CCHC và mối quan tâm của các cộng đồng nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 28 - 30)

Hầu hết người nghèo địa phương - chứ không phải người nghèo nhập cư - ở đồng bằng Việt Nam và ở các thành phố đều khẳng định đã có sự cải thiện đáng kể trong dịch vụ hành chính cấp xã. Chương trình “một cửa” được đánh giá cao nhờ đã giảm bớt được thời gian Uỷ ban nhân dân xã xác nhận bản sao các giấy tờ như lý lịch cá nhân, các giấy tờ đăng ký gia đình và hộ. Ví dụ, ở thành phố Hồ Chí Minh, những thủ tục đó hiện nay chỉ mất từ 15 đến 20 phút và chỉ cần một hoặc hai cán bộ xử lý. Sự minh bạch đã được nâng cao bằng việc công khai hoá mức lệ phí.

Thái độ hoà nhã hơn và tinh thần trách nhiệm cao hơn của các cán bộ xã cũng đóng vai trò quan trọng để tăng thêm niềm tin cho các hộ nghèo khi cần giải quyết vấn đề của họ. Ngay cả những người biết rất ít về những chức năng khác

nhau của cán bộ xã cũng nhận thấy rằng, cán bộ xã sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu họ được nhận lương và các hỗ trợ khác từ Chính phủ.

Tuy nhiên, ở hầu hết các địa phương, những vấn đề như thủ tục phức tạp, mất thời gian, tham nhũng và năng lực cán bộ yếu vẫn còn tồn tại. Những yếu tố này được thấy rõ nhất khi xét đến những qui trình hành chính có tác động lớn nhất đến đời sống của người dân: đăng ký nhà ở, đăng ký đất đai và cư trú, và tiếp cận vốn vay.

Đăng ký c trú dài h n là v n đ mà công nhân nh p c phàn nàn nhi u nh t. Thông tin v các th t c c n thi t còn thi u, và ng i dân ng n ng i không mu n g p công an là nh ng ng i ch u trách nhi m v đăng ký h kh u. M t s phàn nàn r ng ngay c khi h đã đ đi u ki n h p l đ chuy n hình th c đăng ký h kh u t KT4 sang KT3 thì vi c h có chuy n đ c hay không ph thu c vào “quy n l c” c a công an và m i quan h gi a ch h v i công an. Th ng ph i đa h i l . Nhi u ng i nh p c cho bi t, qui đnh v vi c gia h n đăng ký t m trú, th ng c 6 tháng h t h n m t l n, và yêu c u ph i có gi y xác nh n t m v ng c a đa ph ng n i th ng trú là quá ph c t p và bu c h ph i ngh làm t hai đn ba ngày. M t s ng i đn t các t nh xa không có đ ti n đ quay v đa ph ng n i th ng trú, vì th h ch p nh n b ph t vì vi ph m lu t đăng ký t m trú.

Ở những địa phương nghèo hơn, người dân kêu ca về việc thiếu các trang thiết bị cần thiết ở cấp xã, gây ra nhiều sự phiền toái quan liêu rất mệt mỏi. Ví dụ, ở xã Ea'ral tỉnh Đắk Lắk, một người dân phàn nàn rằng anh ta phải đi bộ bảy cây số để phôtô một số giấy tờ, một quãng đường mà anh ta phải đi đi lại lại rất nhiều lần vì cán bộ xã không thoả mãn với chất lượng của các bản phôtô. Người dân thấy những trường hợp liên quan đến các sự kiện dây dưa kéo dài từ trước là những vấn đề khó giải quyết nhất, do thiếu một hệ thống kê khai và lưu trữ hồ sơ thoả đáng ở các văn phòng của chính quyền.

Tuy mức lệ phí hành chính ở cấp xã là chấp nhận được với đa số người dân Việt Nam, điều đó không phải lúc nào cũng đúng đối với các hộ rất nghèo. Ở những vùng sâu vùng xa, người dân không trả nổi ngay đến một mức lệ phí 2.000 đến 3.000 đồng cho một giấy khai sinh. Một số người phản ánh rằng họ không đủ tiền để trả 12.000 đồng cho một giấy chứng minh nhân dân, mà nếu không có nó thì họ không cho con đến trường được và không tiếp cận được bất cứ dịch vụ hay cơ sở công cộng nào.

Dân làng ở tỉnh Đắk Lắk thì kêu ca về thủ tục ngân hàng phức tạp, buộc họ phải đi đi lại lại ngân hàng nhiều lần và nộp nhiều loại phí. Tính trung bình, mỗi người vay vốn phải trả khoảng 300.000 đồng cho một khoản vay trị giá 5 triệu đồng, tuy mức phí chính xác còn phụ thuộc vào quan hệ giữa người vay vốn với cán bộ ngân hàng. Vì người dân thường phải đi rất xa để đến được ngân hàng nên trong một số trường hợp, họ từ bỏ mong muốn vay vốn vì chi phí giao dịch cao.

T quan liêu ti p t c gây tr ng i cho nhi u v n đ quan tr ng khác đi v i phúc l i kinh t xã h i c a ng i nghèo, nh tr ng h p m t bé trai t nh Đk L k:

"Con trai của Điều Dương đã thi đỗ ở kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2000. Em muốn tiếp tục học lên trung học phổ thông, nhưng gia đình em quá nghèo. Người ta khuyên Điều Dương lên xin lãnh đạo huyện giải quyết cho

được miễn học phí. Nhưng khi anh đến văn phòng của huyện thì anh được chỉ

lên tỉnh, ở đó anh không được cung cấp những thông tin cần thiết. Kết quả, con trai anh đã phải bỏ học."

Cuối cùng, trong một số trường hợp, những giấy tờ quan trọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy xác nhận hộ nghèo bị các cán bộ thu hồi vì hộ nghèo không hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước như đóng góp lao động công ích hay đóng góp cho quỹ của xã. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho những ai muốn dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn hoặc tìm việc làm ngoài tỉnh. Trong một số trường hợp, đám cưới còn bị hủy bỏ vì cán bộ xã từ chối không cho đăng ký kết hôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 28 - 30)