Tình hình nợ xấu của Ngân hàng cũng vẫn tăng qua từng năm, năm 2005 là 871 triệu đồng, đến năm 2006 tăng lên 959 triệu đồng và tăng thành 992 triệu đồng vào năm
2007. Nguyên nhân là do theo thời gian phần nợ chưa trả được ở những nhóm khác dần
chuyển xuống 3 nhóm này làm cho tổng nợ xấu của Ngân hàng tăng lên; ngoài ra do
biến động của thị trường trong và ngoài nước nên tình hình kinh doanh các mặt hàng nông sản của người dân trong tỉnh cũng có nhiều biến động khó lường, buộc Ngân hàng phải tiến hành xem xét và phân loại nợ theo kinh nghiệm để có thể trích dự phòng cho phù hợp và nhằm giảm thiểu một phần tổn thất cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
Bảng 13 : Phân tích tình hình nợ xấu tại Ngân hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ nhóm 3 386 152 250 Nợ nhóm 4 386 358 74 Nợ nhóm 5 99 449 668 Tổng 871 959 992
4.2.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại Ngân hàng Mỹ Xuyên
- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
+ Do số cán bộ tín dụng ở Ngân hàng còn thiếu, do đó công tác bám sát địa
bàn, theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không còn hạn
chế.
+ Trong quá trình thẩm định khách hàng đôi khi cán bộ tín dụng còn chưa
sâu sát, còn chủ quan thậm chí có trường hợp chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp, chưa
chú trọng vào việc thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng có khả thi hay không. Đối với một số khách hàng mới, cán bộ tín dụng không nắm bắt được hoàn cảnh
và khả năng trả nợ vay của họ. Đối với khách hàng cũ vay lại, công tác thẩm định lại
mang tính chủ quan, thiếu cẩn trọng, làm sai quy trình.
+ Đầu tư vào một lĩnh vực cao mà không phân tán đều ra những lĩnh vực
khác. Vì thế khi một lĩnh vực xảy ra biến động làm mất khả năng trả nợ của khách hàng thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng không trả được nợ.
+ Công việc quản lý nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ không được cán bộ tín
dụng và cán bộ quản lý thực hiện liên tục.
+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến việc cho vay không hiệu quả.
+ Nợ xấu phát sinh một phần là do tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng nên Ngân hàng quá chú trọng đến yếu tố tìm kiếm khách hàng, đặt lợi nhuận lên cao
hơn mức độ rủi ro của các khoản vay.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, đa số khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng là doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ, nên có những doanh
nghiệp đã buông lỏng quản lý và vi phạm chính sách quản lý làm thất thoát tài sản, kinh
doanh không hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng.
+ Đối với khách hàng là các hộ nông dân, đa số có trình độ dân trí không cao do đó khi vay được vốn một số hộ đã không sản xuất hay kinh doanh có hiệu quả, một
số hộ khác lại sử dụng vốn không đúng mục đích, họ không dùng số tiền vay được để đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống gia đình mà họ lại sử dụng số vốn vay để sắm sửa vật dụng trong nhà và tiêu xài nên khi đến hạn trả nợ cho Ngân hàng thì những hộ này lại không có khả năng trả nợ gây thiệt hại cho Ngân hàng.
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan như do thiên tai, lũ lụt, biến động của thị trường làm nâng suất sản xuất không cao, thu nhập của người dân không ổn định gây thiệt hại cho người dân và gây rủi ro cho Ngân hàng.
4.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên
Bảng 14 : Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số cho vay 295,935 619,748 1,870,655 Doanh số thu nợ 254,636 416,024 1,004,163 Tổng dư nợ cho vay 194,695 398,419 1,264,912 Nợ quá hạn 1,285 1,127 3,046 Nợ xấu 871 959 992 Tổng tài sản có 227,375 447,548 1,575,155 Tỷ lệ thu nợ (%) 86.05 67.13 53.68 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.66 0.28 0.16 Hệ số rủi ro tín dụng (%) 85.63 89.02 80.3 Tỷ trọng nợ xấu / tổng
dư nợ cho vay (%) 0.45 0.24 0.08
(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)
Tỷ lệ thu nợ
Khả năng thu nợ của Ngân hàng tuy tốt nhưng lại có dấu hiệu giảm qua từng năm, vào năm 2005 tỷ lệ này rất cao với 86.05%, đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn
67.13% và sang năm 2007 tỷ lệ này lại tiếp tục tuột dốc khi giảm xuống chỉ còn
53.68%. Đây là vấn đề đáng quan tâm của những nhà quản trị của Ngân hàng. Tỷ lệ thu
nợ không cao đồng nghĩa với rủi ro tín dụng của Ngân hàng là đáng lo ngại. Nguyên
nhân như sau:
- Cán bộ phụ trách vấn đề thu nợ đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình thu nợ, không tích cực theo dõi và đôn đốc người vay trả nợ.
- Do hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng không cao nên khả năng trả nợ không đảm bảo.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ này không được vượt quá 5%,
qua bảng 14 trên ta thấy tỷ lệ này của Ngân hàng đã đạt yêu cầu, 3 năm qua tỷ lệ này của Ngân hàng ngày càng giảm và khá nhỏ năm nào cũng vẫn nhỏ 1% (năm 2005 là
0.66%, năm 2006 là 0.28% và đến năm 2007 chỉ còn 0.16%). Điều này cho thấy Ngân hàng đã quản lý tình hình nợ quá hạn rất tốt.
Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này của Ngân hàng trong 3 năm 2005, 2006, 2007 đều tương đối lớn, lần lượt là 85.63%, 89.02%, 80.3%. Tuy có sự biến động tăng giảm qua từng năm nhưng
nhìn chung vẫn còn ở mức khá cao. Những con số này cho thấy khoản mục tín dụng
trong tổng tài sản có của Ngân hàng khá lớn, vì vậy nên lợi nhuận của Ngân hàng đạt được rất cao nhưng song song với lợi nhuận cao đó thì rủi ro tín dụng cũng không nhỏ.
Cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn. tỷ lệ này theo quy định hiện nay phải nằm
trong khoản từ 3% đến 5%, nhưng tỷ lệ này ở Ngân hàng cũng luôn dưới 1%, thậm chí vào năm 2007 tỷ lệ này chỉ ở mức 0.08%.
4.2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Qua phân tích tình hình cho vay trong 3 năm ta thấy, Ngân hàng Mỹ Xuyên tuy cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung hạn, rủi ro của cho vay ngắn hạn cũng thấp hơn rủi ro của cho vay trung hạn nhưng trong cho vay ngắn hạn lẫn cho vay trung hạn,
Ngân hàng lại tập trung cho vay quá nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp, tuy vào 2 năm 2006 và 2007 cơ cấu cho vay của Ngân hàng có sự thay đổi khi tỷ trọng cho vay nông
nghiệp trong ngắn hạn giảm đi nhiều vào năm 2007 nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao hơn 50% tổng doanh số cho vay ngắn hạn và chiếm hơn 37% cho vay trung hạn. Trong
khi tình hình hoạt động của nền nông nghiệp tỉnh nhà tuy những năm qua luôn đạt năng
suất cao nhưng những mặt hàng nông sản có thế mạnh trong xuất khẩu lại gặp không ít
biến động như những vụ kiện về cá da trơn, tôm; và đặc biệt những tháng đầu năm 2008
chính phủ nước ta đang bắt đầu hạn chế xuất khẩu gạo; bên cạnh đó nền nông nghiệp
tỉnh ta là nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề nhất của thiên tai như lũ lụt, hạn hán. Qua đó
có thể thấy nền nông nghiệp của tỉnh ta sẽ còn gặp nhiều biến động làm ảnh hưởng đến
thu nhập của người dân mặc dù nâng suất sản xuất ngày càng tăng và chỉ cần một biến động trong nền nông nghiệp làm ảnh hưởng đến người dân thì khả năng trả nợ cho Ngân
hàng sẽ không được đảm bảo và rủi ro tín dụng của Ngân hàng sẽ xuất hiện. Cho nên việc Ngân hàng Mỹ Xuyên tập trung cho vay nông nghiệp cao kể cả ngắn hạn lẫn trung
hạn sẽ làm cho Ngân hàng chịu thiệt hại nặng nề khi rủi ro xảy ra.
Qua tỷ lệ thu nợ của Ngân hàng ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng đang
diễn biến không khả quan khi tỷ lệ này ngày càng giảm. Và tỷ lệ này giảm dù là do bất
cứ nguyên nhân nào thì cũng góp phần làm cho rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tăng cao.
Bên cạnh đó, góp phần làm cho rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cao là do các khoản mục
tín dụng tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản có của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng vẫn nằm trong
khoản cho phép của Ngân hàng Nhà Nước thậm chí còn tương đối thấp, nợ xấu của Ngân hàng trong 3 năm qua luôn nằm ở mức thấp hơn 1%, bên cạnh đó trong suốt quá
trình kinh doanh hoạt động của Ngân hàng trong gần 20 năm qua chưa để phát sinh
khoản xóa nợ nào – khi xảy ra rủi ro tín dụng thì dù khoản nợ đó được xếp vào nhóm nợ nào hay dù người vay có bị phá sản thì Ngân hàng luôn đảm bảo thu được tối thiểu là phần nợ gốc đã cho vay. Đạt được điều này là do Ngân hàng có những biện pháp xử lý
hiệu quả như phát mãi tài sản đảm bảo, những biện pháp thu hồi nợ của cán bộ thu nợ.
4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG MỶ XUYÊN TRONG
3 NĂM QUA
- Từ khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hàng quyết định 493 đến nay thì Ngân hàng luôn tiến hành phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng như quy định.
- Ngân hàng luôn tuân thủ những quy định, khung pháp lý do Ngân hàng Nhà
nước ban hành.
- Ban quản trị Ngân hàng luôn có những chính sách nhằm tăng cường công tác
quản lý, nhận rõ tầm quan trọng trong vấn đề phải có một đội ngũ chuyên nghiệp
chuyên trách về tình hình quản lý rủi ro cho Ngân hàng, từ những tháng đầu năm 2007
Ngân hàng Mỹ Xuyên đã thành lập nên một phòng ban chuyên phụ trách quản lý các
- Ngân hàng ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động đã xây dựng riêng cho mình những quy định, quy trình tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đúng quy định và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
- Vẫn thường xuyên quan tâm, theo dõi và tiến hành các hoạt động nghiên cứu
thị trường nhằm kịp thời nắm bắt tình hình bên ngoài để có được những chính sách và chiến lược đúng đắn.
- Trong công tác tín dụng, quản lý nợ vay chiếm một vị trí quan trọng, đặc thù của Ngân hàng Mỹ Xuyên là cho vay cá thể sản xuất nông nghiệp nên lượng khách hàng
tương đối lớn vì vậy công tác quản lý nợ vay được hướng dẫn cụ thể như sau:
+ Thực hiện kiểm tra và sử dụng vốn trong khi cho vay. + Đôn đốc thu hồi nợ:
* Vào đầu tháng, phòng tín dụng liệt kê danh sách khách hàng sẽ đáo hạn
trong tháng, khách hàng quá hạn, khách hàng đã chuyển ngoại bảng và thông báo đến người phụ trách trực tiếp đôn đốc để thu hồi nợ.
* Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng
hạn, đặc biệt quan tâm những khách hàng vay trễ hạn, đã quá hạn, đã chuyển ngoại
bảng.
* Cuối tháng, cán bộ tín dụng báo cáo lại cho trưởng phòng tín dụng kết
quả thu nợ trong kỳ, các khoản thu nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, riêng những hồ sơ có dấu
hiệu bất thường, phải báo cáo ngay và đề xuất các biện pháp xử lý để thu hồi nợ.
* Căn cứ báo cáo cùng với những đề xuất của cán bộ tín dụng, phòng tín dụng kiểm tra, làm việc với từng cán bộ tín dụng, phân tích và đánh giá công tác cho
vay và thu hồi nợ, tìm hiểu thực trạng của các hồ sơ trễ hạn để có hướng xử lý thực hiện
việc chuyển nợ quá hạn theo qui định, xem xét nhắc nhở thu nợ quá hạn và ngoại bảng. * Đối với các khoản nợ khó thu hồi, phòng tín dụng đề xuất ban Tổng giám đốc chuyển cho tổ chuyên trách thu hồi nợ xấu kết hợp cùng cán bộ tín dụng thực
hiện thu hồi nợ.
Những hạn chế
- Đầu tiên là việc Ngân hàng chỉ mới thành lập bộ phận chuyên về quản lý
những rủi ro có thể xảy ra nên quá trình hoạt động của bộ phận này còn nhiều khó khăn
và hạn chế chẳng hạn như việc Ngân hàng vẫn chưa xây dựng được những cơ chế quản
lý rủi ro cụ thể và hoàn chỉnh.
- Việc nghiên cứu thị trường, dự đoán những biến động của yếu tố kinh tế - xã hội còn thực hiện theo trực giác và cảm tính, chưa áp dụng những phương pháp và công
cụ chuyên nghiệp.
- Chưa xây dựng một tỷ lệ cho vay hợp lý cho từng loại hình cho vay, từng
ngành nghề để đảm bảo an toàn tín dụng.
- Chưa áp dụng những công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro trong quá
trình hoạt động mà chỉ thực hiện một cách đơn giản là tiến hành trích lập dự phòng.
NHẬN XÉT
Như đã nói ở chương 3, tình hình kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong 3
còn có sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh doanh như doanh số cho vay, doanh số dư
nợ, tình hình thu nợ và chỉ tiêu nợ quá hạn.
Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong 3 năm qua luôn có sự biến
chuyển tốt qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước và điều này cũng góp phần làm cho tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có sự biến động và những điểm cần lưu ý:
- Về rủi ro trong huy động vốn, như phân tích ở phần 4.2.1 thì tuy Ngân hàng trong quá trình huy động vốn có huy động vốn ngắn hạn cao hơn huy động vốn trung và dài hạn rất nhiều, bên cạnh đó số tiền mà Ngân hàng Mỹ Xuyên huy động từ các tổ chức
kinh tế khác là không nhỏ - điều này có khả năng dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Nhưng
trên thực tế trong suốt những năm hoạt động đến nay Ngân hàng chưa gặp phải trường
hợp rủi ro nào xảy ra.
- Về rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, qua phần phân tích ở
mục 4.2.2 ta thấy, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng cũng gia tăng qua các năm, đặc
biệt là nợ quá hạn của loại hình cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so
với loại hình cho vay ngắn hạn. 2 loại hình cho vay của Ngân hàng có tình hình nợ quá
hạn cao nhất vào năm 2007 là loại hình cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh và loại
hình cho vay trung hạn góp kinh doanh nông thôn.
- Tuy nhiên nếu xem xét dựa vào các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân
hàng ở phần 4.2.3 thì có thể thấy tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng tuy
đáng lưu tâm nhưng cũng không đến mức đáng lo ngại vì vẫn nằm trong mức độ cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thậm chí còn thấp hơn nhiều ngân hàng