Nguồn nhân lực và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn: Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015 ppt (Trang 35 - 38)

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.4.Nguồn nhân lực và nguồn vốn

Hiện nay tổng số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 92 người,

bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý các trạm và nhân viên bán hàng tại các trạm. Các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành than, đội ngũ nhân viên văn phòng nhiệt tình và ham học hỏi… Nhìn chung Công ty có cơ cấu

nhân sự thống nhất từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng ăn

khớp nhau, cán bộ công nhân viên hòa đồng tạo môi trường làm việc thân

thiện nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều.

Do hoạt động hiệu quả trong nhiều năm và là một đơn vị trực thuộc của

công ty mẹ là Công ty cố phần kinh doanh than Miền Bắc nên Công ty kinh doanh than Hà Nội có thể huy động được vốn từ nhiều nguồn khi cần thiết, cụ

thể là:

- Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tích lũy qua nhiều năm

- Nguồn tài trợ của Công ty mẹ

- Vốn vay dài hạn của các ngân hàng

Có thể nói Công ty có năng lực vồn tài chính và vốn nhân lực rất lớn,

rất dễ dàng huy động đầu tư vào các sự án phát triển trong tương lai nếu cần.

2.2.5. Mạng lưới kênh phân phối

Mạng lưới phân phối của Công ty kinh doanh than Hà Nội bao gồm các

trạm chế biến và kinh doanh than cùng với hệ thống các cửa hàng bán than tại

các trạm.

Có thể hình dung hệ thống kênh phân phối than của Công ty theo sơ đồ

2.1 ở trang bên. Trước năm 2006, Công ty chỉ quản lý bốn trạm chế biến và kinh doanh than là các trạm Cổ Loa, Ô Cách, Giáp Nhị và Vĩnh Tuy. Năm

2006, Công ty sáp nhập thêm trạm Sơn Tây, năm 2007 Công ty sáp nhập

thêm trạm Hòa Bình theo sự điều phối của công ty mẹ, đến nay tổng cộng Công ty đã có sáu trạm chế biến và kinh doanh than. Các trạm than này có quy mô to nhỏ khác nhau nên cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than hàng

năm cũng khác nhau. Trong bảng 2.3 là cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than trong năm 2008 của Công ty kinh doanh than Hà Nội.

Hình 2.3: Sơđồ hệ thống kênh phân phối của Công ty kinh doanh than

Hà Nội năm 2009

Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính

. Trong bảng 2.3 là cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than trong năm

2008 của Công ty kinh doanh than Hà Nội.

Các trạm chế biến và kinh doanh than

Trạm Cổ Loa Trạm Giáp Nhị Trạm Vĩnh Tuy Trạm Ô Cách Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 3 Cửa hàng số 2 Trạm Hòa Bình Trạm Sơn Tây Cửa hàng Đông Anh

Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực và sản lượng tiêu thụ của Công ty kinh doanh

than Hà Nội năm 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Trạm CB& KD than Số nhân viên (người) Tỷ lệ nhân viên (%) Sản lượng tiêu thụ (tấn) Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ 1 Giáp Nhị 7 7,6 63000 15% 2 Vĩnh Tuy 32 34,8 155400 37% 3 Cổ Loa 9 9,8 63000 15% 4 Ô Cách 6 6,5 71400 17% 5 Sơn Tây 4 4,3 33600 8% 6 Hòa Bình 4 4,3 33600 8% Tổng cộng 92 100 420000 100%

Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường

Nhìn vào bảng trên ta thấy trạm chế biến và kinh doanh than Vĩnh Tuy

là trạm than có số nhân viên đông nhất( chiếm 34,8% tổng số nhân viên của

Công ty) và tiêu thụ sản lượng than nhiều nhất( chiếm 37% tổng sản lượng

than tiêu thụ của Công ty), nguyên nhân là do trong trạm than Vĩnh Tuy có

một hệ thống gồm ba cửa hàng kinh doanh than, các cửa hàng này có quy mô

tương đương với các trạm than khác, trạm than Vĩnh Tuy nằm ở đầu mối giao

thông giữa Hà Nội và Hưng Yên, lại rất thuận lợi về bến bãi vì nằm trên bờ

sông Hồng vì vậy nó cung cấp than cho cả vùng rộng lớn.

Phương thức vận chuyển hàng hóa cũng là một vấn đề đáng quan tâm,

khách hàng không chỉ yêu cầu hàng hóa tốt mà còn phải yêu cầu được chuyển đến nhanh chóng và thuận tiện. Phương thức vận chuyển hợp lý giúp doanh

nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ. Do tính đặc thù của than là một loại hàng hóa nặng, nguồn cung than xa

đến tận tay khách hàng tốn kém một khoản chi phí không nhỏ, nó làm tăng

giá thành than lên rất nhiều so với giá nhập than.

Gía xuất= Gía nhập + Chi phí vận chuyển

Vì việc vận chuyển than đến tay người tiêu dùng của Công ty hoàn toàn là thuê ngoài nên giá than tại mỗi nơi lại khác nhau tùy thuộc vào chi phí vận

chuyển than. Chi phí vận chuyển này cao hay thấp lại phụ thuộc vào vị trí địa

lý của khách hàng và phương tiện vận chuyển.

Hiện nay, đối với vận chuyển từ các mỏ than về các trạm than, Công ty

sử dụng phương tiện vận chuyển chủ yếu là đường thủy và đường sắt. Trong đó vận chuyển đường thủy là chủ yếu, chiếm khoảng 85-90% sản lượng nhập

về, vận chuyển đường sắt chỉ chiếm khoảng 10-15%. Chi phí vận chuyển cho

một tấn than( khoảng 50.000 – 55.000 đồng/ tấn) và khối lượng vận chuyển là

như nhau( khoảng 1000 tấn/ lần vận chuyển) nhưng vận tải đường thủy thuận

tiện hơn về bến bãi nên được Công ty sử dụng làm phương tiện vận chuyển

chủ yếu.

Vấn đề làm thế nào để vận chuyển than đến tay khách hàng nhanh gọn

và kịp thời nhất cũng là vấn đề được Công ty hết sức quan tâm. Hiện nay phương tiện giao hàng chính là vận tải đường bộ. Đối với các khách hàng tiêu thụ với số lượng lớn và có nhu cầu Công ty sẽ giao hàng tận nơi, giá bán có

tính chi phí vận chuyển. Đối với những khách hàng tiêu thụ sản lượng ít hoặc

không có nhu cầu vận tải, Công ty sẽ để họ tự vận chuyển, giá bán không tính thêm chi phí vận chuyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015 ppt (Trang 35 - 38)