0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Sơ lược về Công ty kinh doanh than Hà Nội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 PPT (Trang 30 -84 )

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2. Sơ lược về Công ty kinh doanh than Hà Nội

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty kinh doanh than Hà Nội là một trong mười đơn vị trực thuộc

của Công ty kinh doanh than Miền Bắc, được thành lập ngày 09/12/1974 theo quyết định số 1878/ ĐT- QLKT của Bộ trưởng Bộ điện than. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là mảng hoạt động thương mại, chủ yếu phân phối

than cho khu vực Hà Nội và các tỉnh xung quanh Hà Nội như Hưng Yên, Hà

Tây cũ, Hòa Bình, …

Công ty kinh doanh than Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày

01/01/1975 và đó cũng là ngày thành lập của Công ty hiện nay. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông

và phân phối, ngày 25/11/1974, Hội Đồng Chính phủ ra quyết định số 254/

CP chuyển chức năng quản lý và cung ứng than từ Bộ vật tư qua Bộ điện than

với tên gọi ban đầu là “ Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội”. Trong quá trình phát triển, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ, Công ty đã nhiều lần thay đổi tên giao dịch của mình. Cuối cùng, ngày 19/12/2006, Hội đồng quản trị Công ty cổ

phần kinh doanh than Miền Bắc quyết định đổi tên Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội thành Công ty kinh doanh than Hà Nội và giữ nguyên tên

đó đến tận ngày nay.

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, gặp phải rất nhiều khó khăn,

thách thức, Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường

ngành than nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Là một đơn vị trực thuộc

của Tổng công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc, Công ty kinh doanh than Hà Nội luôn luôn thực hiện và hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà cấp trên giao cho. Với những thành tích đã đạt được, năm 1995, Công ty đã

Công ty là nỗ lực hết mình để đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh

trong ngành than nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.

2.2.2. Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty kinh doanh than Hà Nội là chế

biến và kinh doanh than. Công ty nhập than từ các mỏ than ở Quảng Ninh sau đó bán cho khách hàng, bên cạnh đó Công ty có chế biến một lượng than

nhỏ để bán theo nhu cầu của người tiêu dùng, hai loại than mà Công ty hiện đang chế biến là than tổ ong và than bánh.

2.2.3. Sản phẩm và thị trường

2.2.3.1. Sản phẩm

Công ty kinh doanh than Hà Nội nhập về 3 chủng loại than chính: than

cục, than cám, than bùn. Trong đó lại bao gồm nhiều loại than có chỉ số kỹ

thuật khác nhau, ví dụ, nhóm than cục bao gồm các loại than cục số 2, số 3, số

4, số 5; nhóm than cám bao gồm than cám số 3, số 4, số 5, số 6, số 7. Than chế biến là các loại than do Công ty sản xuất ra sử dụng nguyên liệu là các loại than nhập về, bao gồm hai loại là than tổ ong và than bánh.

Cơ cấu các chủng loại than theo doanh thu như sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh doanh

than Hà Nội theo doanh thu

Chủng loại than Tỷ trọng trong doanh thu

Than cục 10%

Than cám 70%

Than bùn 20%

Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường

Và dưới đây là danh mục than kinh doanh của Công ty kinh doanh

Bảng 2.2: Danh mục các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh

doanh than Hà Nội

STT Chủng loại than Địa điểm thu mua

I Than cục

1 Than cục số 2 Hòn Gai, Mạo Khê

2 Than cục số 3 Hòn Gai, Vàng Danh

3 Than cục số 4 Hòn Gai, Vàng Danh

4 Than cục số 5 Hòn Gai

II Than cám

1 Than cám số 3 Hòn Gai, Mạo Khê

2 Than cám số 4 Hòn Gai, Núi Hồng

3 Than cám số 5 Mạo Khê

4 Than cám số 6 Hòn Gai, Mạo Khê

5 Than cám số 7 Hòn Gai, Núi Hồng

III Than chế biến

1 Than tổ ong

2 Than đóng bánh

Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường

2.2.3.2. Thị trường

a) Thị trường đầu ra

Thị trường đầu ra của Công ty kinh doanh than Hà Nộitrước đây tuân theo sự phân vùng địa lý của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc,

vùng thị trường của doanh nghiệp bao gồm khu vực Hà Nội và các vùng lân cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu…

- Khách hàng là các tổ chức sản xuất: là các doanh ngiệp sản xuất

công nghiệp sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Nhóm khách hàng này tiêu thụ 70% sản lượng tiêu thụ của Công ty.

- Khách hàng là các tổ chức thương mại: là các doanh nghiệp mua

than của Công ty về để bán buôn và bán lẻ cho các nhà buôn nhỏ hơn và người tiêu dùng lẻ.

- Khách hàng là người sản xuất nhỏ và các hộ gia đình: là các khách

hàng tiêu dùng than cho mục đích sinh hoạt và sản xuất hộ gia đình. Nhóm khách hàng này tiêu thụ sản phẩm của Công ty với số lượng không lớn nhưng đây lại là một nhóm khách hàng đem lại cho Công ty nhiều lợi ích như: có thể

thu hồi vốn nhanh, đẩy mạnh tốc độ quay vòng của vốn, số lượng mua biến động không lớn.

Nhờ có sựđa dạng hóa sản phẩm mà Công ty đã đáp ứng đủ và đáp ứng

rất tốt nhu cầu của các nhóm khách hàng trên, từ đó giữ thị phần của mình trên thị trường ngành than cao hơn hẳn với các đối thủ khác như Công ty than Đông Bắc, Công ty than Nội Địa, … Vì việc xuất khẩu than ra nước ngoài do TKV quản lý nên Công ty kinh doanh than Hà Nội không có danh mục than

xuất khẩu.

Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành than và trong vùng thị trường này nên Công ty đã gây dựng được rất nhiều uy tín cũng như

kinh nghiệm, có được một số lượng khách hàng truyền thống đông đảo tiêu dùng phần lớn sản lượng than kinh doanh của Công ty. Có thể kể đến một vài “hộ tiêu dùng lớn” như Tổng công ty gốm sứ Việt Nam( Viglacera)( bao gồm

các nhà máy gạch), Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy xi măng Tiên Sơn, Nhà máy xi măng Sài Sơn, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Công ty bia Hà Nội,

Công ty cao su Sao Vàng…, ngoài ra là các đơn vị sản xuất nhỏ, các tổ chức thương mại và các hộ gia đình. Đối với các khách hàng trong các ngành thuộc

chế độ bao cấp giá, Công ty chỉ đóng vai trò trung gian vận chuyển từ mỏ than đến khách hàng, thực hiện theo đúng đơn giá quy định của ngành than. Từ khi thực hiện cơ chế thị trường trong ngành than, Công ty kinh doanh than Hà Nội đã có định hướng mở rộng thị trường của mình ra các vùng khác nhằm tìm kiếm thêm khách hàng, tuy nhiên hoạt động này của Công ty là không hiệu quả bởi chưa được chú trọng đúng mức, vì vậy đến nay Công ty

vẫn chỉ phục vụ than trong vùng thị trường được phân chia từ trước.

b) Thị trường đầu vào

Thị trường đầu vào có vai trò đặc biệt qua trọng đối với một doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh vì nều không có đầu vào sẽ không có đầu ra. Làm thế nào để tìm được thị trường đầu vào ổn định, chất lượng cao, số lượng dồi

dào là một vấn đề không dễ giải quyết của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với

các doanh nghiệp trong ngành than vì than là một loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo nên trữ lượng ngày càng thu hẹp.

Đối với Công ty kinh doanh than Hà Nội, do hoạt động trên thị trường

than từ rất sớm và hàng năm tiêu thụ một khối lượng than lớn nên Công ty trở

thành một khách hàng lâu năm và uy tín đối với các mỏ than tại Quảng Ninh,

vấn đề nguồn cung than đối với Công ty có phần dễ dàng hơn so với các

doanh nghiệp mới vào ngành khác.

Dựa trên nguyên tắc là doanh nghiệp thu mua than tại các mỏ và các Công ty khai thác than thuộc TKV, hiện Công ty đang nhập than tại nhiều mỏ

khác nhau với những sản phẩm than khác nhau, có thể kể đến như Mỏ than

Mạo Khê, Mỏ than Hà Tu, Mỏ than Hòn Gai, Cao Sơn, Vàng Ranh, Uông Bí,

Cẩm Phả… Trong đó ba nhà cung cấp lớn nhất là Mỏ than Mạo Khê, Mỏ than

Hà Tu, Mỏ than Hòn Gai, hàng năm cung cấp cho Công ty trung bình khoảng

than của các mỏ này rất tốt với thông số kỹ thuật khá chuẩn xác đã đáp ứng được những khách hàng khó tính của Công ty.

2.2.4. Nguồn nhân lực và nguồn vốn

Hiện nay tổng số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 92 người,

bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý các trạm và nhân viên bán hàng tại các trạm. Các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành than, đội ngũ nhân viên văn phòng nhiệt tình và ham học hỏi… Nhìn chung Công ty có cơ cấu

nhân sự thống nhất từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng ăn

khớp nhau, cán bộ công nhân viên hòa đồng tạo môi trường làm việc thân

thiện nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều.

Do hoạt động hiệu quả trong nhiều năm và là một đơn vị trực thuộc của

công ty mẹ là Công ty cố phần kinh doanh than Miền Bắc nên Công ty kinh doanh than Hà Nội có thể huy động được vốn từ nhiều nguồn khi cần thiết, cụ

thể là:

- Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tích lũy qua nhiều năm

- Nguồn tài trợ của Công ty mẹ

- Vốn vay dài hạn của các ngân hàng

Có thể nói Công ty có năng lực vồn tài chính và vốn nhân lực rất lớn,

rất dễ dàng huy động đầu tư vào các sự án phát triển trong tương lai nếu cần.

2.2.5. Mạng lưới kênh phân phối

Mạng lưới phân phối của Công ty kinh doanh than Hà Nội bao gồm các

trạm chế biến và kinh doanh than cùng với hệ thống các cửa hàng bán than tại

các trạm.

Có thể hình dung hệ thống kênh phân phối than của Công ty theo sơ đồ

2.1 ở trang bên. Trước năm 2006, Công ty chỉ quản lý bốn trạm chế biến và kinh doanh than là các trạm Cổ Loa, Ô Cách, Giáp Nhị và Vĩnh Tuy. Năm

2006, Công ty sáp nhập thêm trạm Sơn Tây, năm 2007 Công ty sáp nhập

thêm trạm Hòa Bình theo sự điều phối của công ty mẹ, đến nay tổng cộng Công ty đã có sáu trạm chế biến và kinh doanh than. Các trạm than này có quy mô to nhỏ khác nhau nên cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than hàng

năm cũng khác nhau. Trong bảng 2.3 là cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than trong năm 2008 của Công ty kinh doanh than Hà Nội.

Hình 2.3: Sơđồ hệ thống kênh phân phối của Công ty kinh doanh than

Hà Nội năm 2009

Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính

. Trong bảng 2.3 là cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than trong năm

2008 của Công ty kinh doanh than Hà Nội.

Các trạm chế biến và kinh doanh than

Trạm Cổ Loa Trạm Giáp Nhị Trạm Vĩnh Tuy Trạm Ô Cách Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 3 Cửa hàng số 2 Trạm Hòa Bình Trạm Sơn Tây Cửa hàng Đông Anh

Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực và sản lượng tiêu thụ của Công ty kinh doanh

than Hà Nội năm 2008

STT Trạm CB& KD than Số nhân viên (người) Tỷ lệ nhân viên (%) Sản lượng tiêu thụ (tấn) Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ 1 Giáp Nhị 7 7,6 63000 15% 2 Vĩnh Tuy 32 34,8 155400 37% 3 Cổ Loa 9 9,8 63000 15% 4 Ô Cách 6 6,5 71400 17% 5 Sơn Tây 4 4,3 33600 8% 6 Hòa Bình 4 4,3 33600 8% Tổng cộng 92 100 420000 100%

Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường

Nhìn vào bảng trên ta thấy trạm chế biến và kinh doanh than Vĩnh Tuy

là trạm than có số nhân viên đông nhất( chiếm 34,8% tổng số nhân viên của

Công ty) và tiêu thụ sản lượng than nhiều nhất( chiếm 37% tổng sản lượng

than tiêu thụ của Công ty), nguyên nhân là do trong trạm than Vĩnh Tuy có

một hệ thống gồm ba cửa hàng kinh doanh than, các cửa hàng này có quy mô

tương đương với các trạm than khác, trạm than Vĩnh Tuy nằm ở đầu mối giao

thông giữa Hà Nội và Hưng Yên, lại rất thuận lợi về bến bãi vì nằm trên bờ

sông Hồng vì vậy nó cung cấp than cho cả vùng rộng lớn.

Phương thức vận chuyển hàng hóa cũng là một vấn đề đáng quan tâm,

khách hàng không chỉ yêu cầu hàng hóa tốt mà còn phải yêu cầu được chuyển đến nhanh chóng và thuận tiện. Phương thức vận chuyển hợp lý giúp doanh

nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ. Do tính đặc thù của than là một loại hàng hóa nặng, nguồn cung than xa

đến tận tay khách hàng tốn kém một khoản chi phí không nhỏ, nó làm tăng

giá thành than lên rất nhiều so với giá nhập than.

Gía xuất= Gía nhập + Chi phí vận chuyển

Vì việc vận chuyển than đến tay người tiêu dùng của Công ty hoàn toàn là thuê ngoài nên giá than tại mỗi nơi lại khác nhau tùy thuộc vào chi phí vận

chuyển than. Chi phí vận chuyển này cao hay thấp lại phụ thuộc vào vị trí địa

lý của khách hàng và phương tiện vận chuyển.

Hiện nay, đối với vận chuyển từ các mỏ than về các trạm than, Công ty

sử dụng phương tiện vận chuyển chủ yếu là đường thủy và đường sắt. Trong đó vận chuyển đường thủy là chủ yếu, chiếm khoảng 85-90% sản lượng nhập

về, vận chuyển đường sắt chỉ chiếm khoảng 10-15%. Chi phí vận chuyển cho

một tấn than( khoảng 50.000 – 55.000 đồng/ tấn) và khối lượng vận chuyển là

như nhau( khoảng 1000 tấn/ lần vận chuyển) nhưng vận tải đường thủy thuận

tiện hơn về bến bãi nên được Công ty sử dụng làm phương tiện vận chuyển

chủ yếu.

Vấn đề làm thế nào để vận chuyển than đến tay khách hàng nhanh gọn

và kịp thời nhất cũng là vấn đề được Công ty hết sức quan tâm. Hiện nay phương tiện giao hàng chính là vận tải đường bộ. Đối với các khách hàng tiêu thụ với số lượng lớn và có nhu cầu Công ty sẽ giao hàng tận nơi, giá bán có

tính chi phí vận chuyển. Đối với những khách hàng tiêu thụ sản lượng ít hoặc

không có nhu cầu vận tải, Công ty sẽ để họ tự vận chuyển, giá bán không tính thêm chi phí vận chuyển.

2.3. Tình hình hoạt động của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến hết năm 2008 năm 2008

Mang trong mình những ưu thế vốn có của một ngành công nghiệp năng lượng, được nâng niu chiều chuộng như những đứa con cưng của nền

và lợi thế của mình. Bởi vậy mà năm 2008, khi mà hầu hết tất cả các ngành khác trong nền kinh tế lao đao vì khủng kinh tế, tài chính nặng nề thì ngành than vẫn ung dung tiến bước với mức tăng trưởng cao tương đương với những năm về trước.

Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng là một doanh nghiệp trong ngành than, chuyên về mảng kinh doanh than, tức là cung ứng than trên thị trường.

Cũng giống như bất kì doanh nghiệp nào trong ngành than, hoạt động kinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 PPT (Trang 30 -84 )

×