.Các bữa ăn trong ngày và cấu trúc 1 bữa ăn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng cơ bản nghề bếp (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn Sơ cấp) (Trang 38 - 40)

* Các bữa điểm tâm: - Điểm tâm Âu:

+ Đơn giản (continental breakfast): bánh mỳ, bơ, mứt hoa quả, trứng hoặc xúc

xích, nước hoa quả, trà/cà phê

+ Điểm tâm đầy đủ (American breakfast): như điểm tâm kiểu Âu đơn giản nhưng món nóng nhiều hơn và có thêm món tráng miệng.

- Điểm tâm á:

Đa dạng, phong phú, mỗi quốc gia, vùng, miền có món ăn truyền thống riêng biệt. * Cấu trúc bữa ăn tra, tối Âu

- Các món ăn:

+ Các món ăn khai vị: phần lớn các món ăn nhẹ với số lượng ít bao gồm salad, đồ

nguội hoặc xúp. Nếu bữa ăn có cả món ngội và món nóng thì món nguội được ăn trư- ớc, món nóng ăn sau.

+ Các nóm ăn chính: là các món ăn nặng hơn, số lượng nhiều hơn. Các nóm ăn nhẹ hơn được ăn trước, nặng ăn sau. Thứ tự các món ăn thường là hải sản, thịt trắng, thịt đỏ.

+ Các món ăn tráng miệng: là các món ăn nhẹ có tác dụng điều hịa trạng thái cơ thể vào cuối bữa ăn, bao gồm các loại hoa quả tươi, hoa quả hộp, các loại kem, sữa chua...

39 - Các loại đồ uống đi kèm:

+ Đồ uống khai vị: thường là các loại rượu nhẹ có tác dụng kích thích dịch vị, tạo ra sự hứng khởi trước bữa ăn. Các loại rượu khai vị thường là vang trắng, sâm banh, một số loại rượu có nồng độ cồn vừa (ở xứ lạnh có thể dùng rợu mạnh trung tính).

+ Đồ uống trong bữa: thường là các loại rượu vang có tác dụng trợ giúp tiêu hóa cho các món ăn. Rượu vang trắng thích hợp với các món ăn hải sản hoặc thịt trắng, rượu vang đỏ thích hợp các món thịt đỏ, các món quay, rán, nướng.... trường hợp khơng có rượu vang có thể dùng các loại rượu mạnh. Bên cạnh đồ uống chính trong bữa cịn sử dụng một số loại đồ uống đi kèm như bia, nước khống, nước ngọt có tác dụng hỗ trợ cho đồ uống chính trong bữa.

+ Đồ uống tiêu vị: có tác dụng trợ giúp tiêu hóa vào cuối bữa ăn. Đồ uống tiêu vị th- ường là cà phê, trà hoặc rượu tiêu vị (là các loại rượu mạnh mầu).

* Cấu trúc bữa ăn tra, tối Á - Các món ăn:

+ Các món ăn khai vị: các món ăn khai vị rất phong phú và đa dạng, chủ yếu là các

món nhắm (hay nhậu) đầu bữa. Các món này có đặc điểm: nhạt muối, khơ (trừ món xúp cá nhân) và ăn kèm gia vị tự nhiên. Nếu bữa ăn có cả món nguội và món nóng thì món ngội được ăn trước, món nóng ăn sau.

+ Các nóm ăn chính: là các món xào, nấu, ninh... được sử dụng sau phần ăn khai vị. Các món này có đặc điểm: đậm muối, nấu cùng gia vị và ăn kèm các móm đệm có chất bột, chất xơ (cơm, bún, mỳ...)

+ Các món ăn tráng miệng: là các món ăn nhẹ có tác dụng điều hịa trạng thái cơ thể vào cuối bữa ăn, bao gồm các loại hoa quả tươi, hoa quả hộp, các loại kem, sữa chua, các loại chè...

- Các loại đồ uống đi kèm:

Đồ uống trong các bữa ăn á đơn giản, tuy nhiên gần đây đồ uống trong các bữa ăn

khu vực châu á có sự tương đồng với châu Âu: ứng với các món ăn là các loại đồ

uống thích hợp:

+ Đồ uống khai vị: các loại rượu nhẹ có tác dụng kích thích dịch vị, tạo ra sự hứng khởi trớc bữa ăn.

40

+ Đồ uống trong bữa: các loại rượu vang hoặ rượu mạnhcó tác dụng trợ giúp tiêu hóa các món ăn. Bên cạnh đồ uống chính trong bữa cịn sử dụng một số loại đồ uống đi kèm như bia, nước khoáng, nước ngọt.

+ Đồ uống tiêu vị: có tác dụng trợ giúp tiêu hóa vào cuối bữa ăn, thường là cà phê, trà hoặc rượu tiêu vị (rượu mạnh mầu).

3.Cách ăn và cách sử dụng dụng cụ ăn3.1. Ăn Á

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng cơ bản nghề bếp (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn Sơ cấp) (Trang 38 - 40)