CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI VIỆC ỨNG DỤNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử pdf (Trang 52 - 61)

TRONG CÔNG TÁC CẤP VÀ QUẢN LÝ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐIỆN TỬ

- Chính phủ Việt Nam cần quyết tâm trong việc cải cách hành chính, hiện đại hóa các thủ tục, dịch vụ công. Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển bằng việc sử dụng chữ ký điện tử trong các dịch vụ công trực tuyến kèm với đó là sự phổ biến, hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan nhà nước cho các doanh nghiệp về chữ ký điện tử. Như thế chắc chắn trong tương lai không xa, hệ thống eCoSys sẽ đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tích lũy kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin một cách tối đa trong doanh nghiệp mình, tìm hiểu về những công cụ bảo mật, xác thực như chữ ký số, chữ ký điện tử. Phát huy thế mạnh nội lực, song song với việc kết hợp những điều kiện thuận lợi do nhà nước hỗ trợ, từ đó tạo cơ sở để có thể đứng vững và phát triển trong giai đoạn khó khăn và suy thoái kinh tế như hiện nay, chuẩn bị cho thời kỳ phục hồi kinh tế toàn cầu.

- Chữ ký điện tử là công cụ lý tưởng để xác thực và bảo mật thông tin trong hợp đồng kinh tế đối với doanh nghiệp cũng như trong các thủ tục hành chính công đối với các cấp quản lý nhà nước. Tuy nhiên trước thực trạng sử dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp như hiện nay thì việc phổ biến công cụ này là việc rất khó khăn, do đó cần có sự quan tâm, hướng dẫn của nhà nước đến các doanh nghiệp, cần mở nhiều khóa tập huấn ngắn hạn về công nghệ cho cán bộ các doanh nghiệp đã đang và sẽ ứng dụng chữ ký điện tử trong các hoạt động thương mại điện tử hoặc các hoạt động có liên quan đến dịch vụ công của các Bộ, ngành.

- Cần phổ biến dịch vụ, thay đổi tư tưởng lạc hậu của các doanh nghiệp chỉ tin tưởng và sử dụng văn bản giấy mà không tin vào thương mại điện tử hay khả năng xác thực, bảo mật mà chữ ký điện tử mang lại.

- Cần chủ động xử lý khi có biểu hiện giả mạo chữ ký điện tử, gian lận thương mại. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tạo chữ ký điện tử từ

việc tham khảo mô hình của các nước có trình độ công nghệ thông tin cao, kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử của các nước đã được thực hiện nhiều năm và đạt nhiều thành công lớn.

- Bên cạnh đó để việc sử dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử thực sự hiệu quả thì cần có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, những phần mềm tạo chữ ký điện tử cũng cần được đặc biệt chú trọng, nâng cấp tại Bộ Công thương nói chung và phòng dịch vụ công trực tuyến nói riêng cũng như tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để luôn bảo đảm tính bảo mật và xác thực cao của chữ ký điện tử. Chỉ khi có cơ sở hạ tầng tốt thì việc triển khai mới thực sự dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.

- Mặt khác thời gian tới cần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, bỏ qua công đoạn hồ sơ giấy khi các doanh nghiệp đã thực hiện khai báo điện tử thành công, đồng thời Bộ Công thương cần đàm phán thỏa thuận với các nước nhập khẩu chấp nhận hồ sơ được ký điện tử thay cho hồ sơ giấy truyền thống. Việc này vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được tiền bạc cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.

- Kết hợp với dữ liệu hải quan điện tử để chủ động hơn trong việc xác thực thông tin doanh nghiệp khai báo, kịp thời phát hiện và xử phạt đối với các doanh nghiệp cố tình gian lận trong khai báo C/O.

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấp chứng nhận xuất xứ điện tử: Lợi cả đôi đường

(http://vneconomy.vn/64264P0C16/cap-chung-nhan-xuat-xu-dien-tu-loi-ca- doi-duong.htm)

2. Thế nào là: Thương mại điện tử?

(http://www.vncollect.com/home/news/9/57/The-nao-la-Thuong-mai-dien- tu.html)

3. Chữ ký điện tử: Đảm bảo an toàn dữ liệu truyền trên mạng

(http://hocit.com/forum/chu-ky-dien-tu-dam-bao-toan-du-lieu-truyen-tren- mang-211.html)

4. Điều 2 khoản 1, Chỉ thị EU năm 1999, xem toàn văn chỉ thị này tại địa chỉ http://www.ictsb.org/EESSI/Documents/e-sign-directive.pdf

5. Điều 21 khoản 1, Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005. 6. Hỏi đáp Pháp luật >> Câu hỏi và Trả lời

(http://www.smenet.com.vn/tiengviet/tuvanphapluat/detailQA.asp?id=941) 7. Điều 3 khoản 4, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

8. Kho bạc dùng chữ ký điện tử thành công (http://www.quantrimang.com.vn/tintuc/tin-trong-

nuoc/50326_Kho_bac_dung_chu_ky_dien_tu_thanh_cong.aspx)

9. Ông Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc sở TTTT. (http://info.gophatdat.com/vi/index.php?

10. Quyết định số 04/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân Hàng Nhà nước do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. 11. Công nghệ thông tin: thực trạng và giải pháp

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/CNTT-VT/XaLo-ThongTin/CNTT- Thuc_trang_giai_phap/

12. Báo cáo Thương Mại điện tử 2008.Ngoài ra còn một số tài liệu tham khảo khác như:

- Luật giao dịch điện tử (năm 2005). - Luật công nghệ thông tin năm 2006.

- Nghị định của chính phủ số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 - quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM - ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nướcđã tạo một sự thuận lợi cũng như tự tin cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng chữ ký điện tử trong nhiều lĩnh vực, một trong số đó là việc khai báo C/O trực tuyến.

- Bài viết “eCoSys – Lối đi mới cho doanh nghiệp xuất khẩu” do Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin viết và được đăng trên báo Thương Gia

- Website:

http:// Ecosys.gov.vn http://vi.wikipedia.org

http://www.apfvn.com/taichinhvietnam/

- Và một số tài liệu được cung cấp bởi các cán bộ Cục Thương Mại điện tử và Công nghệ thông tin.

CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Mô hình quy trình tạo chữ ký điện tử

Kết quả điều tra

Nội dung Trả lời (phiếu)

Hiện nay mỗi ngày có khoảng 4000 bộ hồ sơ được cấp trên toàn quốc.

9/9 Tất cả các DN đăng ký trên hệ thống eCoSys đều có thể

được cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

9/9 Phòng dịch vụ công trực tuyến không trực tiếp xác thực

thông tin về hàng hóa mà doanh nghiệp khai khi đăng ký cấp C/O trực tuyến.

7/9 DN sử dụng chữ ký điện tử để khai báo C/O do chính Bộ

Công thương cấp.

9/9 Cần có thẻ chữ ký điện tử và đầu đọc thẻ để phục vụ công

tác ký chữ ký điện tử đối với doanh nghiệp cũng như phòng dịch vụ công trực tuyến

9/9 Bộ Công thương dùng hạ tầng khóa công khai PKI để tạo

chữ ký điện tử.

9/9

Giao diện website ecosys.gov.vn của hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Một phần của tài liệu Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử pdf (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w