Giải pháp trong lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 77 - 79)

3.1.1 .Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

5/ Chương trình đào tạo NNL cho hệ thống chính trị TP

3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Tp.HCM giai đoạn 2012-2020

3.3.1. Giải pháp trong lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo

Xây dựng đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề ra; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục; đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy gắn lý thuyết với thực tiễn; để giáo viên tích cực thâm nhập thực tế, tìm hiểu thực tiễn thuộc lĩnh vực giảng dạy, đào tạo.

Xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể các trường ĐH, CĐ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ưu tiên cho các cơ sở đào tạo ngành nghề kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các ngành nghề có nhu cầu nhân lực trình độ cao. Tạo điều kiện thuận lợi để các trường thu hút nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn vay Nhà nước (theo chương trình kích cầu đầu tư hoặc trái phiếu chính phủ), vay và viện trợ, hợp tác nước ngoài, vốn từ các doanh nghiệp và từ các tổ chức chính trị xã hội để đầu tư xây dựng trường, xây dựng ký túc xá đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho sinh viên.

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, trong đó chú trọng gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp,

của các trường tiên tiến của nước ngoài.

Tăng cường hợp tác với các cơ quan quản lý, ngân hàng, công ty, doanh nghiệp có uy tín; các cá nhân có tâm huyết và trình độ cao trong chun mơn ở Việt Nam và nước ngoài trong việc mời thỉnh giảng, báo cáo ngoại khóa, các chương trình hỗ trợ đào tạo cho các trường.

Cải tiến nội dung, hình thức hướng nghiệp tại các trường phổ thông trung học, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp đúng đắn nhằm phục vụ tốt yêu cầu phân luồng. Tăng cường thông tin kịp thời, giúp nhân dân xác định được lĩnh vực ngành nghề, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, trình độ theo học. Xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu quả đề án dạy nghề lao động nông thôn.

Chuyển dạy nghề sang hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phát triển dạy nghề gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động ở cả 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, trong đó tập trung đào tạo nghề trình độ cao trong những ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí, hóa chất, điện từ - công nghệ thông tin, chế biến tinh thực phẩm và các ngành dịch vụ , giá trị gia tăng cao (du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng…) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quy hoạch, phát triển hệ thống đào tạo nghề nghiệp TP; sắp xếp lại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giảm sự chồng chéo trong cơ cấu ngành nghề đào tạo giữa các trường học; xây dựng các mơ hình đào tạo .

Tăng kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp của TP: Có kinh phí dành cho các chương trình mục tiêu phát triển công tác đào tạo nhân lực theo lĩnh vực ngành nghề trọng tâm; đầu tư cho chương trình “đào tạo có địa chỉ”; có kinh phí đầu tư tập trung, đồng bộ các cơ sở được quy hoạch để đào tạo có chất lượng.

Xây dựng hệ thống giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức và phương thức đào tạo, chuẩn hóa chương trình đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, liên thông với nhau.

trong cùng một ngành và liên thông ngang giữa các ngành với nhau.

Hệ thống GD & ĐT mở theo chiều hướng: một là gắn đào tạo với thực tiễn; hai là mở với thế giới hiện đại: tiếp thu vận dụng sáng tạo tư duy thành tựu KH – CN

mới đi đôi với giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc; ba là mở đối với mọi người, mọi

thành phần kinh tế tham gia học và đào tạo.

Đẩy mạnh phát triển giáo dục từ xa và thường xuyên khuyến khích mọi người tham gia học tập, tạo cơ hội cho mọi người học. Giáo dục và động viên bằng những hình thức thích hợp làm cho mỗi người trong cộng đồng ý thức rõ sự cần thiết phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, học tập suốt đời.

Bảo đảm sự công bằng cho mọi người trong việc tiếp cận và hưởng thụ nền giáo dục cơ sở, mở rộng giáo dục cộng đồng, tạo nhiều cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 77 - 79)