương bổ sung.

Ngoài quỹ tiền lương kế hoạch khi quyết toán quỹ tiền lương hàng năm, Công ty sẽ quyết toán thêm những khoản tiền lương ngoài đơn giá theo chế độ Nhà nước, Tổng công ty và Công ty gồm:

+ Tiền lương bổ sung chung: Tiền lương tính cho những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, hội họp, nghỉ việc riêng, tiền ca 3, giữa ca,…theo qui định của Nhà nước.

+ Quỹ tiền lương làm thêm giờ trả ngoài đơn giá tiền lương, chi theo thực tế cho các công việc: khắc phục thiên tai, phục vụ điện đảm bảo các lễ hội, Đại hội (không thường xuyên) theo yêu cầu của Nhà nước, thành phố, trực tăng cường đảm bảo điện các ngày lễ, tết (theo lệnh của Công ty).

+ Tiền lương năng suất V2 điều chỉnh theo kết quả SXKD: Căn cứ vào kết quả tiền lương năng suất V2 của các đơn vị đã được hội đồng xét thưởng vận hành an toàn Công ty xét duyệt hàng quí, Công ty sẽ quyết toán phần tiền lương V2 tăng thêm hoặc giảm đi so với kế hoạch.

- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.

Quỹ lương dự phòng lớn thứ hai sau quỹ lương kế hoạch nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp Công ty kinh doanh kém hiệu quả.

2.3.2. Xây dng và thc hin qu tin lương ti Công ty

Xây dựng quỹ tiền lương là một quá trình phức tạp. Quá trình đó được thực hiện bởi các cán bộ lao động tiền lương. Thực tế hoạt động xây dựng quỹ tiền lương ở Công ty ĐLTPHN được tiến hành qua các bước:

• Quỹ tiền lương kế hoạch của các đơn vị: - Bước 1: Xác định lao động định mức:

Lao động định mức là số lượng lao động kế hoạch tính từđịnh mức được ban hành kèm theo Quyết định số 856/ĐLHN-TCLĐ ngày 12/03/2006 của Công ty.

Lđm = Tổng số công theo định mức 280 công/người/năm

Trong đó: Tổng số công theo định mức định mức được tổng hợp tại biểu 01 (phụ lục 4) do Tổng Công ty ban hành.

Bước 2: Xác định kế hoạch lao động tiền lương:

Công ty giao 85% quỹ tiền lương tính cả năm cho đơn vị, căn cứ tình hình và đặc điểm của sản xuất, các Điện lực chủ động đăng ký kế hoạch quỹ tiền lương hàng tháng với Công ty, Công ty sẽ quyết toán theo tháng trên cơ sở sốđiểm hoàn thành nhiêm vụ.

Vkh = (V1 + V2) X 85%

= Lđm X LminDNX (Hcb + Hpc) X 85% X 12tháng Trong đó:

Vkh : Quỹ tiền lương Công ty giao cho các đơn vị

V1 : Quỹ tiền lương chếđộ theo mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước (540.000đ/tháng), là cơ sở để tính các mức lương và phụ cấp (nếu có) của cá nhân theo các thang, bảng lương quy định tại Nghị định 26/CP của Chính phủ, nộp các khoản BHXH, BHYT.

V2 : Tiền lương năng suất hình thành từ nguồn tiền lương tối thiểu tăng thêm so với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định là 380.000đ. Công ty giao một phần quỹ tiền lương năng suất này để các Đơn vị chi tạm ứng tiền lương năng suất trên bảng lương hàng tháng.

LminDN : Mức lương tối thiểu Công ty lựa chọn. Hcb : Hệ số mức lương cấp bậc.

- Phụ cấp trách nhiệm trưởng, phó đơn vị trực thuộc Công ty. - Phụ cấp trách nhiệm trưởng, phó đơn vị trực thuộc đơn vị. - Phụ cấp tổ trưởng.

- Phụ cấp lưu động và phụ cấp thủ quỹ. - Phụ cấp làm đêm.

* Đối với các đơn vị thuộc khối tập trung tại Công ty, bao gồm: Xưởng 110 KV, Đội thí nghiệm điện, Trung tâm điều độ thông tin, Các phòng chức năng quản lý trực thuộc Giám đốc Công ty. Công ty trực tiếp chi lương 2 kỳ trong tháng.

Tổng quỹ tiền lương một tháng theo chế độ (V1) và tạm ứng quỹ tiền lương năng suất (V2) của một đơn vị thuộc khối tập trung Công ty được tính theo công thức sau:

+ Quỹ tiền lương theo mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước (V1): ∑ = n i V 1

1 = 540.000đX (Hcpi + Hpci) X ntti 22

Trong đó:

V1 : Tiền lương theo chế độ tính trên lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước.

Hcpi + Hpci: Tổng số các hệ số lương và hệ số phụ cấp của CNV thứ i trong đơn vị

ntti : Ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i, bao gồm: - Ngày thực tế có đi làm việc.

- Ngày được cửđi tham quan, học tập ngắn hạn.

- Ngày được cửđi điều dưỡng theo tiêu chuẩn của Công ty.

Một phần của tài liệu luận văn:Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội docx (Trang 36 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)