PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Xây dựng cổng thông tin điện tử về đào tạo và hỗ trợ việc làm cho TT PT nội dung và đào tạo (Trang 35 - 83)

2.2.1. Xác định chức năng của hệ thống.

Cổng thông tin điện tử sẽ được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở Joomla, tích hợp với mã nguồn mở Moodle để đáp ứng chức năng Elearning. Đối với Joomla, phải tích hợp các component đảm nhận các tính năng cổng thông tin điện tử, việc làm, đăng ký khoá học trực tuyến và đăng ký thực tập trực tuyến. Nhìn chung, cổng thông tin có các chức năng chính sau:

- Chức năng quản lý tin tức: Cho phép quản trị website có thể đăng tin và

quản lý tin tức, người truy cập có thể xem tin tức đã đăng..

- Chức năng quản lý thông tin thành viên: Đảm nhiệm chức năng đăng ký

thành viên. Quản lý tài khoản đăng nhập, thông tin email.. cơ bản của thành viên. Cho phép người quản trị có thể thêm, xoá sửa thông tin thành viên. Thành viên cũng có thể chỉnh sửa thông tin của mình. Chức năng này đã mặc định tích hợp trên Joomla với component com_users.

- Chức năng quản lý đăng ký thực tập trực tuyến: Sinh viên có thể đăng ký

công ty thực tập dựa vào danh sách công ty của Trung tâm đưa lên hoặc tự đề xuất công ty cho mình. Người quản trị website có thể quản lý thông tin đăng ký thực tập như công ty thực tập, người hướng dẫn, thông tin của doanh nghiệp nhận thực tập.

- Chức năng cổng thông tin hỗ trợ việc làm: Quản lý thông tin việc làm do

trung tâm hoặc doanh nghiệp đưa lên, cho phép sinh viên xem, tìm kiếm..

- Chức năng đăng ký khoá học ngắn hạn trực tuyến: Cho phép sinh viên

xem, đăng ký khoá học ngắn hạng trực tuyến. Quản trị website có thể quản lý thông tin đăng ký này.

- Chức năng E-learning: Sinh viên của các khoá học ngắn hạn có thể học tập

trực tuyến, trả bài cũng như thực hiện các bài tập về nhà, kiểm tra trên hệ thống Elearning.

Cổng thông tin phải được xây dựng trên giao diện với màu sắc hài hoà, bố cục các module phải thích hợp. Vị trí module phải xuất hiện và thay đổi theo các trang khác nhau. Đảm bảo việc truyền tải thông tin và quảng bá các khoá học, việc làm...

2.2.2. Chức năng quản lý tin tức

Hiện nay, phiên bản Joomla 1.5 mặc định đã tích hợp sẵn chức năng quản lý tin tức do component com_content đảm nhận. Trong component này, tin tức được tổ chức theo mô hình phân cấp gồm 2 mức: Nhóm tin (Section) và chủ đề con (category).

Áp dụng vào cổng thông tin, các nhóm tin và chủ đề con được tạo để phân cấp tin tức như sau:

+ Tin tức chung: Nhóm tin này chứa các tin tức hợp tác đào tạo của trung tâm, hoặc có thể tin tức chọn lọc trên internet.

+ Đào tạo: Chứa các tin tức giới thiệu trung tâm, giới thiệu khoá học và những tin tức tiêu điểm trình diễn cho module Slideshow.

+ Sinh viên: Chứa các tin tức mà trung tâm thông báo cho sinh viên, tin hỗ trợ sinh viên và cựu sinh viên.

Hình 2.13 Các nhóm tin được tạo

2.2.3. Tính năng đăng ký khoá học trực tuyến

2.2.3.1. Phân tích yêu cầu

Tính năng đăng ký khoá học trực tuyến cho phép sinh viên có thể đăng ký các khoá học ngắn hạng mà trung tâm đưa ra.

- Tính năng cơ bản cần phải cung cấp cho cán bộ chuyên trách:

+ Quản lý khoá học: Cán bộ chuyên trách có thể thêm, sửa, xoá các thông tin về khoá học.

+ Quản lý sinh viên đăng ký: Liệt kê danh sách các sinh viên đã đăng ký, cán bộ chuyên trách có thể xem thông tin các sinh viên đã đăng ký.

- Tính năng cơ bản cần phải cung cấp cho sinh viên + Xem các thông tin về các khoá học

+ Đăng ký khoá học trực tuyến: Cho phép sinh viên nhập các thông tin yêu cần để đăng ký khoá học.

Thông tin và các trường cần hiển thị cho sinh viên đăng ký: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm cung cấp Sinh viên cung cấp

Tên khoá học:... Họ tên người đăng ký:... Ngày bắt đầu:... Số lượng đăng ký:... Ngày kết thúc:... Suất học dự kiến:... Học phí:... Ngày tháng năm sinh:... Địa chỉ nơi học:... Giới tính:...

Giảng viên:... Dân tộc:... Số lượng có thể đăng ký:... Nơi sinh:... Email:... Giới thiệu khoá học:...

Điện thoại:... Đối tượng

(tích chọn) Sinh viên Việt-Hàn, Khác Đối tượng miễn giảm (tích chọn) Chính sách, SV Việt-Hàn, SV khác, Nhóm Biết thông tin khoá học (tích chọn)

Tờ rơi, Băng roll, Báo chí, Bạn bè, http://viethanit.edu.vn,

http://ptdn.viethanit.edu.vn, http://2mit.org

Hình 2.15 Quy trình sinh viên đăng ký khoá học trực tuyến

2.2.3.2. Đề xuất giải pháp

Hiện nay, Joomla có số lượng thành phần mở rộng khổng lồ với hơn 7000 component, module, plugin... Trong đó các component được cung cấp cho việc quản lý khoá học không nhiều (số liệu được lấy từ trang http://extensions.joomla.org/). Với yêu cầu như mục trên đã phân tích, Tôi xin đề xuất và chủ động áp dụng component

Cource Manager của Profinvent bởi các tính năng và ưu điểm mà component này

đem lại:

 Cource Manager cho phép quản lý và đăng ký khoá học trực tuyến cho Joomla1.5 và MySQL 4.1.x, phù hợp với phiên bản Joomla đang triển khai.

 Hiển thị layout trên trang chủ theo danh mục hoặc theo khoá học.  Tính năng gởi email khi sinh viên đăng ký đến người quản trị.

 Có thể linh hoạt thêm trường (field) cho thông tin đăng ký của sinh viên.  Hỗ trợ component tinCapcha chống spam.

 Tính năng SEO giúp thân thiện với các bộ máy tìm kiếm.  Linh hoạt bật, tắt hiển thị các thông tin trong khoá học.  Gởi email đến người quản trị và sinh viên đăng ký.  Phiên bản 1.5.0 hoàn toàn miễn phí.

 Được viết theo mô hình MVC.

Đây là một giải pháp tuyệt vời cho các trung tâm đào tạo nhỏ kích thước trung bình, các trường cao đẳng, đại học, các công ty cung cấp các khoá đào tạo bên ngoài với việc tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai. Đặc biệt phù hợp với mô hình cổng thông tin điện tử Trung tâm phát triển nội dung và đào tạo trường Cao đẳng công nghệ thông tin Hữu nghị Việt-Hàn.

Hình 2.16 Component Course Manager

Các chức năng được áp dụng và triển khai cụ thể sẽ được trình bày trong chương ba– Chương trình thực nghiệm.

2.2.4. Tính năng cổng thông tin việc làm

2.2.4.1. Phân tích yêu

Trong văn bản quy định chức năng và nhiệm vụ của TT PTND và Đào tạo năm 2011 có đề ra nhiệm vụ cụ thể về cổng thông tin việc làm với các nội dung chính:

“Thiết lập hệ thống thông tin việc làm, thông tin hai chiều giữa trường với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về nhu cầu sử dụng lao động… tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên người học, giúp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn lao động phù hợp với yêu cầu công việc. Xây dựng cổng thông tin hỗ trợ việc làm, tìm kiếm và phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp thông tin về các việc làm bán thời gian, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các đơn vị. Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, theo dõi, đánh giá thông tin phản hồi của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp”.

Với yêu cầu như trên, việc triển khai cổng thông tin việc làm phải đảm bảo đạt được các tính năng và nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đăng ký: Tính năng hỗ trợ việc làm sẽ có ba đối tượng tác động chính là cán bộ chuyên trách của trung tâm, ứng viên tìm việc và nhà tuyển dụng.

+ Cán bộ chuyên trách của trung tâm sẽ được quản trị website tạo tài khoản và cấp quyền quản trị cho tính năng hỗ trợ việc làm.

+ Ứng viên tìm việc phải đăng ký và cung cấp hồ sơ thông tin cần thiết cho tuyển dụng.

+ Nhà tuyển dụng phải đăng ký và cung cấp thông tin về công ty/doanh nghiệp tuyển dụng.

- Tính năng cho nhà tuyển dụng: Cho phép nhà tuyển dụng đăng thông tin tuyển dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính năng cho ứng viên: Ứng viên khi tìm vào trang tìm việc sẽ được phép xem thông tin tuyển dụng của nhà tuyển dụng cung cấp.

- Tính năng cho cán bộ chuyên trách:

+ Quản lý ứng viên và nhà tuyển dụng, bao gồm sửa, thêm, xoá, ngưng kích hoạt, kích hoạt ứng viên hoặc nhà tuyển dụng.

+ Quản lý thông tin tuyển dụng mà nhà tuyển dụng đã đăng, bao gồm kích hoạt, sửa, xoá thông tin tuyển dụng.

2.2.4.2. Đề xuất giải pháp

Với cộng đồng mã nguồn mở Joomla, có nhiều component có tính năng hỗ trợ việc làm. Nhưng để lựa chọn component đáp ứng tính không chỉ xét ở tính năng của component đó mà còn phải xét các module, plugin…. có thể hỗ trợ component.

Để đáp ứng được yêu cầu như phần trước đã phân tích, Tôi xin đề xuất và áp dụng Component TPJobs của Template plaza với các tính năng và ưu điểm mà component này mang lại:

- Chia việc theo ngành nghề, địa điểm, thời gian, vị trí

- Cho phép xem việc mới nhất, tìm kiếm việc theo ngành nghề, thời gian, địa điểm, vị trí…

- Giới hạn thời gian đăng việc bằng các gói công việc. - Đối với nhà tuyển dụng

+ Đăng ký, sửa thông tin đăng ký

+ Đăng tuyển dụng và quản lý danh sách tuyển dụng + Tìm hồ sơ của ứng viên

- Đối với ứng viên

+ Đăng ký, sửa thông tin đăng ký

+ Xem các công việc của nhà tuyển dụng + Lưu và quản lý các công việc được lưu

+ Đăng hồ sơ tìm việc bằng cách viết trực tiếp hoặc upload tập tin văn bản + Nộp đơn xin việc cho một công việc cụ thể

+ Xem việc làm mới nhất

Các module hỗ trợ cho component TPJobs

- TPJobssearch: Module tìm kiếm công việc với chức năng tìm cơ bản và nâng cao.

- TPJobslatest: Cho phép hiển thị các công việc mới nhất.

- TPJobscategory: Cho phép hiển thị công việc theo ngành nghề, thời gian, địa điểm, vị trí.

Các chức năng được áp dụng và triển khai cụ thể sẽ được trình bày trong chương ba– Chương trình thực nghiệm.

2.2.5. Sơ đồ các quy trình đăng ký thực tập

Hình 2.18 Quy trình cập nhật công ty thực tập của cán bộ chuyên trách

2.2.6. Tính năng đăng ký thực tập trực tuyến

Chức năng đăng ký thực tập trực tuyến đòi hỏi các yêu cầu đặc trưng của TT PTND mà các component có sẵn không đáp ứng được. Vì vậy, Tôi chủ động đề xuất tự xây dựng component này. Các bước thực hiện gồm:

- Phân tích thiết kế hệ thống bằng ngôn ngữ UML. - Xây dựng component theo mô hình MVC.

2.2.6.1. Mô hình hoá yêu cầu Mô tả hệ thống

- Cán bộ chuyên trách: Cán bộ chuyên trách có quyền của người quản trị

website, có nhiệm vụ cung cấp công ty thực tập và thông tin về công ty thực tập đó(thông tin cụ thể về công ty tiếp nhận và người liên hệ của công ty đó). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sinh viên: Sinh viên có nhiệm vụ đăng ký thành viên, thêm thông tin cá nhân,

đăng ký công ty thực tập. Có thể sửa thông tin đăng ký thực tập.

Đặc tả Use Case

Các use case của cán bộ chuyên trách Use case đăng nhập vào hệ thống

Miêu tả ngắn:

Use case đăng nhập vào hệ thống cho phép cán bộ chuyên trách có thể đăng nhập vào trang quản trị của website để thực hiện công việc trên đó.

Hành động chính:

Mỗi cán bộ chuyên trách có một Username và Pass của riêng mình. Khi cán bộ chuyên trách truy cập vào trang quản trị, bắt buộc phải điền đúng Username và Pass để thực hiện việc đăng nhập vào hệ thống. Khi đã đăng nhập thành công thì cho phép thực hiện các chức năng khác.

Hành động thay thế:

Khi cán bộ chuyên trách không điền đúng Username và Pass thì hệ thống sẽ từ chối truy cập và đề nghị thực hiện lại.

Điều kiện thoát Use case:

Khi cán bộ chuyên trách đã điền xong Username và Pass sau đó nhấn phím “Đăng nhập” để đăng nhập hệ thống, hoặc nhấn phím “Thoát” thì “Use case đăng nhập vào hệ thống” sẽ kết thúc.

Điều kiện trước:

Cán bộ chuyên trách phải có Username và Pass chính xác để đăng nhập vào hệ thống

Bảng 2.5 Use case đăng nhập vào hệ thống

Use case thêm công ty thực tập

Miêu tả ngắn:

Use case này cho phép cán bộ chuyên trách thêm công ty thực vào danh sách công ty thực tập.

Hành động chính:

Khi cán bộ chuyên trách đăng nhập vào trang quản trị thành công, chọn menu “Components”, sau đó chọn vào component “ĐK Thực Tập”, hệ thống sẽ cho ra giao

diện quản lý đăng ký thực tập. Chọn vào chức năng “Thêm công ty TT”, hệ thống sẽ đưa ra giao diện thêm công ty thực tập. Sau khi thêm, chọn chức năng “Lưu” để thêm công ty thực tập.

Điều kiện thoát Use case:

Khi cán bộ chuyên trách đã hoàn thành việc thêm các công ty thực tập, chọn chức năng “Thoát” thì sẽ kết thúc Use case thêm công ty thực tập.

Điều kiện trước:

Cán bộ chuyên trách phải thực hiện đăng nhập vào hệ thống trước khi thực hiện Use case này.

Bảng 2.6 Use case thêm công ty thực tập

Use case sửa công ty thực tập

Miêu tả ngắn:

Use case này cho phép cán bộ chuyên trách sửa công ty thực tập trong danh sách công ty thực tập.

Hành động chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi cán bộ chuyên trách đăng nhập vào trang quản trị thành công, chọn menu “Components”, sau đó chọn vào chức năng “ĐK Thực Tập”, hệ thống sẽ cho ra giao diện quản lý đăng ký thực tập. Thực hiện click chuột vào công ty cần sửa, hệ thống sẽ đưa ra giao diện sửa công ty thực tập. Tiến hành sửa thông tin, sau đó chọn “Lưu” để hoàn tất.

Điều kiện thoát Use case:

Khi cán bộ chuyên trách đã hoàn thành việc sửa công ty thực tập, chọn chức năng “Thoát” thì sẽ kết thúc Use case sửa công ty thực tập.

Điều kiện trước:

Cán bộ chuyên trách phải thực hiện đăng nhập vào hệ thống và đã tồn tại công ty thực tập trong danh sách công ty thực tập trước khi thực hiện Use case này.

Bảng 2.7 Use case sửa công ty thực tập

Use case xoá công ty thực tập

Miêu tả ngắn:

Use case này cho phép cán bộ chuyên trách xoá công ty thực tập trong danh sách công ty thực tập

Hành động chính:

Khi cán bộ chuyên trách đăng nhập vào trang quản trị thành công, chọn menu “Components”, sau đó chọn vào chức năng “ĐK Thực Tập”, hệ thống sẽ cho ra giao

diện quản lý đăng ký thực tập. Thực hiện tích chọn vào các công ty cần xoá, sau đó chọn “Xoá để hoàn tất.

Hành động thay thế:

Khi cán bộ chuyên trách thực hiện xoá các công ty thực tập đã có sinh viên đăng ký. Hệ thống sẽ đưa ra thông báo lỗi và hướng khắc phục.

Điều kiện thoát Use case:

Khi cán bộ chuyên trách đã hoàn thành việc xoá công ty thực tập, chọn chức năng “Thoát” thì sẽ kết thúc Use case xoá công ty thực tập.

Điều kiện trước:

Cán bộ chuyên trách phải thực hiện đăng nhập vào hệ thống và đã tồn tại công ty thực tập trong danh sách công ty thực tập trước khi thực hiện Use case này.

Bảng 2.8 Use case xoá thông tin thực tập

Use case thêm khoa

Miêu tả ngắn:

Use case này cho phép cán bộ chuyên trách thêm thông tin về khoa nếu trường có thêm khoa đào tạo mới.

Hành động chính:

Khi cán bộ chuyên trách đăng nhập vào trang quản trị thành công, chọn menu “Components”, sau đó chọn vào chức năng “ĐK Thực Tập”, hệ thống sẽ cho ra giao diện quản lý đăng ký thực tập. Vào “Thêm khoa”, sau đó thêm thông tin và “:Lưu” hoàn tất.

Điều kiện thoát Use case:

Một phần của tài liệu Xây dựng cổng thông tin điện tử về đào tạo và hỗ trợ việc làm cho TT PT nội dung và đào tạo (Trang 35 - 83)