- BHXH hiện nay thì ở tỷ lệ 24% trong đó: tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 17%
2. Thực tế công tác quản lý lao động về kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương
khoản trích theo lương
2.1 Công tác tổ chức và quản lý lao động ở doanh nghiệp a. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị a. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
Sơ đồ bộ máy kế toán.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
`
Chức năng, nhiệm vụ.
Kế toán trưởng:
- Giúp giám đốc công ty trong việc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê.
- Xem xét, kiểm tra việc ghi chứng từ sổ sách để thực hiện điều chỉnh các thiếu sót kịp thời trong hạch toán.
- Tính toán, trích nộp các khoản nộp ngân sách. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế Toán Công Nợ Kế Toán Thanh toán Kế Toán Vật Tư, TSCĐ Kế Toán Tổng Hợp Thủ Quỹ
- Tham gia ký hợp đồng của công ty. - Phân tích báo cáo tài chính.
- Tổ chức điều hành công tác kế toán tại công ty.
- Phụ trách chế độ công tác tài chính, kiểm tra thực tế so với kế hoạch và phân tích các hoạt động tài chính của công ty.
- Kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và định mức sản xuất kết quả kinh doanh.
Kế toán vật tư, công nợ:
- Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật tư nhiên liệu. - Theo dõi quyết toán sử dụng vật tư, tình hình nhập xuất kho NVL
.- Chịu trách nhiệm lập báo cáo theo dõi chi tiết số phát sinh và thực hiện tốt một số công việc có liên quan.
Theo dõi tình hình công nợ các khoản thu, phải trả. Kế toán tổng hợp;
- Tổ chức hạch toán và phân bổ chính xác đầy đủ chi phí sản xuất theo từng đối tượng và lập báo cáo tài chính theo chế độ nhà nước ban hành.
- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán thanh toán:
- Thanh toán các khoản lương, tạm ứng thuế.
- Thanh toán các khoản liên quan đến tiến mặt, tiền gửi. Thủ quỹ:
- Mở sổ theo dõi quỹ tiền mặt, theo dõi thu chi, tồn quỹ theo từng phiếu thu chi.
- Thường xuyên đối chiếu tồn quỹ với kế toán thanh toán mỗi ngày, sau khi đối chiếu phải có xác nhận của kế toán thanh toán ở sổ quỹ.
- Thủ quỹ phải đảm bảo và chịu trách nhiệm khớp đúng giữa số tiền mặt theo sổ và số thực tế ở kho bất kỳ thời điểm nào.
- Mọi mất mát thiếu hụt tiền mặt so với sổ sách kế toán, thủ quỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm,
b. Trình tự ghi sổ tại Cty TNHH Một Thành Viên Bê tông TICCO
Chú ý:
:Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra
- Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Dựa vào chứng từ ghi sổ để phản ánh vào sổ cái.
- Các loại sổ: sổ liệt kê chứng từ, chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ và một sổ chi tiết khác. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ và sổ tài sản Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Sổ đăng ký chứng từ
- Hệ thống tài khoản chi tiết theo từng khách hàng
- Công tác bảo mật và lưu trữ chứng từ rất được chú trọng, mỗi chứng từ được lưu trong một tập hồ sơ và do từng kế toán đảm nhận. Chính vì thế công việc kiểm tra cũng như công tác kiểm toán và thanh tra thuế luôn tạo điều kiện để hoàn thành với thời gian nhanh và hiệu quả cao.
- Kế toán luôn theo dõi và cập nhật những thay đổi trong chính sách tài chính một cách nhanh chống và hiệu quả.
- Đơn vị áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh trên chứng từ ghi sổ kế toán và được phân loại ghi vào chứng từ ghi sổ. Dựa vào chứng từ ghi sổ phản ánh vào sổ cái.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong công ty.
1.Ban giám đốc công ty:
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY TRẠM SẢN XUẤT BÊ TÔNG TƯƠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN PHÒNG
KINH DOANH- TIẾP THỊ PHÒNG NHÂN SỰ- HÀNH CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT- KCS PHÒNG SẢN XUẤT- VẬT TƯ
XƯỞNG CƠ ĐIỆN XƯỞNG SẢN XUẤT CỌC VUÔNG PHÒNG CÔNG NGHỆ XƯỞNG SẢN XUẤT ỐNG CỐNG XƯỞNG SẢN XUẤT CỌC ỐNG BAN GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện quyết định của chủ tịch công ty.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. - Ban hành quy chế nội bộ.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ tịch công ty.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch công ty.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ tịch công ty. - kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. - Tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động và khen thưởng .
- Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty.
2.Ban giám đốc nhà máy:
Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện quyết định của giám đốc công ty. - Quản lý, điều hành sản xuất tại một nhà máy của công ty.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất hàng ngày tại nhà máy.
- Tổ chức thực hiện các công việc điều hành sản xuất, điều phối hoạt động giữa các phòng nghiệp vụ và xưởng sản xuất trực thuộc nhà máy.
- kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức của nhà máy. - Chịu trách nhiệm an toàn lao động tại nhà máy.
3. Các phòng ban của công ty gồm
- Phòng nhân sự-hành chính: chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của công ty.
- Phòng kinh doanh- tiếp thị: chịu trách nhiệm về quá trình kinh doanh của công ty và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
-Phòng tài chính- kế toán: giúp doanh nghiệp xem xét về tình hình tài chính của công ty, sự biến động về tài sản của công ty.
-Trạm sản xuất bê tông tươi: giúp doanh nghiệp cung cấp các loại bê tông cho các đơn vị
- Phòng sản xuất- vật tư: cung cấp vật tư cho các xưởng sản xuất
- Phòng kỹ thuật –KCS: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng để phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất.
- Phòng công nghệ: công nghệ hiện đại sẽ giúp cho sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng hơn.
- Xưởng sản xuất ống cống, cọc ống, cọc vuông: sản xuất các loại cọc ống để cung cấp cho các đơn vị.
- Xưởng cơ điện: cung cấp điện cho các xuởng để sản xuất
2.2. Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác hợp lý quỹ tiền lương
Đặc điểm kế toán tiền lương tại công ty Thủ tục chứng từ
- Việc tính lương được thể hiện ở phòng nhân sự hành chính ở công ty dựa trên công thức tính và đơn giá nội bộ quy định tại công ty. Cơ sở để tính tiền lương phải đủ các điều kiện: bảng quyết toán nhiên liệu của công trình, bảng chấm công do từng bộ phận lập, bảng tổng hợp tiền lương công trình, bảng xác định khối lượng thực hiện,…và gửi về phòng kế toán- tài chính vào cuối tháng.
Trình tự sổ sách chứng từ tiền lương:
• Bảng chấm công
• Tính lương gián tiếp, trực tiếp
• Bảng quyết toán nhiên liệu
• Bảng quyết toán lương
• Sổ lương
Công dụng và cơ sở ghi:
• Bảng chấm công do từng bộ phận lập vào mỗi tháng, dựa vào bảng chấm công để tính lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng.
• Bảng quyết toán nhiên liệu là cơ sở để xác định khối lượng hoàn thành và dựa vào đây để tính tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trực tiếp.
• Bảng thanh toán tiền lương được lập vào mỗi tháng.
• Sổ lương là sổ được lập vào hàng tháng và cuối năm trên đó phải có chữ ký cán bộ công nhân viên về số tiền thực lãnh sau khi đã trừ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Tài khoản sử dụng:
- TK 111: Tiền mặt
- TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 641: Chi phí bán hàng
Tiền lương được phản ánh trên tài khoản 334 Kế toán các khoản trích theo lương Thủ tục chứng từ:
- Chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ để tính các khoản trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản… của người lao động là: Phiếu nghỉ hưởng BHXH. Người được nghỉ phải báo cho cơ quan và nộp phiếu nghỉ hưởng BHXH cho người chấm công. Phiếu này kèm theo bảng chấm công sẽ được gửi về phòng kế toán để tính khoản trợ cấp BHXH trả thay lương và lập bảng thanh toán BHXH.
Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 338 “ Phải trả phải nộp khác” để phản ánh tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ.
TK 111: Tiền mặt
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả phải nộp khác TK 338.2: Kinh phí công đoàn TK 338.3: Bảo hiểm xã hội TK 338.4: Bảo hiểm y tế
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.3. Hạch toán lao động, quỹ lương và trợ cấp BHXH
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động Công ty quy định chế độ trả lương cụ thể gắn với két quả lao động của từng bộ phận theo các hình thức sau:
Trả lương theo thời gian.
Trả lương theo khối lượng sản phẩm.
2.3.1. Tính lương theo thời gian:
- Tất cả các chức danh thuộc bộ phận quản lý của công ty và các đơn vị trực thuộc được trả lương hàng tháng tương ứng với số ngày công có mặt làm việc thực tế tại nơi làm việc, địa điểm làm việc và hiệu quả sản xuất
- Đối với lao động quản lý làm việc tại các phòng nghiệp vụ của công ty:
VD: Ông Trần Hoàng Huân là Giám đốc xí nghiệp có hệ số lương là 5.98,đơn giá tiền lương hệ số của ông Huân 1.500.000. Vậy mức lương tháng 03/2013 của ông Huân là:
1.500.000 * 1.500.000 = 8.970.000 đồng.
Số ngày lao động thực tế trong tháng 03/2013 của ông là 26 ngày. Tiến lương = 8.970.000/ 26 * 26 = 8.970.000 đồng
Vậy tiền lương thực lãnh của Ông Huân nhận được 8.970.000 đồng
* Về chấm công lao động:
- Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng lao động, kiểm tra việc chấp hành kĩ luật lao động của CNV và công nhân các phân xưởng, công ty sử dụng Bảng chấm công. Bảng chấm công được lập theo từng tháng cho từng tổ, bộ phận, nhóm và được người phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong bảng chấm công. Vào cuối tháng, người chấm công và phụ trách bộ phận tổng kết từng loại công, kí và ghi kết quả xét vào bảng chấm công. Sau đó, chuyển cho phòng nhân sự - hành chính.
* Tiến ăn giữa ca:
- Mỗi ngày công lao động nhân viên được công ty trả 20.000 đ/ngày công, khoảng này gọi là tiền ăn giữa ca.
VD: Nhân viên Phạm Lê Vinh tháng 02/2013 làm việc 24 ngày/ tháng. Số tiền ăn giữa ca được lĩnh là : 24*20.000 = 480.000 đ
( Kèm theo bảng thanh toán tiền lương, bảngchấm công ở Bộ phận quản lý và bán hàng, bảng thanh toán tiền ăn giữa ca tháng 01, 02, 03/2013 ở phụ lục)
Công ty có một vài hình thức trả lương theo thời gian như sau:
Tính theo chế độ thử việc:
Lương thử việc = Tiền lương theo ngày công * 70%
Trong đó:
Mức lương chức danh
Tiền lương theo ngày công = * ngày công thực tế 26
VD: Thanh toán tiền lương thử việc của anh Bùi Minh Tiến với mức lương chức danh NV Công nghệ (1.700.000 đ) như sau:
Tiền lương theo ngày công = 3.078.000 / 26 *21 = 2.486.000đ Lương thử việc = 2.486.000 * 70% = 1.740.000 đ
Tính theo chế độ nghỉ phép năm:
Hàng năm, mỗi cán bộ CNV đều có khoảng thời gian nghỉ phép năm là 12 ngày/năm. Trong khoảng thời gian này họ vẫn được hưởng lương như khi họ đi làm và khoản tiền này được công ty trích trước vào mỗi năm nhằm làm cho chi phí sản xuất và giá sản phẩm không bị đột biến.
VD: Tính lương nghỉ phép của anh Nguyễn Hữu Tài là nhân viên vận hành máy của Xưởng ống cống tháng 12/2012 với mức lương chức danh là: 3.800.000
Tiền lương nghỉ phép năm = 3..800.000 / 26 *3 = 438.416 đồng
(Kèm theo bảng thanh toán tiền nghỉ phép năm, nghỉ chế độ, lương đi học tháng 12/ 2012 ở phụ lục)
Tính lương làm thêm giờ:
Tiền lương thanh toán ngày
Chủ nhật = Mức lương / 26 * Số ngày làm thêm * 200% Tiền lương thanh toán
Ngày lễ = Mức lương / 26 *Số ngày làm thêm *300%
Mức lương cơ bản
Tiền lương nghỉ phép năm = * số ngày nghỉ 26
VD: Anh Lê Bá Phúc nhân viên vận hành trạm trộn của trạm Bê tông tươi với mức lương chức danh là 3.800.000 trong tháng 03/2013 có 4 ngày chủ nhật làm thêm giờ. Vậy tiền lương làm thêm của anh là: 3.800.000/26 * 4 * 200% = 1.169.230 đồng
(Kèm theo bảng thanh toán lương làm thêm giờ của trạm Bê tông tươi tháng 01,02, 03 /12/2013 ở phụ lục)
2.3.2 Trả lương theo sản phẩm:
- Phương pháp tính lương theo sản phẩm:
+Tiền lương thanh toán: là khối lương và chất lượng công việc mà người lao động thực hiện hoàn thành đã được nghiệm thu nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm của công việc đó trong bảng đơn giá tiền lương nội bộ công ty.
Tiền lương sản phẩm = khối lượng hoàn thành * đơn giá tiền lương
+ Đặc biệt do tính chất của công ty bê tông là công ty luôn có sự vận hành xe máy và các loại khác để thi công các công trình và sản xuất bê tông nên tiền lương theo sản phẩm của công ty có một loại đặc biệt đó là quyết toán nhiên liệu. Cách tính lương quyết toán nhiên liệu cũng giống như cách tính tiền lương theo sản phẩm.
Hệ số lương tăng thêm:
- Hệ số tiền lương tăng thêm là phần bổ sung được tính thêm vào tiền lương nội bộ để trả công lao động.
- Hệ số tăng thêm không mang tính chất cố định mà có thể điều chỉnh thích hợp hàng năm theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
- Hệ số tăng thêm đối với cán bộ công nhân viên trực tiếp làm ra sản phẩm luôn luôn cao hơn so với cán bộ công nhân viên gián tiếp.