ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN " potx (Trang 56 - 63)

5.2.1. Về chính sách

- Qua phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian qua thì Ngân

hàng nên tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung hạn; cần thực

hiện phân tán rủi ro tín dụng bằng cách không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một nhóm khách hàng tương tự nhau, cho vay ở nhiều vùng khác nhau và có những quy định

giới hạn cho vay, chẳng hạn như giảm cho vay nông nghiệp.

- Ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy chế đảm bảo tiền vay để Ngân hàng

thu được nợ thuận lợi khi xử lý tài sản.

- Nghiên cứu thêm những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng là cán bộ công nhân viên vì rủi ro trong việc cho nhóm khách hàng này vay không cao.

- Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, Ngân hàng cần áp dụng

các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả xử lý tài sản bảo đảm.

5.2.2. Áp dụng những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng

 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh; xem xét và quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay không có bảo đảm bằng tài sản, cho

vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng.

 Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho

vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

 Xây dựng quy trình quản lý và xử lý các khoản vay có vấn đề.

Khi rủi ro xảy ra, Ngân hàng cần thực hiện trình tự các bước sau:

+ Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề.

+ Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, đánh giá tổn thất và quy trách nhiệm rõ ràng.

+ Gặp gỡ và thảo luận với khách hàng. + Lập kế hoạch xử lý.

+ Tiến hành các bước xử lý:

* Cho vay thêm.

* Chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định.

* Thực hiện khoanh nợ, hay xóa nợ.

* Khởi kiện.

* Thanh lý tài sản đảm bảo.

* Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.

* Bổ sung tài sản đảm bảo.

* Bán nợ.

 Xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng phù hợp. Hiện nay, khách hàng của

Ngân hàng chủ yếu là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tùy loại đối tượng khách

hàng mà Ngân hàng lựa chọn mô hình lượng hóa phù hợp.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Ngân hàng nên sử dụng mô hình sau:

Mô hình chất lượng 6C

(1) Tư cách người vay (Character)

Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của

khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông

tin từ nhiều nguồn khác như từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng…

(2) Năng lực của người vay (Capacity)

Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hàng vi dân sự.

(3) Thu nhập của người vay (Cash)

Phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như: đối với doanh nghiệp và những người vay sản xuất kinh doanh thì cần xác định luồng tiền từ doanh thu bán hàng, tiền từ thanh lý tài sản; đối với cá nhân vay vốn thì cần xác định rõ thu nhập…

(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)

Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

(5) Các điều kiện (Conditions)

Tùy theo chính sách tín dụng của Ngân hàng theo từng thời kỳ mà Ngân hàng

quy định các điều kiện kèm theo khi cho vay.

(6) Kiểm soát (Control)

Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Đối với khách hàng là những cá nhân vay để sản xuất kinh doanh

nông nghiệp hay vay để tiêu dùng thì Ngân hàng nên áp dụng mô hình điểm số tín

dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho

điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người

phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập….

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm

1 Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh

- Công nhân có kinh nghiệm

- Nhân viên văn phòng - Sinh viên

- Công nhân không có kinh nghiệm

- Công nhân bán thất nghiệp

10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở - Nhà riêng - Nhà thuê

- Sống cùng bạn hoặc người thân

6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng - Tốt - Trung bình - Không có hồ sơ - Không tốt 10 5 2 0

4 Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn 1 năm

- Từ 1 năm trờ xuống

5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn 1 năm

- Từ 1 năm trở xuống 2 1 6 Điện thoại cố định - Có - Không 2 0 7 Số người sống cùng (phụ thuộc) - Không - Một - Hai 3 3 4

- Ba

- Nhiều hơn ba

4 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc - Chỉ tài khoản tiết kiệm

- Chỉ tài khoản phát hành séc - Không có 4 3 2 0

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình có 8 chỉ tiêu này là 43 điểm, thấp

nhất là 9 điểm. Ngân hàng có thể dựa vào đối tượng cho vay, vào chính sách tín dụng

của ngân hàng mà chọn ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín

dụng xấu và quyết định mức cho vay cũng như là từ chối cho vay.

 Trước khi cho một khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét 4 điều kiện cơ bản

sau:

- Khả năng trả nợ của khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng mức cho vay.

- Mức cho vay không được vượt quá 70% tài sản đảm bảo.

- Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được phép vượt quá 15% vốn tự có

của ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với một nhóm khách hàng có

liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng.

- Khả năng còn có thể cho vay thêm của ngân hàng phải đảm bảo được yêu cầu

của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

 Thực hiện bảo hiểm tiền vay, tức là chuyển rủi ro cho những cơ quan bảo hiểm

chuyên nghiệp. Đồng thời thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thông qua các công cụ tài chính phái sinh.

- Hoán đổi tín dụng.

- Quyền chọn tín dụng.

 Mở rộng thu thập thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước có

thể ảnh hưởng đến tình hình vay vốn của khách hàng.

KẾT LUẬN

Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp Ngân hàng Mỹ Xuyên hạn chế phần

nào những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sắp tới. Và theo em trong những biện pháp trên thì trước hết hiện nay Ngân hàng cần chú trọng đặc biệt vào vấn đề tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng và đội ngũ nhân viên nói chung giỏi chuyên môn và chỉ khi Ngân hàng đã thiết lập và sở hữu được một đội ngũ cán bộ

và nhân viên giỏi thì Ngân hàng mới có thể thực hiện được một cách tốt nhất những

biện pháp khác. Sau đó là biện pháp xây dựng những mô hình quản lý rủi ro phù hợp

PHẦN KẾT

KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên trong 3 năm qua và qua đó đưa ra một số biện pháp cần thiết nhằm hạn chế rủi ro

tín dụng cho Ngân hàng, bài luận văn với đề tài “ Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro

tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên” bao gồm 5 chương trong đó có 3 chương thực hiện việc phân tích và nghiên cứu

- Chương 3 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên: chương này cho thấy tình hình hoạt động và kinh doanh của Ngân hàng

trong 3 năm qua luôn tăng trưởng đều đặn, kết quả kinh doanh khả quan và Ngân hàng Mỹ Xuyên trong năm 2008 đã được chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước để tiến lên thành ngân hàng đô thị. Tuy trong suốt quá trình kinh doanh, Ngân hàng có nhiều thuận

lợi từ nhiều phía như từ chính quyền, từ bản thân Ngân hàng, từ phía khách hàng; nhưng

mặt khác Ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn khi tiến lên ngân hàng đô thị và đối

mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này.

- Chương 4 Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ

Xuyên: qua phân tích có thể thấy sự tăng trưởng của Ngân hàng thể hiện ở các mặt chủ

yếu như: tình hình huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ cao đã thu hút được vốn

nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động được bằng việc mở

rộng quy mô tín dụng thông qua những chính sách ưu đãi, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay. Đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, từ đó giúp cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, lợi nhuận tăng đều qua mỗi năm. Bên cạnh đó, thực

trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng có những mặt đáng lưu ý, đó

là:

+ Do quản lý tốt nguồn vốn vay nên tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng tuy có tăng qua từng năm nhưng không phải là cao, tỷ trọng của nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay và tỷ trọng nợ xấu / tổng dư nợ cho vay luôn nằm trong khoản cho phép

của Ngân hàng Nhà nước và với tỷ lệ không cao.

+ Tuy nhiên, hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng lại ở mức cao và tỷ lệ thu nợ

của Ngân hàng lại đang ngày càng giảm qua từng năm. Đây là điểm cần lưu ý và khắc

phục.

- Chương 5 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ

Xuyên: trong chương này, bằng những kiến thức của bản thân, bằng thực trạng tại Ngân hàng, em đã đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Trong đó có 2 biện

pháp mà em cho rằng Ngân hàng nên thực hiện đầu tiên, đó là:

+ Tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng và đội ngũ nhân viên toàn Ngân hàng nói chung giỏi chuyên môn và có năng lực thông qua quá trình tuyển dụng và đào

tạo. Bên cạnh đó là việc có những chính sách ưu đãi thích hợp nhằm giữ chân những

nhân viên giỏi.

+ Từng bước xây dựng và áp dụng mô hình lượng hóa rủi ro phù hợp với Ngân

hàng cụ thể là 2 mô hình: mô hình chất lượng 6C và mô hình điểm số tiêu dùng chất lượng.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên và các vị lãnh đạo cùng với sự cọ sát thực tế em đã rút ra được một số

ý kiến kiến nghị với các cấp lãnh đạo để nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động

ngày càng hiệu quả và phát triển hơn.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó cần

phải xây dựng quy chế ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư

chiều sâu, đổi mới thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh từ đó tạo nền tảng vững chắc đối

với nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng.

- Kiến nghị Tòa án, phòng thi hành án nên tạo điều kiện xử lý nhanh những món

- Xây dựng dự án phát triển kinh tế tổng thể của tỉnh và quy hoạch chi tiết từng

vùng, ngành nghề tạo định hướng phát triển, từ đó Ngân hàng mới có thể xây dựng định hướng đầu tư tín dụng của mình.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Quan tâm hơn đến những khó khăn của Ngân hàng trong quá trình phát triển,

cạnh tranh và hội nhập.

- Nên có những chính sách chỉ đạo phù hợp với từng loại hình Ngân hàng cụ thể.

- Năm 2008, trong quá trình tiếp tục áp dụng “gói” chính sách nhằm giảm lạm phát như: chính sách tỷ giá, lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc, quản

lý mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng tổng dư nợ cả năm… thì chính sách quản lý tăng tổng dư nợ cả năm so với 2007 không quá 30% có thể gây khó khăn cho

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Báo cáo thường niên trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của Ngân hàng Mỹ Xuyên.

 PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn. 2006. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Lao Động Xã Hội.

 PGS.TS Trần Huy Hoàng. 2007. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại. Thành phố

Hồ Chí Minh. NXB Lao Động Xã Hội.

 PTS. Nguyễn Ngọc Hùng. 1998. Lý Thuyết Tiền Tệ. NXB Tài Chính .

 TS. Nguyễn Văn Tiến. 2003. Đánh Giá và Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Kinh

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN " potx (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)