Rạch Miễu
* Chứng từ phát sinh trước khi đến phòng kế toán gồm:
Kèm theo caca giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng là hợp đồng, thanh lý hợp đồng, bảng báo giá…
- Tiếp nhận chứng từ, từ các phòng ban phát sinh nghiệp vụ
- Kế toán thanh toán kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp lý, hợp phap1neu61 không có vấn đề gì sẽ ký nhận vào phần dành cho Kế toán thanh toán.
- Chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và ký vào chứng từ phần dành cho kế toán trưởng
- Chuyển chứng từ đã được kiểm tra, trình lên Giám đốc duyệt, ký
- Chuyển chứng từ đã được ký duyệt cho kế toán thanh toán lập phiếu thu, phiếu chi tùy vào nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sau đó chứng từ thu, chi sẽ được kế toán thanh toán
- Chuyển cho làm thủ quỹ làm căn cứ thu tiền, chi tiền ghi sổ quỹ
- Sau khi công việc thu, chi kết thúc, đến cuối ngày Thủ quỹ sẽ giao lại chứng từ cho kế toán
- Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán lập bảng cân đối phát sinh tài khoản, rồi lập bảng cân đối phát sinh quý.
a, Tiền mặt nhập quỹ
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào séc lĩnh tiền, giấy nộp tiền, các chứng từ khác liên quan đến việc thu tiền, kế toán lập phiếu thu tiền mặt in làm 3 liên. Một liên lưu tại chứng từ, một liên giao cho người nộp, một liên giao cho thủ quỹ làm căn cứ ghi sổ.
b,Chi quỹ tiền mặt:
Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán các khoản nợ, tạm ứng hay các khoản phí dịch vụ hoạt động quản lý của Công ty thì Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng, các chứng từ hóa đơn có liên quan, sau đó kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, trình Kế toán Trưởng kiểm tra, được Giám đốc duyệt làm căn cứ lập phiếu chi. Nội dung của phiếu cho bao gồm: ngày tháng năm chi tiền.Người nhận tiền, địa chỉ, lý do nhận tiền. Số tiền và phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng, Người lập phiếu, Thủ quỹ, người nhận tiền.
3.2.3.4 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng trong ghi chép kế toán Tiền mặt tại Công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu
- 1111- Tiền mặt
- 1121 –Tiền gửi ngân hàng
- 141- Tạm ứng
- 153 – Công cụ dụng cụ
- 211 – Tài sản cố định hữu hình
- 213 - Tài sản cố định vô hình
- 331 – Phải trả cho người bán
- 334 –Phải trả cho người lao động
- 3382 – Kinh phí công đoàn
- 3383 – Bảo hiểm xã hội
- 3384 – Bảo hiểm y tế
- ….
- 642- Chi phí quản lý
a, Hạch toán một số nghiệp vụ cụ thể tại Doanh Nghiệp:
Một số nghiệp vụ phát sinh liên quanđến thu tiền mặt tại Công ty
1/ Phiếu thu số 01 ngày 14 tháng 01 năm 2008: Thủ quỹ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số tiền 10.000.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 111: 10.000.000 Có TK 112: 10.000.000
2/ Phiếu thu số 02 ngày 14 tháng 01 năm 2008; Huỳnh hị uov61 Hống – phòng Tổ chức Hành chánh nộp lại tiền tạm ứng, số tiền 5.000.000đ
Kế toán định khoản :
Nợ TK 111: 5.000.000 Có TK 141: 5.000.000
3/ Phiếu thu số 03 ngày 21 tháng 01 năm 2008: Thủ quỹ thu tiền thuế thu nhập cá nhan6qua lương tháng 12 năm 2008 của CB CNV công ty, số tiền 365.926đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 111: 365.926 Có TK 3335:365.926
4/ Phiếu thu số 04 ngày 21 tháng 01 năm 2008: Thủ quỹ thu tiền bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế qua lương tháng 12 năm 2008, số tiền 1.682.910đ
Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 1.682.910 Có TK 3383: 1.402.425 Có TK 3384: 6.237 Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 1.682.910 Có TK 3383: 31.185 Có TK 3384: 6.237
5/ Phiếu thu số 07 ngày 31 tháng 01 năm 2008: Đào Duy Từ- KT-CN nộp lại tiền ứng trước chi không hết, số tiền 2.500.000đ
Kế toán định khoản:
Có TK 141: 2.500.000
* Xuất quỹ tiền mặt:
Các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt phát sinh chủ yếu liên quan đến chi phí quản lý như chi thanh toán nhiên lieu65cho ô tô, xe máy, xuồng máy và các khoản chi tạm ứng khác tại công ty
Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yều:
1/ Phiếu chi số 01 ngày 01 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền nhiên liệu ô tô, tiếp khách, số tiền 4.412.400đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 642:4.124.000 Nợ TK 133: 288.400 Có TK 111: 4.412.400
2/ Phiếu chi số 02 ngày 02 tháng 09 năm 2008: Lê Văn Thanh – Lái xuồng thanh toán tiền nhiên liệu xuồng, điện thoại tháng 12/2008, số tiền 1.665.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 642: 1.550.000 Nợ TK 133: 115.000 Có TK 111: 1.665.000
3/ Phiếu chi số 03 ngày 09 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền nhiên liệu ca nô, điện thoại tháng 12 năm 2008, số tiền 2.564.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 642: 2.360.000 Nợ TK 133: 204.000 Có TK 111: 2.564.000
4/ Phiếu chi số 04 ngày 12 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền nhiên liệu xe máy tháng 11+ 12/2007, số tiền 1.880.000đ
Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 1.709.090 Nợ TK 133: 170.909 Có TK 111: 1.880.000
5/ Phiếu chi 05 ngày 12 tháng 01 năm 2008: tạm ứng tiền cho nhân viên để giải quyết chuyện gia đình, số tiền 3.000.000đ
Kế toán định khoản :
Nợ TK 141: 3.000.000 Có TK 111: 3.000.0000
6/ Phiếu chi số 06 ngày 23 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền chi vượt quá tiền tạm ứng , số tiền 768.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 642:768.000 Có TK 111: 768.000
3.3.4 Kế toán tiền gửi ngân hàng 3.3.4.1 Chứng từ ghi sổ 3.3.4.1 Chứng từ ghi sổ
Tiền gửi là số tiền mà Doanh Nghiệp gửi tại ngân hàng và kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý
Chứng từ sử dụng để làm căn cứ ghi chép các nghiệp vụ kimh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng là các giấy báo có, giấy báo nợ, phiếu tính lãi, sổ phụ, kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc lãnh tiền mặt, các hóa đơn thu phí chuyển khoản, cùng với các chứng từ có liên quanđến nội dung kinh tế.
3.3.4.2 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Khi nhận được các chứng từ phát sinh từ các bộ phận gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ, tính đầy đủ và tính có thật của nghiệp vụ phát sinh. Sau đó, kế toán tiến hành làm thủ tục thanh toán qua ngân hàng bằng lệnh ủy nhiệm chi (UNC). UNC được lập thành 3 liên, có các nội dung cơ bản sau:
Số tiền bằng số Số tiền bằng chữ
Nội dung của nghiệp vụ kinh tế Đơn vị người yêu cầu
Số tài khoản
Ngân hàng người yêu cầu Đơn vị người hưởng
Số tài khoản
Ngân hàng người thụ hưởng
Phải có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng và chủ tài khoản đã đã đăng ký tại ngân hàng (kho bạc) và con dấu của cơ quan.
Để thuận lợi và giảm bớt khối lượng công việc trong việc theo dõi tiền gửi ngân hàng nên công ty chỉ mở một tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển Bến Tre và một tài khoản tài kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre.
Công việc hàng ngày của kế toán tiền gửi ngân hàng , kho bạc là căn cứ vào các giấy báo có, giấy báo nợ, ủy nhiệm chi sẽ ghi chép vào sổ chi tiết tài khoản 1121- tiền gửi ngân hàng; 1122- tiền gửi kho bạc
Căn cứ vào số phát sinh đã được đối chiếu với ngân hàng bên Nợ của tài khoản 1121, 1122, và Có tài khoản 1121, 1122 để lập chứng từ ghi sổ
Từ chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ sẽ được đóng thành cuốn và được lưu trữ cẩn thận.