1.6.1 Giới thiệu đối tượng tiền đang chuyển:
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của DN đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, đã gửi bưu điện chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng.
Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:
- Thu tiền mặt séc nộp thẳng vào ngân hàng
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác Thu tiền bán hàng nộp thuế vào kho bạc (giao tiền tay ba giữa DN với người mua hàng và kho bạc nhà nước).
- Tiền DN đã lưu ý cho các hình thức thanh toán séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển khoản.
1.6.2 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
Tiền đang chuyển sử dụng các loại chứng từ như: Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc.
Các chứng từ gốc kèm theo khác như: séc các loại, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
1.6.3 Tài khoản sử dụng:
Việc hạch toán tiền đang chuyển được hạch toán trên tài khoản 113 – “Tiền đang chuyển”
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113 – Tiền đang chuyển
Bên nợ:
Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ
Bên có:
Số kết chuyển vào tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng, hoặc tài khoản có liên quan. Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển
cuối kỳ.
Số dư bên nợ:
Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ
Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển có 2 tài khỏn cấp 2:
Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền Việt Namđang chuyển Tài khoản 1132 – Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
1.6.4 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền đang chuyển (Xem sơ đồ 1.6.4)
SƠ ĐỒ 1.6.4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
111,112 113 112
Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng Nhận được giấy báo có
hoặc chuyển tiền gửi NH của NH về số tiền đã gửi trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo có
được giấy báo có
131 331
Thu nợ nộp thẳng vào NH Nhận được giấy báo nợ
nhưng chưa nhận được giấy báo có của NH về số tiền đã trả
511,512,515,711 413
Thu nợ nộp thẳng vào NH nhưng chưa Chênh lệch tỷ giá giảm nhận được giấy báo có do đánh giá lại
333(3331)
Thuế GTGT
413
Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VẾ CÔNG TY TNHH B.O.T CẦU RẠCH MIỄU
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH B.O.T cầu Rạch Miễu:
2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH B.O.T cầu Rạch Miễu:
Công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu được thành lập để thay mặt liên doanh của 3 Tổng công ty đó là: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 và Tổng công ty xây dựng công trình 6 để quản lý vốn B.O.T theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao công trình cầu Rạch Miễu theo phương thức áp dụng cho đầu tư trong nước.
Công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu thành lập theo Quyết Định số 729/2003/QĐ-BGTVT của bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5502-00031 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bến Tre đăng ký lần đầu vào ngày 24/04/2002 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 26/03/2003. Công ty
TNHH – BOT cầu Rạch Miễu là Công ty liên Doanh giữa các công ty có tỷ lệ vốn góp như sau :
- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1(Cienco1) 51%
- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5(Cienco5) 25%
- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6(Cienco6) 24%
Công ty được chấp thuận theo số : 08/GĐ-BKH-ĐTTN của Bộ trưởng BỘ Kế Hoạch Đầu Tư quyết định chấp thuận thực hiện đầu tư theo phương thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (B.O.T) để đầu tư xây dựng các hạng mục phần.
2.2.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
- Đầu tư Xây Dựng – Kinh doanh – Chuyển Giao công trình cầu Rạch Miễu (B.O.T)
- Du lịch sinh thái
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
- Quảng cáo
- Cung cấp xăng dầu
- Vận chuyển hành khách, bến xe, bãi đậu xe.
- Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, dân cư.
- Dịch vụ điện thoại
- Dịch vụ bảo dưỡng xe cơ động
Trong thời gian này chủ yếu là thu phí giao thông đường bộ để hoàn vốn vay đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Mễu
2.2 Tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty: 2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý: 2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý:
- Hội dồng thành viên gồm: 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch và ban kiểm soát. (Quản lý từ xa, không trực tiếp làm việc tại công ty)
- Ban giám đốc gốm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Các phòng ban tại công ty bao gồm 4 phòng ban:
Phòng kế toán kinh doanh: Quản lý tiến độ, công tác dự toán, thanh toán và các thủ tục hợp đồng theo quy định.
Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý khối lượng, chất lượng công trình, công tác an toàn lao động và các công tác kỹ thuật khác.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự và các công tác tổ chức của công ty. Phòng tài chính kế toán: Vay vốn, quản lý vốn, theo dõi trả nợ vay và các công
tác kế toán của Doanh Nghiệp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Để thực tốt việc duy trì bộ máy quản lý của công ty, thì công ty luôn coi trọng công tác tổ chức sắp xếp bộ máy Lãnh đạo, quản lý của công ty. Cơ cấu của công ty luôn có sự thay đổi để phù hợp nhu cầu và nhiệm vụ của từng giai đoạn. Mối quan hệ giữa các bộ phận luôn có sự bình đẳng, hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, Căn cứ vào chủ trương chính sách, pháp luật của nhả nước Giám đốc công ty xây dựng và ban hành Quy chế về chức năng – nhiệm vụ - quyền hạn - trách nhiệm của các phòng chức năng của công ty.
2.2.2 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban: a, Phòng tổ chức Hành chính: - Chức năng: GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòn g kỹ thuật công nghệ Phòn g Kế hoạch Phòn g tài chính Kế toán Phòn g tổ chức hánh
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác bố trí, đều động nhân sự, quản lý nhân sự, chế độ chunh1 sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thanh tra pháp chế, hành chính nội bộ cơ quan.
- Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự và lập các thủ tục báo cáo Giám đốc Công ty đề bạc cán bộ đúng tiêu chuẩn của ngành quy định.
Nghiên cứu các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ hưu trí, chế độ BHXH, BHYT để Giám đốc vận dụng thực hiện cho cán bộ công nhân viên theo đúng quuy định của nhà nước.
Trực tiếp lập các thủ tục để thực hiện các chế độ nâng lương, nâng bậc, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thôi việc…
b, Phòng kỹ thuật công nghệ:
- Chức năng:
Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc về mặt quản lý chất lượng, kỹ thuật thi côn, tổ chức giám sát thi công, tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành đặt chất lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế dự toán được phê duyệt dự án.
- Nhiệm vụ:
Quản lý kiểm tra, hướng dẫn các đối tác có liên quan thực hiện các công trình, hạng mục công trình theo đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt quy trình kỹ thuật, hợp đồng kinh tế đã ký.
Thực hiện các vấn đề kỹ thuật, tiến độ thi công, bố trí nhân sự trong phòng, tham gia giám sát việc thi công đặc biệt là dự án cầu Rạch Miễu.
c , Phòng kế hoặc kinh doanh
- Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốcvề kế hoặc quản lý dự án BOT cầu Rạch Miễu, kế hoặc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh , định hướng phát triển dài hạn của công ty về mọi mặt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của công ty được Bộ giao thông vận tải giao phó.
Xây dựng kế hoặc quản lý dự án BOT cầu Rạch Miễu, tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ của các đơn vị thi công các hạng mục dự án.
- Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm và kế hoạch dài hạn của công ty
Cùng với các phòng nghiệp vụ của công ty để xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với các đối tác, nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch tiếp thị và liên doanh liên kết kinh tế.
d, Phòng tài chính kế toán:
- Chức năng:
+ Làm chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác nghiệp vụ tài chính kế toán, quản lý các nguồn vốn của công ty. Đồng thời lập và quản lý các thủ tục, chứng từ, hóa đơn về công tác tài chính kế toán theo pháp luật hiện hành của nhà nước và theo quy định của cấp trên.
- Nhiệm vụ:
Phối hợp với phòng kỹ thuật công nghệ xây dựng chỉnh lý các định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu trên theo đúng tỷ lệ, chế độ hiện hành và quy định của cấp trên.
Thực hiện nghiêm túc các chế độ về thuế, chính sách đài thọ cấp trên và các chính sách khác đối với người lao động theo đúng chế độ chính sách, pháp luật và theo đúngquy chế của cấp trên.
2.2.3 Tổ chức sản xuất: a,Trạm thu phí: a,Trạm thu phí:
- Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc công ty về tình hình thu phí giao thông đường bộ, đảm bảo doanh thu đạt mức kế hoạch.
- Nhiệm vụ: Thu đúng, thu đủ đảm bảo doanh thu. Ngoài ra, còn đảm bảo giao thông thông suốt.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG CÔNG TY TNHH B.O.T CẦU RẠCH MIỄU
3.1.1 Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán:
Sơ đồ tổ chức phòng tài chính kế toán
Giao việc Báo cáo
Tổng hợp đối chiếu sổ quỹ
3.1.2 Tổ chức công tác kế toán:
a, Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ, chế độ kế toán áp dụng trong kế toán:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán: Sử dụng dồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
- Hình thức áp dụng: Chứng từ ghi sổ
b, Các chính sách kế toán áp dụng tại Doanh Nghiệp b.1 Nguyên tắc xác định các khoản tiền:
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền:
Là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp
(kiêm kế toán thanh toán)
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ được kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
b.2 Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
b.3 Nguyên tắc ghi nhận các khoản thu thương mại và các khoản thu khác:
- Nguyên tắc ghi nhận:
Các khoản phải thu thương mại được ghi nhận theo giá gốc trừ các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi ước tính vào thời điểm cuối năm tài chính.
- Lập dự phòng phải thu kho đòi:
Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 1 năm trở lên DN đã đòi nhiều lần nhưng chua thu được nợ và các khoản nợ dưới 1 năm nhưng con nợ có dấu hiệu không trả nợ được tính vào chi phí quản lý Doanh Nghiệp trong năm.
Phương pháp ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được áp dụng theo thời gianquy định tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính
- Tài sản cố định vô hình: bao gồm quyền sử dụng đất
b.4 Nguyên tắc vốn hóa các khoản đi chi phí đi vay (CPDDV) và chi phí khác
Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay:
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu thư xây dựng hoặc tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh te61trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí vay có thể xác định được một cách đánh tin cậy.
b,5 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khác
Tổ chức tốt công tác kế toán sẽ giúp cho việc: Cung cấp thông tin kế toán kịp thời đầy đủ
Phản ánh kịp thời tình hình biến động của tài sản, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giảm bớt khối lượng công việc trùng lắp, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
c. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán:
Đảm bảo thu nhận và hệ thống hóa thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính, phù hợp với quy mô đặc điểm của Doanh Nghiệp, phù hợp với trình độ khả năng của đội ngũ các bộ kế toán, khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép của doanh nghiệp, phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Để thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về trạng thái và biến động của tài sản cụ thể nhằm phục vụ hịp thời Ban lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kinh doanh của