Vấn đề bình đẳng: càng ít nguồn tài nguyên chung có nghĩa người nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 37 - 71)

C. Môi trường và nghèo đói

4. Vấn đề bình đẳng: càng ít nguồn tài nguyên chung có nghĩa người nghèo

nghĩa người nghèo càng nghèo hơn

Vô số những vấn đề liên quan đến các nguồn tài nguyên địa phương ở Việt Nam phản ánh sự khác nhau của các môi trường tự nhiên và xã hội. Nói chung, nghèo và tăng dân số tiếp tục làm cho các vấn đề trở nên trầm trọng hơn và sự suy kiệt các nguồn tài nguyên chung, đến lượt nó, lại cản trở các nỗ lực giảm nghèo. Đây là một vấn đề nghiêm trọng về bình đẳng: người nghèo càng bị bắt buộc phải khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ còn ít ỏi, họ càng trở

nên nghèo hơn. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp phá rừng và các nguồn tài nguyên nước.

Nghèo nghĩa là các hộ gia đình khó có thể khai thác các nguồn tài nguyên chung một cách bền vững. Trong nhiều trường hợp, nông dân nghèo thiếu vốn để mua phân bón sinh học. Phân bón vô cơ, dù rẻ hơn, song nhanh chóng làm đất bạc màu.

Hộp 1: Bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng: thông tin thu được từ tỉnh Nghệ An

“ý thức bảo vệ rừng của người dân địa phương đã tăng lên so với năm trước. Năm ngoái, có nhiều hộ gia đình chặt cây phá rừng triền miên.”

Chị Lò Thị Hà, 30 tuổi, ở làng Quang Yên, xã Tam Đình, nói.

“Các vùng đất rừng cần được bảo vệ bây giờ được giao cho các hộ gia đình. Hội Nông dân cũng tham gia vào hoạt động này. Chúng tôi giao đất cho các tổ và mỗi tổ chịu trách nhiệm chia đất cho các hộ gia đình. Mục đích của việc này là ngăn chặn việc để gia súc phá rừng và phạt những người đốn cây rừng.”

Chị Lò Thị Miên, Chỉ tịch Hội Phụ nữ xã, nói.

"Nếu họ tiếp tục phá rừng, Trạm Kiểm lâm sẽ phạt họ. Trung bình, mỗi người chặt cây phải bị phạt từ 50,000 đến 200,000 đồng. Từ năm 1999, đã có 5 hộ gia đình bị phạt 200,000 đồng vì họ chặt cây trong rừng Pù Mát. Họ bị nguời dân địa phương tố cáo. Quy định dân phải bảo vệ một cách tự nguyện với rừng nguyên sinh, còn rừng trồng mô hình mẫu thì giao cho các gia đình tự bảo vệ. Dân cũng đã phát hiện 7 trường hợp chặt cây trái phép. Người dân địa phương thường vào chặt củi còn dân từ những nơi khác đến thường chặt những cây quý. Dân sống ở đây không bao giờ chặt cây."

Ông Kha Văn Lợi, 43 tuổi, dân tộc Thái, là nông dân, ở làng Quang Yên, xã Tam Đình, nói.

Theo Báo cáo PPA của tỉnh Nghệ An.

Cũng như vậy, các hộ gia đình nghèo không đủ tiền để có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn, và họ phải trả giá vì phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Nhưng không chỉ có người nghèo khai thác quá mức hay lạm dụng các nguồn tài nguyên chung. Những hộ gia đình đầu tiên lập các trang trại nuôi tôm thường từ nơi khác đến và họ có một số vốn kha khá. Khi nguồn nước ngầm còn dồi dào và nước biển vẫn còn sạch, họ đã kiếm được những khoản lợi nhuận khá tốt. Bây giờ khi tôm mắc bệnh và họ không kiếm được lợi nhuận, họ bỏ các trang trại nuôi tôm, để cho những người láng giềng phải gánh chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường. Tương tự như vậy, các phương pháp đánh bắt cá trái phép, như sử dụng những ghe cào công suất lớn, làm lợi cho những chủ thuyền giàu có, làm cho những ngư dân nghèo còn ít cơ hội.

Sức khỏe cộng đồng cũng là một vấn đề. Có báo cáo rằng các trường hợp mắc các bệnh tiêu chảy, ngoài da, gan, bệnh phụ khoa, ghẻ, đau mắt hột trong nhóm người nghèo là hậu quả của tình trạng vệ sinh kém, cũng như do ô nhiễm trong công nghiệp và nông nghiệp. Ốm đau bệnh tật ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động của người nghèo và như vậy làm ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

5. Phn ng ca cán b địa phương đối vi các vn đề

v môi trường

Ở hầu hết các vùng, cán bộ địa phương dường như có rất ít kế hoạch để giải quyết các mối lo ngại về môi trường của người dân. Nói chung, nếu có kế hoạch, người dân vẫn phàn nàn rằng chưa có hành động cụ thể nào được thực hiện. Có rất nhiều ví dụ về việc chính quyền địa phương không làm gì. Trường hợp ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (chi tiết đã nêu ở trên, xem phần Chất thải công nghiệp và vệ sinh kém) là khá điển hình. Dù dân phàn nàn rất nhiều về tình trạng nước bị ô nhiễm trầm trọng, chính quyền địa phương không có một câu trả lời nào và không có một kế hoạch cụ thể nào về bảo vệ môi trường được đưa ra. Kết quả là người dân cảm thấy bất lực. Một cụ già 70 tuổi ở xã Nghi Thái nói:

“Mỗi khi lãnh đạo huyện đến thăm, chúng tôi đều báo cáo với họ nhưng chúng tôi không biết họ có báo cáo lên chính quyền tỉnh không. Chúng tôi là nông dân, chúng tôi chỉ có thể nói với lãnh đạo huyện nhưng chúng tôi không bao giờ biết kết quả.”

Trong một số trường hợp, việc cán bộ không tham vấn người dân đã làm dân không hài lòng. Ở huyện Mường Khương thuộc tỉnh Lào Cai, đã xảy ra tranh chấp giữa những vùng đất nhà nước giao để trồng rừng và những vùng đất đang được sử dụng để trồng ngô. Vì dân không được hỏi ý kiến xem những khu đất nào nên dành để trồng rừng, khó có thể có việc người dân tuân theo kế hoạch giao đất trồng rừng và như vậy làm cho kế hoạch không thực hiện được.

Thiếu năng lực rõ ràng là một vấn đề. Trong khi lãnh đạo xã Phước Định, tỉnh Ninh Thuận, bày tỏ sự lo lắng với việc nuôi tôm không kiểm soát được, họ cũng thừa nhận rằng họ không có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này. Họ nói rằng họ không có các công cụ pháp lý và hành chính cũng như không có nguồn lực cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hay để bắt chủ các trang trại nuôi tôm, hầu hết không phải là dân địa phương, đền bù. Hiện nay, chưa có quy định nào về việc đánh thuế nghề nuôi tôm. Vì vậy, trong khi ngân sách nhà nước phải chi hàng tỷ đồng để mang lại nước sạch cho cộng đồng dân cư, các trang trại nuôi tôm không mang lại một chút thu nhập nào cho nhà nước.

Trong một số trường hợp, ý kiến của cán bộ địa phương lại mâu thuẫn với ý kiến của người dân địa phương. Ở xã Sơn Ba, tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ khẳng định tất cả dân làng đều bình đẳng và đều là người hưởng thụ của chương trình trồng rừng. Tuy nhiên, dân làng phản đối lại rằng chỉ cán bộ và những người giàu được giao đất trồng rừng. Cũng có quy kết về tham nhũng ở tỉnh Lào Cai, cán bộ ở đó nói với dân rằng đã hết chế độ giao đất rừng vì đất đó đang được sử dụng để trồng hoa màu. Cũng có báo cáo rằng các lâm trường quốc doanh đã chuyển đất rừng tự nhiên để trồng cây bạch đậu khấu và các cây công nghiệp khác. Có trường hợp chính quyền địa phương có kế hoạch giúp đỡ người nghèo. Ở tỉnh Quảng trị, cải thiện điều kiện vệ sinh là một trong những mục tiêu của

chương trình giảm nghèo của tỉnh. Các hộ gia đình được bao cấp 50% chi phí để xây bể phốt và người dân cần chi trả số tiền còn lại, tuy nhiên nhiều hộ gia đình nghèo không đủ tiêu chuẩn để nhận khoản bao cấp này. Ở tỉnh Ninh Thuận có một cơ chế tương tự và thành công hơn.

Rõ ràng do các vấn đề trong bộ máy chính quyền - dù là thiếu quan tâm, thiếu năng lực, cơ chế hành chính từ trên xuống hay tham nhũng - người nghèo đang không có được những hỗ trợ họ cần để sử dụng nguồn tài nguyên chung một cách bền vững.

6. Các bin pháp khuyến khích, nhng thách thc và khuyến ngh để nâng cao vic bo v môi trường

Do sự đa dạng và phức tạp của các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên chung, nếu liệt kê những khuyến nghị để cải thiện môi trường đã được nêu trong các báo cáo PPA thì quá nhiều. Tuy nhiên, nên đề cập đến những phương thức và biện pháp khuyến khích chung nhằm bảo về các nguồn tài nguyên.

Rõ ràng là cán bộ địa phương cần có năng lực và cam kết giải quyết những mối lo ngại về môi trường của người dân. Ở đây, phân cấp phân quyền hơn nữa sẽ giúp tiến hành các biện pháp xử lý mà không mất nhiều thời gian chờ đợi phê duyệt của cấp trên. Các quy định luật pháp về môi trường cần chặt chẽ hơn và các nhà máy không xử lý rác thải phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.

Trong việc xử lý rác thải công nghiệp, cần xem xét cẩn thận sự cân bằng giữa việc xử lý các nhà máy đổ rác thải không được xử lý và quyền lợi của công nhân ở các nhà máy này. Di chuyển các nhà máy tới những vùng dân cư thưa thớt hơn là một giải pháp trong tương lai gần mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới nền kinh tế địa phương, đó là chưa kể đến việc nhiều người sẽ mất việc.

Vì các hộ gia đình nghèo, do thiếu tiền, thường buộc phải kiếm sống hay có cách sinh hoạt làm suy thoái các nguồn tài nguyên chung, cần tìm cách hỗ trợ cho các phương thức kiếm sống và sinh hoạt khác. Ví dụ có thể trợ cấp cho nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk mua phân bón sinh học thay cho các loại phân bón hoá học. Cần ưu tiên cho các cộng đồng không có hệ thống tưới tiêu thích hợp và những cộng đồng cần kiến thức và kỹ thuật để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

Các sáng kiến của khu vực tư nhân có thể giúp nông dân ở các vùng núi phía Bắc xoá bỏ việc trồng ngô không bền vững. Trong khi một số nông dân quan tâm đến việc trồng cây ăn quả, những cây giống kém và những chủng loại cây không phù hợp với vùng đất của họ đã làm cho họ ngừng lại. Như vậy, có những cơ hội chưa được khai thác để các vườn ươm địa phương cung cấp cho các hộ gia đình và người dân những giống cây rẻ hơn và phù hợp hơn để trồng trên khu đất được giao.

Người dân ở vùng núi phàn nàn nhiều về việc giao đất trồng rừng. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đang có kế hoạch lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho tất cả các xã, một công việc đòi hỏi khá nhiều ngân sách. Việc quản lý đất rõ ràng và minh bạch hơn trong cả nước sẽ giảm bớt sự lo ngại của người dân và giúp quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên chung.

Hộp 2: Các khuyến nghị chính về chính sách của một số tỉnh Lào Cai

• Nên sửa đổi cơ chế sử dụng đất ở vùng núi vì đã có tranh chấp giữa những vùng đất dân đang trồng ngô và những vùng đất Nhà nước muốn bảo tồn. Bổ sung các điều khoản trong quy định của luật pháp có thể cho phép giao đất và các nguồn tài nguyên cho người dân. Nên sử dụng những điểm tích cực của các quy định của cộng đồng về việc bảo vệ các khu rừng thiêng để nâng cao ý thức bảo vệ các nguồn tài chuyên chung khác. Trong quá trình sửa đổi cơ chế sử dụng đất, phải tiến hành tham vấn thực sự với người dân địa phương.

• Nên có chính sách ưu đãi và trợ giúp đặc biệt cho các hộ gia đình tự nguyện trồng rừng ở những khu đất đã được giao ở vùng núi. Nên hỗ trợ các hộ gia đình phát triển phương thức canh tác bền vững bằng cách sử dụng các quỹ trợ giúp xã hội để cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình khi thực hiện phương thức canh tác này.

• Nên truyền bá thông tin và sử dụng những lò tiết kiệm củi một cách rộng rãi để giảm bớt lượng củi, đặc biệt là ở vùng núi. Nên sử dụng quỹ trợ giúp xã hội cho công tác này.

Quảng Ngãi

• Cần cải thiện và tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ, tuyên truyền và giáo dục cho người dân. Khi người dân được tiếp cận tốt các dịch vụ thì ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên chung mới được nâng cao.

• Cần tăng cường đầu tư ngân sách cho chính quyền cơ sở, có chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác môi trường ở cơ sở, tăng kinh phí hỗ trợ cho công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, giảm thuế môn bài cho ngư dân, hỗ trợ người dân vay vốn xây nhà vệ sinh, và quy hoạch khu xử lý rác thải.

• Cần tổ chức đào tạo về Luật bảo vệ môi trường, nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của dân. Tư nhân hoá nhiều loại dịch vụ như cấp nước và xử lý chất thải. áp dụng luật nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm luật môi trường. Xây dựng chiến lược kinh tế xã hội gắn liền với các công trình bảo vệ và quản lý môi trường.

Hà Tây

• Chính phủ nên đưa các vấn đề môi trường vào việc lập kế hoạch kinh tế xã hội, đặc biệt là các vấn đề về quản lý rác thải (cả rác thải rắn và lỏng). Nên phát huy và khuyến khích hệ thống quản lý ở cộng đồng.

• Cộng đồng, với sự thống nhất với Chính phủ, nên xây dựng các cơ chế khuyến khích nhằm ngăn ngừa vi phạm luật bảo vệ môi trường.

• Chính phủ cần giúp đỡ cộng đồng ở địa phương cải thiện cơ sở hạ tầng như đường xá, kênh xả rác thải, các hệ thống xử lý và đốt rác thải.

Trong khi một yếu tố để thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường là chi phí, trong một số trường hợp, có thể thu được kết quả đáng kể trong việc quản lý nguồn tài nguyên chỉ thông qua giáo dục và nâng cao ý thức của người dân địa phương. Ở tỉnh Bến Tre, việc xoá bỏ các nhà vệ sinh thải ra sông và hồ cá đã phải ngừng lại một phần do thói quen xã hội lâu năm. Một chương trình giáo dục, phối hợp với chương trình xây nhà vệ sinh đã thành công ở những vùng khác, có thể cải thiện tình hình vệ sinh.

Ở tỉnh Lào Cai, một lượng lớn phân gia súc đã làm ô nhiễm môi trường. Nếu được lưu giữ một cách thích hợp, nó có thể được sử dụng để thay thế cho những loại phân bón độc hại. Những lò tiết kiệm củi đặc biệt với chi phí không cao hơn những loại lò bình thường là mấy, cũng có ích cho các vùng núi, giảm khai thác rừng và do đó cho phép các hộ gia đình có nhiều thời gian để sản xuất. Những sáng kiến này có thể giúp tạo nên ý thức và trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng dân địa phương trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên họ phụ thuộc vào.

Đắk Lắk

• Trong khi tình hình di cư từ nông thôn tới nông thôn (ví dụ từ vùng cao nguyên đến vùng cao nguyên) có lợi cho việc phát triển kinh tế bền vững và giảm nghèo đặc biệt thông qua việc áp dụng những phương thức sản xuất sử dụng nhiều nhân công, mức độ thành công phụ thuộc nhiều vào sự quản lý hiệu quả tình hình di cư và các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà những người di cư có thể làm ảnh hưởng.

• Để sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và bảo đảm hệ thống sở hữu đất an toàn, cùng với việc thực thi các luật và chính sách hiện có, cần tôn trọng và phát huy các kiến thức và thông lệ truyền thống áp dụng trong cộng đồng như giao đất cho các nhóm bộ lạc địa phương, v.v....

A. Current Patterns of Participation and

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 37 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)