Làm thế nào để cải thiện việc cung ứng dịch vụ hành chính công?

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 30 - 33)

chính công?

Mặc dù tạo ra những thay đổi pháp lý cần thiết để hỗ trợ việc thực hiện CCHC là vấn đề căn bản, người nghèo cũng cần được tăng cường quyền lực thông qua việc được cung cấp thông tin về quyền và nhiệm vụ của họ và các cán bộ công chức ở mọi cấp phải được trang bị những kỹ năng cần thiết. Vì thế, vấn đề rõ ràng cần được ưu tiên để thực hiện thành công CCHC là phải giáo dục cộng đồng hoặc tuyên truyền ở cấp địa phương để nâng cao nhận thức của người dân địa phương về những dịch vụ công được cung cấp cho họ. Cũng cần nâng cao năng lực và đào tạo cho cán bộ ở mọi cấp chính quyền bằng cách tập huấn cho họ các chính sách và qui định của Chính phủ, tái trang bị kỹ năng để họ có thể thực hiện được vai trò, chức năng và nhiệm vụ mới của mình. Điều này đặc biệt quan trọng ở thôn bản và cấp xã, nhất là những nơi ở vùng sâu vùng xa. Tăng cường giáo dục và đào tạo sẽ cho phép cán bộ xử lý

hiệu quả hơn công việc của họ và nhạy bén hơn với các mối quan tâm của địa phương2.

Cần phải phân công nhiệm vụ, trách nhiệm trong thực hiện CCHC một cách rõ ràng và minh bạch hơn trong toàn bộ hệ thống hành chính. Thông tin này cần được đăng tải để người dân địa phương dễ dàng được biết, từ đó họ sẽ biết phải đề đạt những vấn đề mà họ quan tâm như thế nào và ở đâu. Hơn nữa, tăng cường sự hợp tác giữa cấp tỉnh, quận huyện và phường xã là rất cần thiết. Điều này sẽ được thúc đẩy thêm nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện đại, ví dụ như máy tính có kết nối Internet. Nó sẽ giúp người dân địa phương không phải đi xa và xin dấu từ nhiều cán bộ khác nhau, từ đó tạo ra những trung tâm "một cửa" hữu hiệu hơn, đặc biệt đối với người nghèo.

CCHC cần được mở rộng đến các quận huyện và phường xã để tăng cường chính quyền địa phương, nhằm phục vụ người dân địa phương tốt hơn, nhất là người nghèo, và các doanh nghiệp. Cũng cần lưu ý rằng sáng kiến về cơ chế "một cửa" rất hữu ích, nhưng đó không phải là liều thuốc vạn năng để giải quyết tất cả mọi vấn đề về cung ứng dịch vụ hành chính. Thành công của cơ chế "một cửa" sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện thành công và hiệu quả tất cả bốn lĩnh vực của CCHC, đó là cải cách thể chế, cải cách tổ chức, cải cách dịch vụ công trong đó đặc biệt là nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, và cải cách quản lý tài chính ở cả cấp trung ương lẫn địa phương. Điều này đòi hỏi phải chuẩn bị kế hoạch hành động CCHC với dự trù kinh phí và hạn định thời gian rõ ràng ở tất các các cấp địa phương, cũng như việc thực hiện hiệu quả kế hoạch đó. Nói cách khác, thực hiện CCHC cần được triển khai sâu rộng và nhanh chóng như đã được dự kiến trong CPRGS để mang lại lợi ích cho người nghèo.

Cuộc điều tra đã chỉ ra những yếu điểm chủ yếu trong việc giám sát và chỉ đạo CCHC. Hiện nay, cán bộ địa phương chịu trách nhiệm thực hiện cải cách cũng chính là những người chịu trách nhiệm giám sát. Vì thế, cần thành lập một cơ quan độc lập để theo dõi quá trình thực hiện CCHC. Dân chủ cấp cơ sở3 có thể là một công cụ quan trọng để nâng cao tính nhạy bén và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong công chúng và tạo nhiều cơ hội hơn để họ được gặp gỡ và trình bày quan điểm ở cấp địa phương cũng là công việc hữu ích4.

Cả người dân và cán bộ địa phương đều đề xuất rằng phân cấp hơn nữa sẽ cho phép CCHC phục vụ người nghèo tốt hơn, nhất là về các vấn đề dịch vụ liên quan đến họ nhiều nhất. Các giấy tờ liên quan đến sở hữu nhà đất, tranh chấp dân sự, đơn xin vay vốn và sửa chữa nhà cửa vẫn phải chuyển đến cấp quận huyện, còn sổ hộ khẩu và việc cấp giấy chứng minh nhân dân cho người già vẫn phải chuyển lên cấp tỉnh. Xây dựng một hệ thống trong đó những chức năng này có thể được đơn giản hoá và được thực hiện ngay tại cấp phường xã sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các hộ nghèo.

2

Các chương trình đào tạo cần được thiết kế cẩn thận và thực hiện hiệu quảđểđáp ứng

được những nhu cầu mới mà việc thực hiện CCHC của Chính phủđặt ra. 3

Xem phần Hiện trạng về sựtham gia và trao quyền trong việc ra quyết định ở cấp địa phương ở Việt Nam trong cuốn này.

4 Việc tuyên truyền rộng rãi về CCHC ở cấp trung ương, tỉnh và các thành phố lớn gần

đây đã được nâng cao qua các phương tiện viết như Bản tin và các chương trình định kỳ

Chính quyền xã cũng có thể được trao nhiều quyền nhiều hơn để quyết định và quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nhỏ trong phạm vi thôn xã, như đã được xác định trong Chương trình 135, cũng như trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và khuyến nông. Theo các cán bộ kế hoạch và tài chính, điều này sẽ mang lại nhiều thu nhập hơn cho ngân sách chung và khuyến khích chính quyền địa phương xây dựng được những chính sách tốt hơn để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân. Nhiều công ăn việc làm sẽ được tạo ra thông qua việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, và điều này lại làm mở rộng thêm cơ sở tính thuế.

Về việc xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, Chính phủ cần có cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với các phường xã, nhất là những phường ở thành phố, nơi có dân số đang tăng nhanh. Cần xem xét những biện pháp như phân định lại địa giới hành chính, phân bổ biên chế và quỹ lương để đảm bảo rằng các phường xã và quận huyện đang đô thị hoá có thể đáp ứng thoả đáng nhu cầu của nhân dân.

Trưởng thôn đã nêu lên chuyện lương của họ thấp hơn lương của cán bộ xã5. Sự chênh lệch này đang có xu hướng tăng, khi các cán bộ xã trở thành công chức nhà nước. Vì thế, trưởng thôn nên được nhận nhiều lương và quyền lợi hơn, và cần cân nhắc đến việc cuối cùng cũng đưa lực lượng cán bộ thôn vào biên chế nhà nước. Vì trưởng thôn là người gần dân nhất, nhất là các vùng nghèo miền núi, việc củng cố vị thế của họ có thể đẩy mạnh đáng kể những nỗ lực giảm nghèo. Họ cũng cần được đào tạo lại và trang bị lại kỹ năng để bảo đảm rằng họ luôn theo sát các chính sách và thủ tục của Chính phủ để họ có thể giúp đỡ người dân địa phương một cách hiệu quả hơn6.

Hiện nay, hầu hết người dân địa phương có rất ít khả năng tiếp cận thông tin về các văn bản và qui định pháp lý về những lĩnh vực kinh tế xã hội trọng yếu trong cuộc sống của họ. Mặc dù các trung tâm dịch vụ pháp lý có tồn tại ở các tỉnh nhưng rất ít người nghèo có thời gian hoặc tiền bạc để tiếp cận chúng. Do đó, những trung tâm này cần được thành lập ở quận huyện và thông tin cung cấp cho người dân phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, có thể tính đến khả năng sử dụng máy tính và các trạm thông tin dựa vào Internet7. Về việc cung cấp thông tin đại chúng và hỗ trợ pháp lý, cần chú trọng thoả đáng đến vấn đề ngôn ngữ ở các làng bản, nhất là nơi sinh sống của những người dân thiểu số mù chữ.

Về việc cấp các giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, chứng nhận quyền sử dụng đất, Chính phủ nên tính đến việc giảm bớt hoặc miễn lệ phí cho các gia đình rất nghèo8. Cần cố gắng đảm bảo rằng các gia đình nghèo không bị từ chối cấp các giấy tờ đó khi, cho dù vì bất cứ lý do gì, họ không hoàn thành được những nghĩa vụ với nhà nước.

5 Năm 2003, Chính phủđã điều chỉnh mức lương tháng tối thiểu thành khoảng 19 đôla; dự kiến sẽ tiếp tục tăng khoảng 30% mức lương công chức vào quý 4 của năm 2004. 6

Không rõ là liệu những chương trình đào tạo và đào tạo lại trong khuôn khổ CCHC có mang lại lợi ích đến cho tận các trưởng thôn hay không.

7 Vấn đề này nên được gắn kết với các chương trình của Bộ Bưu chính Viễn thông, và sáng kiến về Chính phủđiện tử trong chương trình vi tính hoá bộ máy hành chính nhà nước. 8Điều này không có nhiều ý nghĩa xét về tác động tài chính đối với Chính phủ, nhưng chắc chắn lại có nhiều ý nghĩa đối với các gia đình nghèo và có đóng góp to lớn cho công cuộc giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 30 - 33)