Tổng quan tình hình liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử pdf (Trang 27 - 31)

3.2.1.1 Thực trạng ứng dụng chữ ký điện tử tại Việt Nam

Hiện nay nhiều ngân hàng Việt Nam đã ứng dụng chữ ký số trong các hệ thống như Internet Banking, Home Banking hay hệ thống bảo mật nội bộ. Ngoài ra các website của các ngân hàng, công ty cần bảo mật giao dịch trên đường truyền, mạng riêng ảo VPN đã áp dụng chữ ký số.

- Sau hơn 2 năm áp dụng, Kho bạc Nhà nước (KBNN) được đánh giá là đơn vị tiên phong áp dụng thành công giải pháp chữ ký số cho hệ thống thanh toán điện tử. Với gần 700 chi nhánh và hơn 14.000 người sử dụng, việc ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN đòi hỏi sức người, sức của không nhỏ. Có thể kể ra đây một số ứng dụng tiêu biểu như: Chương trình kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN; Chương trình thanh toán chuyển tiền điện tử, chương trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp… Đặc biệt, trải qua những khó khăn ban đầu việc ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký điện tử trong công tác thanh toán của KBNN đã đem lại kết quả rất ấn tượng như: Chính thức từ 01/05/2006, đến nay hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử vận hành đã cấp gần 2.500 chứng thực điện tử cho các đối tượng là: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, ủy quyền Kế toán trưởng các đơn vị KBNN. Chữ ký điện tử trong giao dịch thanh toán chuyển tiền của KBNN có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký truyền thống, các chứng thực điện tử được hình thành có giá trị như chứng từ giấy truyền thống. Tổng số lệnh thanh toán trong hơn 2 năm xấp xỉ 1,1 triệu lệnh tương ứng với số tiền hơn 1.000.000 tỷ đồng.8

- Một thực tế khác tại Sở Thông tin và truyền thông TP. HCM. “Đây là đơn vị đi tiên phong trong việc triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động giao dịch điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương.

Hiện sở cũng đã có trung tâm Chứng Thực Chuyên Dùng, được bộ TTTT và Ban Cơ Yếu chính phủ (đơn vị chứng thực điện tử chuyên dùng chính phủ (G-CA), cung cấp và quản lý chứng chỉ điện tử phục vụ các cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện các yêu cầu xác thực thông tin và bảo mật thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trên các hệ thống tác nghiệp, điều hành điện tử) đồng ý. Với trung tâm này sở TTTT đã và đang triển khai chứng thực chữ ký số miễn phí cho khối quản lý đô thị như: Sở Tài Nguyên Môi Trường, sở Kiến Trúc, sở Tài Chính, trung tâm Tài Nguyên Môi Trường và Đăng Ký Nhà Đất…Trong năm 2009, sở TTTT TP.HCM sẽ tiếp tục nâng cấp trung tâm này và mở rộng chứng thực cho các sở, ngành khác.”9

Có thể nói, càng ngày càng nhiều sự hiện diện của chữ ký số trong các hệ thống, ứng dụng CNTT bảo mật của doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

3.2.1.2 Tổng quan về phòng dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử

a) Tổng quan về phòng dịch vụ công trực tuyến

Phòng dịch vụ công trực tuyến được thành lập vào 01/2008 theo quyết định số 0338/QĐ-BCT . Phòng có chức năng tham mưu cho Cục trưởng quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến liên quan tới thương mại điện tử.

Nhiệm vụ của phòng:

- Xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, giải pháp, kế hoạch triển khai cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến thương mại điện tử trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai các dự án, chương trình ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong thương mại điện tử;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trong ngành công thương;

- Đầu mối tham gia với các đơn vị liên quan về chính sách và cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới thương mại điện tử trong và ngoài ngành công thương.

- Tổng hợp tình hình triển khai các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến thương mại điện tử của các bộ, ngành, địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động và việc thực hiện các chính sách, quy định, chương trình ứng dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan tới thương mại điện tử trong phạm vi cả nước.

b) Dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử.

Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) được triển khai nhằm thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.

ECoSys là một trong những dịch vụ công đầu tiên trong lĩnh vực thương mại được Bộ Công Thương cung cấp trực tuyến qua mạng Internet. Theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 0519/QĐ-BTM ngày 21/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) việc triển khai eCoSys gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã được triển khai từ tháng 10 năm 2006 tại các tổ chức cấp C/O thuộc Bộ Thương mại và các tổ chức cấp C/O thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Để triển khai giai đoạn 2, ngày 30/7/2007 Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là bộ Công Thương) đã ký Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

Triển khai cấp C/O điện tử là xu hướng tất yếu, mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời từng bước trao đổi các chứng từ điện tử với các nước, vùng lãnh thổ. Điểm quan trọng trong hệ thống chính là việc sử dụng chữ ký điện tử

từ cả phía doanh nghiệp lẫn Bộ Công thương để khai báo C/O và chứng nhận xuất xứ.

3.2.1.2 Thực trạng triển khai hệ thống eCoSys

Sau khi triển khai giai đoạn 1 tương đối thành công, giai đoạn 2 của đề án quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử bắt đầu từ quý 2/2007. Đến nay, phần mềm eCoSys giai đoạn 2 đã được hoàn thiện, bao gồm một thành phần trên website của Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn) phục vụ cho các cơ quan quản lý và một thành phần tại Cổng Thương mại điện tử Quốc gia - ECVN (www.ecvn.com.vn) cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể truy cập vào website trên và khai báo thông tin về C/O. Lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng thẻ CA do Bộ Công Thương cấp để ký số và gửi thông tin tới Phòng Quản lý xuất nhập khẩu. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký điện tử và thông tin nhận được, Phòng Quản lý xuất nhập khẩu sẽ cấp C/O điện tử và thông tin công khai trên mạng. Doanh nghiệp in mẫu C/O từ trên mạng, nộp kèm đơn đề nghị cấp C/O và hồ sơ đầy đủ tại Phòng Quản lý xuất nhập khẩu để phục vụ cho công tác hậu kiểm. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu sẽ cấp ngay chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp.

- Trong giai đoạn một thực hiện quản lý điện tử các chứng nhận xuất xứ đã cấp. Giai đoạn này đã thực hiện thành công việc quản trị cơ sở dữ liệu chứng nhận xuất xứ dựa trên công nghệ tập trung. Dữ liệu về chứng nhận xuất xứ của tất cả các phòng quản lý xuất nhập khẩu được truyền về trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Công Thương và được lưu trữ, xử lý tại máy chủ của trung tâm.

- Giai đoạn hai thực hành cấp chứng nhận xuất xứ trên diện hẹp. Giai đoạn này triển khai với các doanh nghiệp thoả mãn một trong bốn điều kiện hoặc là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, hoặc là doanh nghiệp thành viên vàng, bạc của ECVN, hoặc là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, da giày bình quân trong 3 năm gần đây đạt trên 30 triệu

USD/năm, hoặc được các hiệp hội ngành hàng giới thiệu. Việc cấp C/O được triển khai theo hình thức hậu kiểm, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về nội dung C/O đã khai báo.

- Đến giai đoạn 3, Bộ Công Thương thực hiện cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử trên diện rộng cho tất cả các form (A, D, E, S, AK) và cho tất cả các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

Về lâu dài, để hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, eCoSys sẽ kết nối với hải quan điện tử và tích hợp với một số dịch vụ thương mại. eCoSys cũng sẽ sẵn sàng cho việc trao đổi C/O điện tử với các thành viên của Hiệp định Khu vực thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết như ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản...

Một phần của tài liệu Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử pdf (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w