Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN " potx (Trang 42 - 63)

Dư nợ phản ánh hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong suốt một thời điểm, dư

nợ càng tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong công tác mở

rộng qui mô phát triển thị phần, công tác cho vay và trực tiếp làm tăng nhanh lợi nhuận

của ngân hàng.

Qua bảng 9 và bảng 10 ta có những nhận xét sau:

- Tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ của ngân hàng

năm 2005 là 194,694 triệu đồng thì sang năm 2006 là 398,419 triệu đồng, tăng thêm 194,725 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng thêm là 100.02%; đến năm 2007 tổng dư

nợ cho vay là 1,264,912 triệu đồng, tăng thêm so với năm 2006 là 866,493 triệu đồng tương ứng với tốc độ gia tăng là 217.48%.

- Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay của

từng loại cho vay cũng khác nhau, cụ thể:

+ Năm 2005, tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là 113,685 triệu đồng thì sang

năm 2006 là 231,239 triệu đồng, với tốc độ tăng là 103.4% tương đương 117,554 triệu đồng; và sự gia tăng này còn mạnh mẽ hơn vào năm 2007 khi tổng dư nợ cho vay ngắn

hạn là 886,130 triệu đồng tăng thêm ở mức 654,891 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 283.2% so với năm 2006.

+ Tổng dư nợ cho vay trung hạn ở năm 2005 là 81,009 triệu đồng đến năm

2006 là 167,180 triệu đồng, tăng thêm 86,171 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 106.37%; năm 2007 Ngân hàng đạt tổng dư nợ cho vay trung hạn là 378,782 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 211,602 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 126.57%.

Bảng 9: Tình hình dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2005

Năm

2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 113,685 231,239 886,130 117,554 103.40 654,891 283.20 Trung hạn 81,009 167,180 378.782 86,171 106.37 211,602 126.57

Tổng 194,694 398,419 1,264,912 194,725 100.02 866,493 217.48

(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)

Bảng 10: Cơ cấu tổng dư nợ của Ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Cơ cấu từng loại dư nợ

(%) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

2005 2006 2007

Ngắn hạn 113,685 231,239 886,130 58.39 58.04 70.05 Trung hạn 81,009 167,180 378.782 41.61 41.96 29.95

Tổng 194,694 398,419 1,264,912 100 100 100

(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)

- Xét về cơ cấu của tổng dư nợ trong 3 năm qua ta thấy phần dư nợ ngắn hạn

luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng của dư nợ trung hạn (58.39% so với 41.61% năm

2005; 58.04% so với 41.96% năm 2006; và 70.05% so với 29.95% vào năm 2007). Vào

năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao như vậy trong tổng dư nợ là do dư nợ

ngắn hạn năm này tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của dư nợ trung hạn. Nguyên nhân là do vào thời điểm này giá cả hàng hóa tăng lên một cách đáng kể, người dân

buôn bán có lời nên có nhu cầu mở rộng hơn và vì thế họ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu mở rộng kinh doanh; ngược lại, thành phần cán bộ công nhân

viên vì giá cả nhảy vọt nên họ hạn chế tiêu dùng và mua sắm nên dư nợ cho vay trung

hạn tăng không cao.

Nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua là rất

có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, các trưởng

phòng, phó phòng, phải kể đến sự nổ lực của một bộ phận không nhỏ cán bộ tín dụng.

Từ kết quả tăng trưởng này đã góp phần tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách

hàng.

4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN

Qua phân tích sơ lược tình hình hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên qua 3 năm

(2005 – 2007) cho thấy hoạt động chính của Ngân hàng là huy động và cho vay nên thu nhập từ hoạt động tín dụng là thu nhập chính mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Và cũng chính vì vậy mà rủi ro tín dụng là rủi ro ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của Ngân hàng, rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng. Dưới đây ta đi vào phân tích thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên bao gồm rủi ro huy động vốn và rủi ro trong cho vay để xem xét ảnh hưởng

của nó đối với hoạt động của Ngân hàng.

4.2.1 Thực trạng rủi ro huy động vốn

Thực tế cho thấy, việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của

Ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra để được sử dụng

nguồn vốn đó mà nó còn phụ thuộc vào các rủi ro mà nguồn vốn huy động có thể mang

lại. Thường thì những nguồn vốn được huy động với chi phí thấp thì rủi ro sẽ cao và

ngược lại.

Qua phân tích tình hình huy động vốn ở phần 4.1.1., ta thấy bên cạnh việc huy động hiệu quả của Ngân hàng trong 3 năm qua thì có một vấn đề cần lưu ý, đó là việc Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn cao hơn nguồn vốn huy động trung và dài hạn rất

nhiều và điều này rất dễ dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Bên cạnh đó, số tiền Ngân hàng Mỹ Xuyên huy động từ các tổ chức tín dụng khác là không nhỏ; trong thời điểm luôn có sự thay đổi trong chính sách của các Ngân hàng, thời điểm Ngân hàng Nhà nước đang có những chính sách nhằm thắt chặt luồng tiền, kiềm chế

lạm phát, đã có không ít ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản vì thế rất có

khả năng những tổ chức tín dụng có gửi tiền tại Ngân hàng Mỹ Xuyên sẽ rút tiền ra khỏi Ngân hàng, gây khó khăn cho Ngân hàng Mỹ Xuyên trong việc chi trả.

Trên thực tế quá trình huy động vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong những năm

qua kể từ những năm đầu mới hoạt động đến tận bây giờ vẫn chưa từng xảy ra tình trạng

tổn thất nào về những điều được cho là rủi ro huy động vốn.

Trong năm 2007 và từ đầu năm 2008 đến nay, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng liên tục biến động cụ thể là liên tục tăng cao đến mức phải có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước dẫn đến tình trạng có những ngân hàng có lãi suất huy động thấp khách

hàng rút tiền một cách hàng loạt và “xếp hàng” để được gửi tiền vào những ngân hàng có lãi suất huy động cao hơn; từ đó dẫn đến sự biến động về lãi suất tại các ngân hàng, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau về lãi suất để tránh những rủi ro thanh

khoản.

Thế nhưng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, do Ban quản trị của Ngân hàng có tầm

nhìn chiến lược nên đã kịp thời có những chính sách và quyết định đúng đắn và phù hợp

với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh khủng hoảng lãi suất hiện nay;

cụ thể như việc kịp thời tăng lãi suất huy động, hạn chế cho vay trong thời điểm biến động…ngoài ra còn phải nói đến đội ngũ nhân viên tận tình và một lượng khách hàng

không nhỏ trung thành với Ngân hàng nên tại Ngân hàng Mỹ Xuyên trong suốt quá

trình hoạt động đến nay chưa từng xảy ra tình trạng tổn thất do rủi ro từ huy động vốn

gây ra.

Bên cạnh đó, khi đứng trước thách thức to lớn trong việc lựa chọn các mức độ

rủi ro của từng nguồn vốn thích hợp và chi phí huy động vốn hợp lý, các nhà quản trị

của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã có sự tính toán và chính sách lựa chọn phù hợp, cũng như

có chiến lược nhằm cân đối tỷ lệ giữa vốn huy động và vốn chủ sở hữu cho hợp lý.

4.2.2 Thực trạng rủi ro cho vay

4.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng

Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thì công tác kiểm soát hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được Ngân hàng tập trung

cao nhất, vì nợ quá hạn được xem là chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá chất lượng hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám

sát mục đích sử dụng vốn, đến công tác thu hồi nợ. Do đó giảm rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng các hoạt động trên, đây là mục tiêu là phấn đấu của tất cả các tổ

chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 3 năm, dựa vào bảng

11 ta thấy:

Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn ở Ngân

hàng Mỹ Xuyên trong giai đoạn 2005-2007 cũng đã có những thay đổi.

- Tổng dư nợ quá hạn ở năm 2005 là 1,285 triệu đồng, sang năm 2006 là 1,127 triệu đồng, giảm 158 triệu đồng không đáng kể; tuy nhiên đến năm 2007, tổng dư nợ

quá hạn lại tăng lên 3.046 triệu đồng, tăng thêm 1,919 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 170.27% so với năm 2006. Nợ quá hạn gia tăng luôn là một vấn đề đáng quan tâm đối với tất cả các Ngân hàng.

- Phân tích nợ quá hạn ra từng loại cho vay cụ thể ta có thể thấy như sau:

+ Nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng cũng theo xu hướng chung của Ngân hàng đó là xu hướng gia tăng hàng năm. Cụ thể, nợ quá hạn ngắn hạn ở năm 2006 đã

tăng hơn so với năm 2005. Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2005 là 272 triệu đồng, còn nợ

quá hạn năm 2006 là 621 triệu đồng tăng thêm 349 triệu đồng . Và đến năm 2007, nợ

quá hạn ngắn hạn lại tiếp tục tăng thêm 287 triệu đồng lên thành 908 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 46.21%.

+ Trong khi đó, nợ quá hạn trung hạn lại có sự biến động khi mà nợ quá hạn

trung hạn năm 2006 là 506 triệu đồng giảm đi một nửa so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì nợ quá hạn trung hạn lai tiếp tục tăng lên 2.138 triệu đồng, tăng thêm 1,632 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 322.52%.

Ở bảng 12, ngoại trừ năm 2006, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn cao hơn nợ quá

hạn trung hạn tuy không nhiều, còn 2 năm còn lại có thể thấy nợ quá hạn trung hạn

chiếm trong tổng dư nợ quá hạn trong 2 năm này luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ

quá hạn ngắn hạn. Và trong thành phần nợ quá hạn trung hạn thì cho vay trung hạn phục

vụ cho kinh doanh nông thôn có tổng nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Xem xét các

số liệu cụ thể, ta thấy:

- Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2005 là 21.17%, sang năm 2006 tăng đột biến 55.1% nhưng đến năm 2007 lại giảm chỉ còn là 29.8% trong tổng dư nợ quá

quá hạn trung hạn đều giảm chỉ có nợ quá hạn ngắn hạn là tăng so với năm 2005. Đây là kết quả của việc cho vay tập trung quá nhiều vào thể loại cho vay ngắn hạn.

- Tương ứng với sự biến đổi của tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn thì tỷ trọng nợ

quá hạn trung hạn trong tổng dư nợ quá hạn cũng biến đối theo; cụ thể tỷ trọng nợ quá

hạn trung hạn ở năm 2005 là 78.83%, đến năm 2006 chỉ còn 44.9% nhưng đến năm

2007 thì tỷ lệ này lại tăng lên là 70.19%.

Bảng 11 : Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 272 621 908 349 128.3 287 46.21 Nông nghiệp 119 221 299 101 84.87 79 35.9 Sản xuất kinh doanh 146 394 580 248 169.86 186 47.2 Góp 7 6 8 - 1 -14.28 2 33.3 Cho vay khác 21 21 Trung hạn 1,013 506 2,138 - 507 - 50.04 1,632 322.52 Nông nghiệp 383 383 Góp Cán bộ công nhân viên 381 179 190 - 202 - 53.01 11 6.14 Góp Kinh doanh nông thôn 632 327 1,495 - 305 - 48.25 1,168 357.15 Cho vay khác 70 70 Tổng 1,285 1,127 3,046 - 158 - 12.3 1,919 170.27

(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)

Bảng 12: Phân tích cơ cấu nợ quá hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Cơ cấu từng loại doanh số cho

vay (%) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2005 2006 2007 Ngắn hạn 272 621 908 21.17 55.1 29.8 Nông nghiệp 119 221 299 43.75 35.59 32.93 Sản xuất kinh doanh 146 394 580 53.68 63.45 63.89 Góp 7 6 8 2.57 0.96 0.87 Cho vay khác 21 2.31 Trung hạn 1,013 506 2,138 78.83 44.9 70.19 Nông nghiệp 383 17.91 Góp Cán bộ công nhân viên 381 179 190 37.61 35.75 8.9 Góp Kinh doanh nông

thôn 632 327 1,495 62.39 64.25 69.93 Cho vay khác 70 3.26

Tổng 1,285 1,127 3,046 100 100 100

(Nguồn: Phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên)

Biểu đồ 4: Biểu đố thể hiện tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng

0 1000 2000 3000 4000 triệu đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn Trung hạn Tổng

Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn trung hạn luôn cao hơn nợ quá hạn ngắn

hạn là vì loại hình cho vay trung hạn chủ yếu của Ngân hàng Mỹ Xuyên là cho vay góp và phân kỳ để thu lãi và gốc nên chỉ cần 1 kỳ nào đó khách hàng không kịp trả nợ đúng

hạn của kỳ đó thì dù những kỳ trước luôn trả đủ nhưng theo quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì tất cả các số dư còn lại của khách hàng đó đều là nợ quá

hạn.

- Trong thành phần nợ quá hạn ngắn hạn thì tương ứng với việc nợ quá hạn ngắn

hạn của cho vay nông nghiệp giảm lần lượt qua từng năm thì nợ quá hạn của lĩnh vực

cho vay sản xuất kinh doanh lại tăng đều qua từng năm. Cụ thể: nợ quá hạn nông nghiệp năm 2005 là 119 triệu đồng chiếm tỷ trọng 43.75% thì năm 2006 tỷ trọng này là 35.59%

tương ứng với 221 triệu đồng và sang năm 2007 thì tiếp tục giảm chỉ còn 32.93% tương ứng 299 triệu đồng. Trong khi đó, tỷ trọng của nợ quá hạn sản xuất kinh doanh lại tăng

qua từng năm với tỷ trọng lần lượt là 53.68%, 63.45% và 63.89%. Nguyên nhân là do nền kinh tế của tỉnh ta là nền kinh tế nông nghiệp, thành phần kinh tế sản xuất kinh

doanh của tỉnh ta luôn hoạt động không ổn định, thu nhập cũng không ổn định nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng không ổn định; bên cạnh đó cho vay sản xuất kinh

doanh là một mảng mới của Ngân hàng Mỹ Xuyên, chủ yếu cho vay sản xuất kinh

doanh có quy mô nhỏ nên không ít khách hàng trong số đó là kinh doanh theo kiểu tự

phát, theo phong trào nên hiệu quả và thu nhập thường không ổn định dẫn đến khả năng

trả nợ không đảm bảo. Mặt khác, Ngân hàng cho vay nông nghiệp ngắn hạn chủ yếu là

cho bà con nông dân vay để có vốn phục vụ cho vụ mùa, thu nhập của bà con cũng theo

mùa vụ nên ổn định trừ những trường hợp bà con sản xuất không hiệu quả, nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng được đảm bảo ổn định. Từ những nguyên nhân đó nên

nợ quá hạn của loại hình cho vay ngắn hạn phục vụ nông nghiệp luôn thấp hơn loại hình cho vay sản xuất kinh doanh.

- Tương tự, dư nợ quá hạn của các khoản cho vay góp kinh doanh nông thôn cũng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua từng năm trong tổng dư nợ quá hạn trung

hạn. Ở năm 2005 tỷ trọng là 62.39%, đến năm 2006 tăng lên thành 64.25%; và sang

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN " potx (Trang 42 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)