Nguồn tài nguyên đang giảm và ô nhiễm môi trường đang tăng

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 34 - 37)

C. Môi trường và nghèo đói

3.Nguồn tài nguyên đang giảm và ô nhiễm môi trường đang tăng

đang tăng

Các cuộc phỏng vấn với người dân cho thấy việc có nước sạch là vấn đề môi trường cấp thiết nhất ảnh hưởng đến tất cả các địa phương, dù là vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển hay đô thị.

Thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sử dụng trong gia đình là phổ biến, đặc biệt là ở những vùng cao như Đắk Lắk và Lào Cai. Mặc dù có nhiều thác, tác động của việc phá rừng, trong trường hợp vùng núi phía Bắc, các sườn đồi dốc bị trơ ra làm nước bị cạn đi nhanh chóng và ngày càng thiếu vào mùa khô. Việc này gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Ở Đắk Lắk, muốn vụ mùa được tốt, nông dân phải tưới cà phê bốn lần một ngày. Với nguồn nước ngầm ít do đất kém, người ta phải chở nước từ xa về khá tốn kém. Ở Quảng Ngãi, người dân cho biết mực nước sông giảm đi rất rõ và nhiều suối đang trở nên khô cạn. Nhiều khu đất không có hệ thống tưới tiêu thì chỉ sản xuất được một vụ mỗi năm thay vì hai vụ như trước đây. Bà Tín ở làng Bung, xã Sơn Ba nói: “Nhà tôi sẽ hết nghèo nếu chúng tôi có đủ nước tưới”.

Mức nước giảm thường dẫn đến chất lượng nước bị giảm. Ở xã vùng núi Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, việc thiếu nước trong mùa khô và thiếu sự quản lý nguồn nước đã làm cho người dân phải sử dụng nước bị nhiễm bẩn. Các hộ gia đình ở hai làng nói có nhiều trường hợp mắc bệnh thận và tiêu chảy do nguồn nước không an toàn.

Phân bón và thuốc trừ sâu là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước, và ô nhiễm nước gây ra các vấn đề về sức khỏe cho con người và gia súc, cũng như thoái hoá đất trầm trọng. Ở Đắk Lắk, những người trồng cà phê không có đủ tiền mua phân bón và thuốc trừ sâu sinh học và do đó việc lạm dụng các sản phẩm vô cơ là phổ biến. Ở Quảng Ngãi, người ta còn phát hiện một số người vẫn sử dụng những loại phân bón và thuốc trừ sâu độc hại như DDT. Ở một số vùng của tỉnh Đồng Tháp, hàm lượng phèn trong hệ thống tưới tiêu cao, làm sản lượng lúa thấp đặc biệt là vụ hè và gây ra các vấn đề cho việc nuôi cá.

3.2. Chất thải công nghiệp và vệ sinh kém

Ở nhiều vùng, đặc biệt là ở vùng đồng bằng, phân bón và thuốc trừ sâu kết hợp với chất thải công nghiệp làm nguồn nước ngầm và nước bề mặt ô nhiễm thêm. Vấn đề này đặc biệt đúng ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nước thải - chỉ được xử lý nửa chừng hoặc không đuợc xử lý - từ các bệnh viện và nhà máy ở thành phố Vinh được đổ xuống con sông chảy qua huyện Nghi Lộc. Vào những ngày hè nóng bức, độc tố trong nước sông gây ra mùi hôi thối độc hại. Cư dân trong vùng phàn nàn về các bệnh ngoài da và các bệnh phụ khoa, và lo lắng về các căn bệnh mãn tính do ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. Nhiều gia súc và gia cầm đã chết vì các căn bệnh do nước bị ô nhiễm gây ra. Một cư dân nói: “Trong vùng này, ô nhiễm nước là vấn đề thường gặp. Làng này giống như cái túi lọc của máy bơm. Nước từ thành phố Vinh chảy qua vùng này và nước thải từ Quốc lộ 1 cũng chảy qua đây. Nước từ tất cả mọi nơi chảy về vùng này và chúng tôi phải gánh chịu hậu quả.”.

Các phương thức sản xuất công nghiệp không an toàn, gồm cả việc thiếu các trang thiết bị xử lý rác thải và nước thải, dường như là hiện tượng ở khắp nơi. Người dân ở hai huyện của tỉnh Ninh Thuận nhớ lại một tai nạn vào năm 2002 khi một đường ống nước thải từ nhà máy sản xuất mỳ gần đó bị vỡ và nước thải chảy vào sông Dinh là nguồn nước duy nhất của họ. Hậu quả là người và gia súc đều mắc bệnh.

Ch t th i công nghi p và n c th i không đ c x lý gây ra nh ng v n đ nghiêm tr ng trong các vùng đô th , đc bi t là thành ph H Chí Minh n i có nhi u ng i nh p c nghèo s ng g n các kênh r ch. Tr trêu r ng dòng ng i nh p c nghèo làm vi c trong các nhà máy công nghi p gây ô nhi m rõ ràng góp ph n làm tăng thêm l ng rác th i không x lý đ c đ tr c ti p xu ng các kênh r ch này.

Ở vùng nông thôn cũng vậy, vệ sinh kém là một vấn đề. Ở tỉnh Đồng Tháp, chất thải của con người được thải trực tiếp xuống kênh rạch là nguồn nước sử dụng hàng ngày của 70% dân cư. Ở vùng này, ba tháng trong một năm bị ngập lụt đồng nghĩa với việc khó có được vệ sinh an toàn.

Ở tỉnh Bến Tre, hầu hết các hộ gia đình sử dụng hố xí ngay trên ao nuôi cá của gia đình họ hoặc thải trực tiếp xuống sông. Năm 1995, Chính phủ đã ra Quyết định 200/TTg phải xoá bỏ những nhà vệ sinh thải xuống ao nuôi cá ở đồng bằng sông Mê Kông. Sau vài năm đầu thực hiện khá tốt, tình hình thay đổi rất ít trong những năm sau.

Mức độ có nhà vệ sinh là khác nhau phụ thuộc nhiều vào khu vực và mức độ kinh tế. Ở hai huyện được khảo sát ở tỉnh Nghệ An, 62.8% những người được phỏng vấn có nhà vệ sinh riêng; ở huyện Ninh Sơn thuộc tỉnh Ninh Thuận, chính quyền địa phương ước tính số gia đình có nhà vệ sinh riêng chỉ chiếm 10% các hộ nghèo và chưa đến 50% đối với các hộ có thu nhập cao và vừa. Ở Nghi Sơn, ngay cả những nơi công cộng như trường học, trung tâm y tế và chợ vẫn thiếu nhà vệ sinh.

3.3. Nuôi tôm

Ở các vùng ven biển, việc nuôi tôm tăng lên đã dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng về đất và nước, cũng như tình trạng ô nhiễm các vùng nước ven biển. Trong khi nhiều hộ gia đình nghèo lúc đầu vui mừng vì cùng với sự xuất hiện của những những nông dân nuôi tôm là giá đất tăng và nhiều công trình được xây dựng, sau đó ngành này đã cho thấy nó mang lại nhiều vấn đề hơn là may mắn. Những người nông dân nuôi tôm sử dụng một lượng lớn nước ngầm để điều tiết lượng muối của các ao nuôi tôm. Ở xã Phước Đình thuộc tỉnh Ninh Thuận, một nơi có ít mưa, nguồn nước ngầm, có thời rất dồi dào, đã dần cạn kiệt và bị nhiễm mặn. Chất thải từ các ao tôm đã giết chết các sinh vật biển, nguồn kiếm sống trước đây của người dân địa phương. Hiện nay, chất thải từ các ao tôm đều không được xử lý.

Ở nhiều vùng, đất bị nhiễm bẩn do nuôi tôm đã làm cho đất đó không thể trồng lúa được. Thay cho việc trồng lúa, nông dân bị buộc phải chuyển các cánh đồng lúa của họ thành các ao nuôi tôm. Trong khi một số hộ gia đình đã thành công trong việc nuôi tôm và có lãi, nhiều hộ gia đình ngày càng lỗ nhiều và lâm vào cảnh nợ nần. Một số hộ đã phải bỏ việc nuôi tôm và chuyển sang làm thuê. Nhiều người cho rằng nguồn nước biển bị ô nhiễm - một phần do chất thải của các trang trại nuôi tôm gây ra, làm tôm mắc bệnh và chết. Người dân địa phương phàn nàn về việc chất thải từ các trang trại nuôi tôm đổ ra bờ biển và về mùi hôi thối từ các ao nuôi tôm.

3.4. Đánh bắt cá quá mức

Đánh bắt cá quá nhiều là một mối lo ở nhiều tỉnh ven biển và đồng bằng. Ở tỉnh Quảng Ngãi, nguồn tài nguyên biển đã giảm xuống đến mức báo động và kết quả là nhiều hộ gia đình đã tụt xuống dưới ngưỡng nghèo. Người dân và cán bộ

địa phương cho rằng các phương thức đánh bắt cá trái phép như dùng chất nổ, xung điện và giã cào là nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên biển.

3.5. Phá rừng

Ở vùng cao nguyên, nạn phá rừng, dù đã giảm so với trước đây, vẫn gây ra nhiều khó khăn cho người nghèo. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng đã dẫn đến việc đất bị sạt lở, thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Những yếu tố này làm các hộ gia đình nghèo khó sản xuất nông nghiệp và bị buộc phải khai phá rừng để kiếm sống.

Trong những năm gần đây, tình trạng rừng bị thu hẹp xảy ra nghiêm trọng nhất ở vùng Cao nguyên Trung bộ. Trong 20 năm qua, chỉ riêng tỉnh Đắk Lắk đã mất trung bình mỗi năm 20,000 ha rừng. Tình trạng di cư, khi giá cà phê và hạt tiêu lên cao, đã làm cho nạn phá rừng xảy ra mạnh nhất trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1998. Những người di cư đến Đắk Lắk với ít vốn, đã khai phá đất rừng để trồng cà phê và hạt tiêu. Trớ trêu là sau đó khi giá cà phê tụt xuống, các hộ gia đình nghèo lại khai thác gỗ và các sản phẩm khác để mưu sinh. Cần lưu ý rằng người dân địa phương cho rằng việc quản lý các lâm trường yếu kém, sự chậm trễ trong việc giao và quy hoạch đất, và sự không rõ ràng và không hợp lý trong sự phân chia sử dụng đất là nguyên nhân của tình trạng rừng bị thu hẹp nhanh chóng.

Mối liên hệ giữa nghèo và việc khai thác rừng đã được tổng kết trong một dự án nghiên cứu về các sản phẩm không phải gỗ do Trường đại học Vinh thực hiện ở hai xã ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An. Theo nghiên cứu này, thu nhập từ việc khai thác các sản phẩm này chỉ chiếm từ 15 đến 35% tổng thu nhập của các gia đình khá, song lại chiếm đến 70 đến 100% tổng thu nhập của các hộ nghèo. Ở những nơi như tỉnh Lào Cai, nơi theo số liệu chính thức, độ che phủ của rừng đã tăng lên trong những năm gần đây, chất lượng rừng lại kém, và trong một số trường hợp chất lượng còn kém đi. Các hộ gia đình ở địa phương tiếp tục vào rừng kiếm củi; nguời ta ước tính rằng một gia đình có 6 nhân khẩu trung bình mỗi năm dùng 20m3 gỗ, tương đương với một diện tích khoảng 1.5 đến 2 ha rừng.

Việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ thành đất trồng ngô tiếp tục là một vấn đề ở tỉnh Lào Cai, ít nhất bởi vì phần nhiều ngô được trồng ở trên đất dốc, tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng chẳng bao lâu làm cho những khu đất đó không thể sử dụng được nữa. Các vấn đề về đất lại tăng lên do việc người dân tộc thiểu số sử dụng phân bón NHK, việc sử dụng phân bón này vừa làm đất bạc màu vừa làm ô nhiễm các dòng suối và sông ở dưới.

Một phần của tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng pptx (Trang 34 - 37)