Giải pháp về đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ hồng hưng đến năm 2020 (Trang 104 - 106)

3.3.2 .Thị trường mục tiêu

3.4.4. Giải pháp về đầu tư tài chính

Nhóm giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính:

Nhằm đảm bảo thực hiện thành công chiến lược tài chính các giải pháp được đề nghị là:

Cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh đảm bảo sự cân đối giữa các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, trong đó chú ý giảm tỷ lệ vay ngắn hạn làm giảm thiểu rủi ro tài chính. Mặc khác xây dựng kế hoạch tăng vốn kinh doanh để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn tài trợ vốn có thể được sử dụng là: vay từ nguồn vốn kích cầu của Chính phủ; phát hành thêm cổ phần; và từ lợi nhuận giữ lại của công ty. Vấn đề ở đây không phải là vay nhiều hay ít, mà là vay hợp lý. Nếu chúng ta sử dụng có hiệu quả vốn vay, thời gian thu hồi vốn nhanh và có thể xác định được phương án trả vốn vay, thì việc vay vốn sẽ khơng trở thành gánh nặng đối với Cơng ty mà trái lại có thể đem lại lợi ích cho Cơng ty. Ngược lại nếu sử dụng vốn vay không hiệu quả, thời gian thu hồi vốn lâu, sẽ là gánh nặng đối với Cơng ty về lãi suất và ln trong tình trạng bị áp lực trong trả các khoản vay đến hạn.

- Thông qua đào tạo, cần chú trọng nâng cao và áp dụng chức năng quản trị tài chính ở cấp cơng ty và cấp xí nghiệp, đơn vị thành viên.

- Hiện tại chức năng quản trị tài chính tại cơng ty nói chung và bộ phận kế tốn

nói riêng cịn bị xem nhẹ, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận kế toán là thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn.

- Các chức năng quản trị tài chính được đề cập là: phân tích tài chính, kế hoạch tài chính, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, hoạch định cấu trúc tài chính, quyết định tài trợ, quản trị và phòng ngừa rủi ro.

- Về mặt tổ chức cần phải kiện toàn lại bộ phận kế toán cho phù hợp với mơ

hình cơng ty cổ phần. Bổ sung chức năng quản lý vốn (quản trị tín dụng, tiền mặt, chi tiêu vốn, kế hoạch tài chính và phân tích tài chính), cùng với chức năng kế tốn (quản lý thuế, kế tốn chi phí, kế tốn tài chính, quản lý hệ thống dữ liệu), mơ hình tổ chức phù hợp của Phịng tài chính - kế tốn là giám đốc tài chính (CFO).

Tăng nhanh vịng quay của vốn: Đây là vấn đề quan trọng nhất giúp giảm áp lực vay vốn và làm tăng hiệu quả kinh doanh.

Tốc độ quay của vốn lưu động:

T = Giá vốn hàng bán / Vốn lưu động bình quân

=> Vốn lưu động bình quân = Giá vốn hàng bán /tốc độ quay của vốn lưu động Trong đó vốn lưu động bao gồm vốn lưu động hiện có và vốn lưu động đi vay,

và các khoản nợ ngắn hạn khác (phải trả cho người bán, khách hàng ứng trước…).

Như vậy nếu giảm vốn vay chúng ta cần phải tăng vòng quay của vốn lưu động, còn nếu giảm giá vốn hàng bán đồng nghĩa với việc giảm doanh thu là điều chúng ta không mong đợi mà chỉ có giảm giá thành sản xuất là hợp lý.

Việc tăng vòng quay của vốn lưu động là rất quan trọng giúp giảm áp lực vay vốn. Để tăng vòng quay của vốn lưu động chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Rút ngắn thời gian sản xuất: để đẩy nhanh tiến độ giao hàng và thu hồi vốn

giúp quay vòng nhanh vốn lưu động, bên cạnh đó cịn một lợi ích khác đem lại là tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy địi hỏi mỗi đơn vị sản xuất cần phải nhanh chóng triển khai chế tạo sản phẩm khi đã có vật tư, cần hoàn thành sớm để thu hồi vốn.

- Làm tốt khâu bán hàng, giao hàng và thu hồi cơng nợ: Để sớm thu hồi vốn thì cần phải thực hiện nhanh chóng trong khâu làm thủ tục giao hàng, làm hồ sơ thanh toán và thu hồi công nợ.

- Giải quyết tốt khâu tồn kho: Có kế hoạch tồn kho hợp lý, vừa đáp ứng được công tác bán hàng, vừa không để tồn kho qúa lớn làm ứ đọng vốn. Đối với các sản phẩm không thể bán được nữa cần có kế hoạch cải tạo để bán, hoặc thanh lý để giảm tồn kho.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ hồng hưng đến năm 2020 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)