Nguồn vốn huy động:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 60 - 66)

2.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát

2.3.1 Nguồn vốn huy động:

Tổng nguồn vốn huy động của các chi nhánh trong khu vực đạt 185.594 tỷ, so với đầu năm giảm 4.893 tỷ (-2,6%), chiếm tỷ trọng 36,7% tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống. Chi tiết nguồn vốn huy động từng khu vực như sau:

Bảng 2.8 – Tổng nguồn vốn huy động so sánh từ năm 2007 so với năm 2011 Đơn vị tính: tỷ VND Khu vực 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn huy động 72.817 34.217 17.104 -4.893 185.594 - TP. Hồ Chí Minh 16.507 -8.703 -19.823 -23.232 79.160 - Đông Nam Bộ 25.483 19.863 17.694 8.504 49.554

- Tây Nam – Nam Trung Bộ 5.437 4.260 3.424 1.679 10.143 - Đồng bằng Sông Cửu Long 25.390 18.797 15.809 8.156 46.737

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các chi nhánh khu vực miền Nam

So với đầu năm tồn khu vực miền Nam có 3 địa bàn có nguồn vốn huy động

tăng: vùng Đông Nam Bộ tăng 8.504 tỷ (+17,16%), vùng Tây Nam – Nam Trung Bộ tăng 1.679 tỷ (+16.55%), vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 8.156 tỷ (+17.45%), tổng nguồn vốn huy động tăng của 3 địa bàn này là: 18.339 tỷ; riêng địa bàn TP. Hồ Chí Minh giảm 23.232 tỷ (-29,35%), chiếm tỷ trọng 9% nguồn vốn huy động các tổ chức tín dụng địa bàn TP. Hồ Chí Minh, giảm 3% so đầu năm, làm giảm tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của toàn khu vực miền Nam là -2.64% tương đương 4.893 tỷ.

Hình 2.2: Nguồn vốn tính theo địa bàn, so sánh năm 2010 và năm 2011

Đơn ví tính: (%) phần trăm thị phần cả nước

16 6 1 6 71 11 7 2 7 73 0 10 20 30 40 50 60 70 80

TP.HCM Đông Nam Bộ Tây Nam - NTB ĐBSCL Tỉnh thành khác

2010 2011

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các chi nhánh khu vực miền Nam

Có 34/75 chi nhánh có nguồn vốn tăng so đầu năm, tổng số tăng 19.645 tỷ

đồng; trong đó địa bàn TP.Hồ Chí Minh có 8/48 chi nhánh, vùng Đơng Nam Bộ có 8/8 chi nhánh, vùng Tây Nam – Nam Trung Bộ có 3/4 chi nhánh và vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có 15/15 chi nhánh. Một số chi nhánh có nguồn vốn tăng trên

1.000 tỷ đồng như: Bình Dương (+2.316 tỷ đồng), Bình Phước (1.940 tỷ đồng), Đồng Nai (+1.800 tỷ đồng), Tây Ninh (+1.424 tỷ đồng), Tiền Giang (+1.067 tỷ đồng), nguồn vốn tăng chủ yếu ở đối tượng tiền gửi dân cư và kỳ hạn dưới 12 tháng.

Có 41/75 chi nhánh có nguồn vốn giảm, tổng số giảm 24.538 tỷ đồng; trong đó

TP. Hồ Chí Minh có 40/48 chi nhánh và chi nhánh Dâu Tằm Tơ (-43 tỷ đồng). Một số chi nhánh có nguồn vốn giảm trên 1.000 tỷ đồng: TP. Hồ Chí Minh (-6.558 tỷ đồng), Mạc Thị Bưởi (-2.757 tỷ đồng), Chi Nhánh 6 (-1.119 tỷ đồng), Đông Sài Gòn (-1.090 tỷ đồng), Gia Định (-1.080 tỷ đồng), Phú Mỹ Hưng (-1.053 tỷ đồng), nguồn vốn giảm chủ yếu từ các đối tượng là tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và kho bạc nhà nước.

Hình 2.3: Tăng trưởng nguồn vốn và huy động vốn từ dân cư khu vực miền Nam Đơn vị tính: tỷ VND 190.487 182.753 190.817 184.129 182.37 180.727 180.083 184.56 186.811 186.572 187.323 188.202 185.594 110.496 112.533 114.342 115.829 117.378 117.543 118.873 122.837 125.982 128.001 130.408 132.074 132.499 0 50 100 150 200 250 Tổng nguồn vốn huy động

Huy động từ dân cư (nội tệ và ngoại tệ)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các chi nhánh khu vực miền Nam

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động tăng từ năm 2007 đến 2010. Trong đó, năm 2008 tăng mạnh nhất trong khoảng thời gian 2007 - 2011, với mức tăng

34,23% so với năm 2007, tương ứng với 38.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2011, tổng nguồn vốn huy động giảm (-4.893 tỷ đồng, tương ứng 33.69%). Nguyên nhân do nguồn vốn huy động ở TP. Hồ Chí Minh giảm (-23.230 tỷ đồng) và có tỷ trọng lớn nên gây ảnh hưởng chung cho toàn bộ khu vực miền Nam. Mặc dù, các khu vực còn lại vẫn giữ được mức tăng ổn định (khoảng 20% so với năm 2010).

Bảng 2.9 – Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 – 2011 theo khu vực

Đơn vị tính: tỷ VND

Khu vực 31/12/2007 Thực hiện 31/12/2008 Thực hiện 31/12/2009 Thực hiện 31/12/2010 Thực hiện 31/12/2011 Thực hiện Nguồn vốn huy động 112.777 151.377 168.490 190.487 185.594

- TP. Hồ Chí Minh 62.653 87.863 98.983 102.392 79.160

- Đông Nam Bộ 24.071 29.691 31.860 41.050 49.554

- Tây Nam – Nam Trung Bộ 4.706 5.883 6.719 8.464 10.143 - Đồng bằng Sông Cửu Long 21.347 27.940 30.928 38.581 46.737

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các chi nhánh khu vực miền Nam

Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ:

- Nội tệ: 170.369 tỷ đồng, so đầu năm tăng 4.008 tỷ đồng (+2,4%), chiếm tỷ lệ 91,8% tổng nguồn vốn.

- Ngoại tệ (quy đổi VND) : 8.462 tỷ đồng, so đầu năm giảm 3.850 tỷ đồng (- 31,3%), chiếm tỷ lệ 4,6% tổng nguồn vốn.

- Vàng (quy đổi VND): 6.763 tỷ đồng, so đầu năm giảm 5.051 tỷ đồng (-42,8%), chiếm tỷ lệ 3,6% trong tổng nguồn vốn và tập trung tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh (07 chi nhánh): TP. Hồ Chí Minh, Mạc Thị Bưởi, Chợ Lớn, Phú Nhuận, Miền Đông, Bến Thành, Hiệp Phước.

Bảng 2.10 – Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 – 2011 theo loại tiền

Đơn vị tính: tỷ VND

Loại tiền 31/12/2007 Thực hiện 31/12/2008 Thực hiện 31/12/2009 Thực hiện 31/12/2010 Thực hiện 31/12/2011 Thực hiện Nguồn vốn huy động 112.777 151.377 168.490 190.487 185.594

- Nội tệ 103.116 137.466 144.268 166.361 170.369

- Ngoại tệ (quy đổi VND) 8.423 10.984 15.998 12.312 8.462 - Vàng (quy đổi VND) 1.238 2.927 8.224 11.814 6.763

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng:

- Huy động từ dân cư đạt: 132.499 tỷ đồng, so đầu năm tăng 22.003 tỷ đồng (+19,9%), chiếm tỷ lệ 71,4% tổng nguồn vốn;

- Huy động từ tổ chức kinh tế: 41.205 tỷ đồng, so đầu năm giảm 20.325 tỷ đồng (-33%), chiếm tỷ trọng 22,2% tổng nguồn vốn;

- Huy động từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính: 4.402 tỷ đồng, so đầu năm giảm 6.175 tỷ đồng (-58,4%), chiếm tỷ trọng 2,4% tổng nguồn vốn;

- Tiền gửi kho bạc: 4.559 tỷ đồng, so đầu năm giảm 2.663 tỷ đồng (-36,9%), chiếm tỷ trọng 2,4% tổng nguồn vốn.

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn huy động:

- Nguồn vốn huy động không kỳ hạn: 26.518 tỷ đồng, so đầu năm giảm 3.911 tỷ đồng (-12,9%), chiếm tỷ trọng 14,3% tổng nguồn vốn;

- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng: 129.400 tỷ đồng, so đầu năm tăng 11.514 tỷ đồng (+9,8%), chiếm tỷ trọng 69,7% tổng nguồn vốn;

- Nguồn vốn huy động từ 12 tháng đến 24 tháng: 15.943 tỷ đồng, so đầu năm giảm 6.957 tỷ đồng (-30,4%), chiếm tỷ trọng 8,6% tổng nguồn vốn;

- Nguồn vốn huy động trên 24 tháng: 13.733 tỷ đồng, so đầu năm giảm 5.539 tỷ đồng (-28,7%), chiếm tỷ trọng 7,4% tổng nguồn vốn.

Bảng 2.11 – Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 – 2011 theo kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ VND Kỳ hạn 31/12/2007 Thực hiện 31/12/2008 Thực hiện 31/12/2009 Thực hiện 31/12/2010 Thực hiện 31/12/2011 Thực hiện Nguồn vốn huy động 112.777 151.377 168.490 190.487 185.594 - Không kỳ hạn 21.864 30.622 28.794 30.429 26.518 - Kỳ hạn < 12 tháng 23.419 29.865 87.939 117.886 129.400 - 12 tháng < kỳ hạn < 24 tháng 36.294 53.584 21.622 22.900 15.943 - Kỳ hạn > 24 tháng 31.200 37.306 30.135 19.272 13.733

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các chi nhánh khu vực miền Nam

* Kết quả thực hiện kế hoạch nguồn vốn huy động cả năm 2011:

- Nguồn vốn nội tệ: 168.418 tỷ đồng đạt 95% kế hoạch được giao, trong đó vùng Đơng Nam Bộ đạt 47.508 tỷ đồng đạt 99% kế hoạch, vùng Tây Nam – Nam

Trung Bộ đạt 9.822 đạt 97% kế hoạch, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 45.537 đạt 97% kế hoạch, địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 65.551 đạt 91% kế hoạch. Nguồn huy động từ dân cư là 123.453 tỷ đồng đạt 114% kế hoạch.

- Nguồn vốn ngoại tệ: 367,4 triệu USD đạt 98% so kế hoạch, trong đó vùng Đông Nam Bộ đạt 103%, Tây Nam – Nam Trung Bộ đạt 94%, đồng bằng sông Cửu Long 99%, địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 97%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)