Đặc điểm và vai trò kinh tế-xã hội Thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 37 - 42)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm và vai trò kinh tế-xã hội Thành phố

TP.HCM nằm ở vị trí trung tâm Nam Bộ, là đầu mối giao thông lớn và quan trọng, nối liền với các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ của cả nước ra thế giới, giáp Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh phía Tây bắc, giáp Đồng Nai ở phía Đông và Đông Bắc, giáp Bà Rịa – Vũng Tàu phía Đơng nam, Tây và Tây Nam giáp Long An

và Tiền Giang, phía Nam giáp với Biển Đơng. Có bờ biển dài 15km.

Hệ thống cảng Sài Gòn giao lưu với các cảng trong nước và thế giới, hiện tại có thể tiếp nhận tàu trọng tải 15-20 ngàn tấn, với năng lực hoạt đông 10 triệu tấn/năm và có khả năng mở rộng, nâng cấp lên đến 16 triệu tấn/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong các sân bay quốc tế lớn trong khu vực Đơng Nam Á, hiện tại có 31 đường

bay trong nước, 40 đường bay quốc tế tới hầu hết các châu lục, với trên 12,6 triệu

hành khách và trên 440 ngàn tấn hàng hóa/năm. Là trung tâm hệ thống giao thông

đường thủy, đường bộ nối liền các tỉnh miền đông nam bộ, tây nguyên, tây nam bộ. Theo Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015, Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế,

văn hóa, khoa học cơng nghệ lớn của cả nước, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa

bàn Thành Phố 5 năm 2006-2010 tăng trưởng bình quân 11%/năm (năm 2006 tăng

12,2%; năm 2007 tăng 12.6%; năm 2008 tăng 10,7%; năm 2009 tăng 8,5%; năm

2010 tăng 11,8% đạt 414.068 tỷ đồng), tương đương với mức tăng bình quân giai

đoạn 2001 -2005 nhưng trong điều kiện rất khó khăn hơn. Quy mô kinh tế Thành Phố năm 2010 gấp 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.800

USD, gấp 1,68 lần so với năm 2005 (1.660USD).

TP ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với đất nước. Dù chỉ chiếm 7% dân số (năm 2010: 7.369.446 người) và hơn 6% lực lượng lao động cả nước nhưng TP đã

30% tổng thu ngân sách và 20% tổng vốn đầu tư của cả nước. TP là nơi đầu tiên của cả nước phát triển thị trường chứng khốn và cũng là nơi có nhiều ngân hàng tên tuổi

trong nước và nước ngoài… 17/39 ngân hàng thương mại cổ phần của cả nước có trụ

sở ở TP nhưng TP chiếm đến 30% - 40% tổng huy động vốn và cũng chừng ấy tổng

dư nợ cho vay của cả nước”.

TP còn là trung tâm giao lưu quốc tế lớn, kinh tế TP có mức độ mở cửa cao với nền kinh tế bên ngoài, nơi thu hút nhiều dự án đầu tư lớn của nước ngoài, với lợi thế NNL sẽ giúp TP phát triển nhanh chóng. Con người TP được đánh giá là năng

động, sáng tạo, ln tìm tịi cái mới, là NNL q giá góp phần vào sự phát triển TP

cũng như cả nước.

TP.HCM lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Chú trọng vấn đề giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, phát triển lấy con người làm trung tâm. Định

hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 theo cơ cấu là: dịch vụ chiếm khoảng 60,5%

GDP, Công nghiệp – Xây dựng chiếm khoảng 39% GDP và Nông nghiệp chiếm khoảng 0,4% GDP.

Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định hàng đầu trong chiến lược phát triển KT – XH để Thành phố tiến hành CNH, HĐH. Trong quá trình phát triển KT – XH,

TP địi hỏi NNL có trình độ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động. Do vậy TP luôn quan tâm đầu tư phát triển để tạo ra

một đội ngũ cán bộ giỏi, đầu đàn tầm cỡ quốc gia và quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực then chốt; có chính sách nhằm tập trung phát triển đội ngũ trí thức, mở rộng qui mơ và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển NNL có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ IX năm 2011 đã đề ra đã thể hiện rõ xu

hướng lấy dịch vụ và công nghiệp có hàm lượng KH – CN và giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển.

Bảng 2.1: Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp của TpHCM

Nguồn: Cục thống kê Tp HCM (2010), Niên giám thống kê.

Như vậy, khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn,

khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ lệ cao nhưng đạt tốc độ tăng trưởng chậm

hơn khu vực dịch vụ và tỷ trọng ngày càng giảm, khu vực nông nghiệp chiếm tỉ

trọng thấp và giảm nhẹ; điều này cho thấy kinh tế TP đang chuyển dần sang xu hướng nền kinh tế của đô thị phát triển theo hướng hiện đại hóa (ở các nước phát triển, tại

các đô thị lớn hiện đại, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng bình quân trên 60% cơ cấu

kinh tế).

TP tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KH-CN, chú trọng lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơ khí chế tạo – tự động hóa – robot. Hiện

nay, ngành cơ khí chế tạo của TP đã chế tạo được những máy móc, thiết bị phục vụ

sản xuất, tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu như máy xay xát lúa gạo, thiết bị cho ngành mía đường, lị đốt rác y tế,… thành lập Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới Neptech để nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị theo công nghệ tiên tiến với giá thành hạ. Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng sản phẩm khu vực dịch vụ (Tỷ đồng) 83.638 97.795 119.362 156.502 182.662 221.942 Tổng sản phẩm khu vực công nghiệp (Tỷ đồng) 79.538 90.324 106.661 126.900 150.020 187.385 Tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp (Tỷ đồng) 2.121 2.442 3.174 4.111 4.358 4.741 Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế

(%)

50,6 51,3 52,1 54,4 54,2 53,6

Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế

(%)

48,1 47,5 46,5 44,2 44,5 45,3

Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế

(%)

Bên cạnh đó, TP thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều thiết bị công nghệ mới được TP chuyển giao cho doanh nghiệp với giá bán chỉ bằng 30% đến 70% giá nhập khẩu.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010- 2015, TP đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cần đạt được trong lĩnh vực công nghiệp:

Trong ngành điện tử - công nghệ thông tin: Đẩy mạnh sản xuất, gia công phần

mềm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thu hút đầu tư phát triển một số nhà máy lắp ráp máy tính, từng bước thay thế nhập khẩu; khuyến khích phát triển cơng nghiệp sản xuất, xuất khẩu một số linh kiện máy tính, điện tử… tham gia chuỗi sản xuất tồn cầu. Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử sử dụng cho các loại thẻ (ngân hàng, sim điện thoại, thẻ cá nhân…) thơng dụng.

Trong ngành cơ khí: ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh

nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại; đẩy mạnh chương chình hiện đại

hóa theo hướng điện tử - tin học hóa dàn máy cơng cụ hiện có trong các cơ sở công

nghiệp. Phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và tập trung sản xuất động cơ ôtô đạt tỷ lệ nội địa hóa phù hợp, chú trọng đầu tư sàn xuất linh kiện động cơ và hộp số.

Ngành hóa chất – nhựa – cao su: Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng hạ tầng Khu cơng nghiệp hóa dược tại Phước Hiệp (Củ Chi) để kêu gọi đầu tư một số nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của TP, cả nước và hướng tới xuất khẩu. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các nhà máy sản xuất xăm, lốp ơtơ có cơng suất 3 triệu bộ/năm, sử dụng công nghệ radian; đầu tư nhà máy sản xuất băng tải cao su, dây curoa công suất 1.000.000m băng tải/năm và 3.000.000m dây curoa/năm. Phát triển các nhà máy phân bón hiện có (Bình Điền, nhà máy phân bón Miền Nam…),

khuyến khích đổi mới cơng nghệ (đặc biệt cơng nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ rác), đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh tiến tới xuất khẩu

phân bón sang các nước lân cận. Các ngành chế biến tinh lương thực – thực phẩm: khuyến khích các doanh nghiệp có thế mạnh của TP đầu tư phát triển các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu… nhằm đẩy mạnh tiêu dùng nội địa thay thế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu.

Theo Cục thống kê TP.HCM, năm 2010 & 2011, TP.HCM là địa phương dẫn

đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số dự án mới

thu hút là 2.192 dự án (tốc độ tăng bình quân 8%/năm), tổng vốn đầu tư đăng ký 19,5 tỷ USD (tăng bình quân 39%/năm), gấp 5,2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Đây là kết quả rất khả quan, cho thấy môi trường đầu tư của TP tiếp tục được cải thiện, vai trị và vị trí TP tiếp tục được phát huy. Số dự án còn hiệu lực đến tháng 10/2011 là 4.153 dự án; với số vốn đăng ký 31.896 triệu USD, tăng 327 dự án và tăng 2.638,2 triệu USD so với cùng kỳ năm 2010.

Về vốn viện trợ phát triển (ODA) trên địa bàn TP có 22 dự án, trong đó có 3 dự án đã hoàn thành, đang tiếp tục triển khai 19 dự án với tổng vốn đầu tư 51.029 tỷ

đồng (tương đương trên 3 tỷ USD), trong đó vốn ODA 38.963 tỷ đồng, vốn đối ứng

12.065 tỷ đồng. Đáng quan tâm là vốn ODA góp phần quan trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật quan trọng quy mô lớn của TP như dự án đại lộ Đông tây và hầm Thủ thiêm, dự án cải thiện môi trường nước, dự án cải thiện vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án nâng cấp đô thị…

Ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, y tế, giáo dục với quy mô lớn, tạo đà tăng trưởng kinh tế cho TP. Đầu tư nước ngoài đã giúp TP tiếp thu những công nghệ kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến và giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ và các tỉnh khác. Ngoài ra, các

phương thức kinh doanh mới cũng đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản

phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.

Về nông nghiệp, nông thôn; chăm lo cải thiện đời sống nông dân; bảo đảm an sinh xã hội. Trong những năm qua, TP tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp. Khu vực nơng nghiệp có tốc độ giá trị gia tăng bình qn

nghiệp cơng nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây, giống con và các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2006 đến nay, TP

đã phê duyệt hơn 1.100 phương án chuyển đổi với tổng số vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng, vốn được hỗ trợ lãi suất hơn một nghìn tỷ động cho gần 12 nghìn hộ nơng dân

chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng

định hướng, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Doanh thu bình qn trên một hecta đất sản xuất nơng nghiệp năm

2009 đạt 138,5 triệu đồng/ha/năm, gấp 2,2 lần so với năm 2005 là 63 triệu đồng/ha/năm (Cục thống kê TP.HCM, năm 2010).

Với sự năng động sáng tạo và tinh thần trách nhiệm “vì cả nước, cùng cả

nước” của TP, nhân dân cả nước luôn đặt niềm tin ở Đảng bộ, Chính quyền và nhân

dân TP sẽ có những đột phá để vượt lên chính mình, khắc phục hạn chế, sớm xây dựng TP.HCM trở thành một TP xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, hiện đại, một trung tâm lớn về nhiều mặt của cả nước trong sự nghiệp CNH, HĐH, là nhiệm vụ

quan trọng của Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ thành phố đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)