Kết quả phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử pdf (Trang 38 - 61)

Em đã phỏng vấn anh Lê Đức Anh – cán bộ phòng dịch vụ công trực tuyến về một số vấn đề và đã được trả lời như sau: “điện tử hóa các dịch vụ công là xu hướng tất yếu để triển khai chính phủ điện tử, vậy để thực hiện được việc ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử thì Bộ Công thương đã gặp khó khăn gì?”

Trả lời: “việc ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác khai báo, cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử đã gặp phải một số vấn đề như nhận

thức của doanh nghiệp về chữ ký điện tử, hạ tầng công nghệ thông tin cũng như trình độ về CNTT của doanh nghiệp còn thấp, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai hệ thống eCoSys.”

- “Anh có thể nói qua về hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys?”

Trả lời: “Hệ thống EcoSys được chia thành ba bộ phận để phục vụ cho công tác cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Bộ phận quản lý xuất nhập khẩu và bộ phận chứng thực chữ ký số sẽ có nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ doanh nghiệp và xác thực online các thông tin về doanh nghiệp cũng như chữ ký số mà doanh nghiệp sử dụng để khai báo CO, bộ phận còn lại là bộ phận CO điện tử.”

- “Bộ Công thương đã có hình thức đào tạo cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp và phòng quản lý xuất nhập khẩu các tỉnh như thế nào?”

Trả lời: “Các phòng quản lý xuất nhập khẩu các tỉnh như Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng cùng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã được cán bộ của Bộ Công thương tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ ngay tại tỉnh, điều này đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ các bên liên quan.”

- “Anh có thể nói qua về thiết bị ngoại vi dùng để ký điện tử?”.

Trả lời: “Bộ Công thương sử dụng cơ sở hạ tâng khóa công khai – PKI để cung cấp và xác thực chữ ký điện tử, doanh nghiệp tham gia hệ thống ECoSys sẽ được cung cấp một thiết bị phục vụ cho việc ký xác nhận thông tin đó là thẻ chữ ký điện tử. Thẻ này chứa Private Key và Public Key, nhưng để thực hiện được việc đó doanh nghiệp cũng cần cài thêm thiết bị đọc thẻ chữ ký điện tử với sự hướng dẫn bằng văn bản từ Bộ Công thương, doanh nghiệp có thể truy cập website ecosys.gov.vn để download về.Thẻ chữ ký điện tử sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, sau khi hết hạn doanh nghiệp sẽ được xem xét để cấp lại thẻ mới.”

Có thể nói việc ứng dụng chữ ký điện tử vào dịch vụ công như hệ thống EcoSys là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh doanh nghiệp cần chớp thời cơ cho mình, nhất là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn, hệ thống giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành thủ tục chứng nhận xuất xứ, giảm thời gian và chi phí xuống một cách tốt nhất có thể.

CHƯƠNG IV

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4.1 CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT LUẬN QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 4.1.1 Những kết quả đã đạt được

- Sau thời gian thực tập tại Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, cụ thể tại phòng dịch vụ công trực tuyến. Em thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và chữ ký điện tử nói riêng trong hoạt động cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử là một giải pháp hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển thương mại điện tử và chính phủ điện tử hiện nay. Cũng như nhiều Quốc gia có nền thương mại điện tử và chính phủ điện tử phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Việt Nam hiện cũng đang sử dụng hạ tầng khóa công khai PKI – một giải pháp công nghệ tiên tiến trong việc tạo lập chữ ký điện tử phục vụ công tác khai báo C/O của doanh nghiệp và công tác xác thực, quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương.

- Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) được triển khai nhằm thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.

Hình 4.1.1a: Giao diện website ecosys.gov.vn của hệ thống quản lý

và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

- Chứng nhận xuất xứ (CO - Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Ngày 21 tháng 3 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã ký ban hành Quyết định số 0519/QĐ-BTM triển khai Đề án quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). eCoSys là một trong những dịch vụ công trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam. Hệ thống eCoSys được triển khai qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ, xử lý dữ liệu CO form ưu đãi của tất cả các phòng quản lý xuất nhập khẩu trên toàn quốc do Bộ Công Thương quản lý tại trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ.

- Giai đoạn 2: Cấp CO điện tử trên diện hẹp, áp dụng thí điểm với các doanh nghiệp lớn, có uy tín, kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định.

- Giai đoạn 3: Cấp chứng nhận xuất xứ điện tử trên diện rộng. Giai đoạn này sẽ cấp CO điện tử cho tất cả các form và cho tất cả các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.12

Hình 4.1.1b: Mô hình hệ thống eCoSys

Trước đây các doanh nghiệp thường gặp khó khăn về thủ tục hành chính khi đi xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, một bộ hồ sơ giấy với những thủ tục rườm rà, cần nhiều thời gian để phòng quản lý xuất nhập khẩu kiểm tra và xác thực thông tin. Tuy nhiên với sự ra đời của hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys với quy trình điện tử đơn giản sử dụng chữ ký điện tử trong việc xác thực hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, nhanh chóng và thuận tiện tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực, do đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, eCoSys còn góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phục vụ công tác thống kê xuất khẩu. Những thống kê dựa trên CO là nguồn dữ liệu quan trọng,

chính xác phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thương mại và giải quyết các tranh chấp về thương mại với nước ngoài.

- Giai đoạn 1 và 2 của eCoSys chủ yếu tập trung vào công tác quản lý các số liệu CO và đã được triển khai từ tháng 10 năm 2006 tại các tổ chức cấp CO thuộc Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các tổ chức cấp CO không phải cài đặt phần mềm riêng mà sử dụng phần mềm do Bộ Công Thương xây dựng. Các phòng quản lý xuất nhập khẩu cấp CO sẽ cập nhật dữ liệu trực tuyến trên hệ thống eCoSys tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Và hệ thống đã đạt được quả đáng mong đợi, đến cuối năm 2007, eCoSys đã cập nhật được khoảng 700.000 bộ CO trên phạm vi cả nước. Đến nay 2 giai đoạn đã hoàn thành và hệ thống eCoSys đang trong quá trình triển khai giai đoạn 3.

- Giai đoạn 3 được bắt đầu triển khai từ tháng 4/2008. Để đảm bảo tính bảo mật và chính xác của dữ liệu, Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp xin cấp CO ưu đãi phải sử dụng chữ ký số khi khai số liệu vào hệ thống eCoSys. Chữ ký số là dữ liệu ở dạng điện tử nằm trong, được gắn kèm hoặc được kết hợp một cách hợp lý với một văn bản điện tử dựa trên công nghệ khóa riêng và khóa công khai nhằm xác định người ký văn bản điện tử và khẳng định sự chấp nhận thông tin chứa trong văn bản điện tử của người ký. Hồ sơ điện tử đề nghị cấp CO của doanh nghiệp có gắn chữ ký số có giá trị pháp lý như hồ sơ giấy thông thường. Doanh nghiệp có thể khai báo, nộp hồ sơ đề nghị cấp CO trên hệ thống eCoSys. Trong thời gian triển khai vừa qua, eCoSys đã thực sự chứng minh được tính ưu việt của mình. Số lượng các doanh nghiệp xin cấp CO điện tử ngày càng tăng. ECoSys cũng là một trong những hệ thống quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật và xác thực thông qua chữ ký số. Hiện nay số doanh nghiệp đăng ký cấp C/O điện tử đã tăng đáng kể so với giai đoạn đầu tiên khi mới triển khai hệ thống EcoSys. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, cuối năm 2008 đã có gần 1000 doanh nghiệp tham gia Hệ

thống eCoSys, trong đó, gần 600 doanh nghiệp thực hiện khai báo C/O điện tử thường xuyên, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 bộ hồ sơ được cấp. Đến nay, tổng số C/O điện tử khai báo qua mạng đạt trên 30.000 bộ, một con số đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu cũng như chứng tỏ sự thành công của việc ứng dụng chữ ký điện tử trong dịch vụ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ Công thương, các doanh nghiệp đã thấy được lợi ích của việc tham gia hệ thống eCoSys cũng và tiện ích mà chữ ký số mang lại. Điều đó cho thấy đã có nhiều sự tin tưởng hơn của các doanh nghiệp đối với kinh doanh thương mại điện tử, môi trường kinh doanh mà bảo mật và tính xác thực cao luôn là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.

- Trong giai đoạn 2 và 3 chữ ký điện tử đã thể hiện rõ tính ưu việt của mình so với chữ ký số trong việc khai báo và quản lý chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Thời gian để các doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ gửi đến các phòng quản lý xuất nhập khẩu được giảm xuống mức tối thiểu, chỉ trong vòng một vài giờ hồ sơ đã đến được phòng quản lý xuất nhập khẩu, điều mà trước đây các bộ hồ sơ giấy sử dụng chữ ký thông thường không thể thực hiện được.

- Tại Việt Nam, hiện có 15 phòng quản lý xuất nhập khẩu tại các địa phương, 37 phòng cấp chứng nhận C/O form D tại các khu công nghiệp, khu chế xuất kết hợp cùng hệ thống các phòng quản lý xuất nhập khẩu (XNK) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đây là hệ thống xương sống hỗ trợ các doanh nghiệp cả nước trong quá trình xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với số lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước kết hợp với việc doanh nghiệp phân bố rải rác ở nhiều nơi, việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong những năm từ 2007 trở về trước vẫn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế như thời gian phục vụ (trong giờ hành chính), doanh nghiệp phải đi lại nhiều (như thời điểm năm 2003, có doanh nghiệp xuất khẩu phải đi 600km từ Khánh Hòa ra Đà nẵng để xin CO, trong trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, doanh nghiệp phải trở về làm lại thủ tục từ đầu).

Điều này đã tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên sau khi xây dựng và triển khai hệ thống cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử thì điều này đã được khắc phục một cách rõ ràng, các doanh nghiệp xuất khẩu đã rất hài lòng. Bên cạnh lợi ích cụ thể về chi phí cho doanh nghiệp khi xin C/O, việc tham gia hệ thống eCoSys cũng mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới. Hệ thống eCoSys là một trong những dịch vụ công đầu tiên ứng dụng công nghệ chữ ký số đảm bảo tính xác thực cho các giao dịch trực tuyến. Khi doanh nghiệp sớm tiếp cận với công nghệ mới sẽ tránh được những rủi ro và thiệt hại trong kinh doanh khi giao dịch với các đối tác nước ngoài những nguy cơ phát sinh chủ yếu do yếu kém về công nghệ. Mặt khác, khi tham gia vào eCoSys, các doanh nghiệp cũng đồng thời có cơ hội được hỗ trợ từ các dự án xúc tiến thương mại điện tử của Bộ Công Thương như Cổng thương mại điện tử quốc gia (www.ecvn.com), tham gia hệ thống phân loại website thương mại điện tử uy tín (www.trustvn.org.vn), chương trình website miễn phí cho doanh nghiệp,v.v.. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới đối tác, thu thập các thông tin quan trọng về các thị trường tiềm năng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp mình với đối tác và bạn hàng. Đó là điều mà tất cả các Bộ, ngành đều rất mong muốn đạt được.

- Có thể hình dung hệ thống quản trị hệ thống eCoSys qua sơ đồ sau:

Hình 4.1.1c: Danh mục account quản trị

4.1.2 Những tồn tại chưa giải quyết

Bên cạnh những thành công mà chữ ký điện tử mang lại cho dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử cũng không thể thiếu những hạn chế của việc

sử dụng chữ ký điện tử trong hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử như việc các doanh nghiệp chưa tiếp cận kịp thời với một dịch vụ công không hề mới nhưng lại được thực hiện hiện đại hơn rất nhiều, đó là việc sử dụng chữ ký điện tử, thuật ngữ mà hoàn toàn mới mẻ đối với một số doanh nghiệp.

- Các tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thể điện tử hóa hoàn toàn, việc này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu xin cấp C/O vẫn phải khai và nộp một bộ hồ sơ khác theo cách thức truyền thống đó là hồ sơ giấy, mặc dù thủ tục sẽ không còn mất nhiều thời gian như trước nữa nhưng nó vẫn đem lại cảm giác chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa thể hiện được tính tối ưu của hệ thống eCoSys nói chung cũng như việc sử dụng chữ ký điện tử trong hệ thống nói riêng, hy vọng trong thời gian tới việc chứng nhận xuất xứ điện tử sẽ được thực hiện theo đúng nghĩa của nó, hoàn toàn là các thủ tục phi giấy tờ, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng đưa được hàng hóa của mình ra thế giới.

- Chưa kết hợp được với hải quan trong việc xác thực thông tin về hàng hóa mà doanh nghiệp khai báo C/O một cách tự động nhất khi mà các doanh nghiệp đã thực hiện xong công việc khai báo thông tin hàng hóa và được cán bộ có thẩm quyền của doanh nghiệp ký điện tử.

- Chưa hoàn thành được nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với các DN thiếu trung thực trong việc xin cấp C/O, trong đó cần quy định rõ về việc nếu doanh nghiệp giả mạo hồ sơ xin cấp C/O hoặc giả mạo chữ ký điện tử sẽ bị xử phạt rất nặng, doanh nghiệp cố tình giả mạo sẽ bị đưa vào “luồng đỏ” (chặn lại tất cả các C/O), nặng hơn có thể bị truy tố hoặc xử phạt theo pháp luật Nhà nước.

4.1.3 Nguyên nhân

Với việc các tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thể điện tử hóa hoàn toàn quy trình cấp C/O điện tử có thể vì những lý do khách quan và chủ quan như:

+ Về lý do khách quan, hiện nay hải quan một số nước trong khu vực cũng như một số nước trên thế giới vẫn yêu cầu C/O giấy, điều này xảy ra ở những nước chưa có sự tin tưởng hoàn toàn vào các văn bản điện tử, điều đó vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến những nỗ lực điện tử hóa dịch vụ công của các nước xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, các doanh nghiệp cần nhiều thời gian và thủ tục hơn để xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa mặc dù việc khai và ký điện tử chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

+ Về lý do chủ quan, có thể Bộ Công thương cũng chưa hoàn

Một phần của tài liệu Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử pdf (Trang 38 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w