Nhóm giải pháp nhằm hạn chế và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 106)

nghiệp và Phát triển nông thôn địa bàn TP .HCM

3.3.9 Nhóm giải pháp nhằm hạn chế và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phịng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Việc xử lý nợ xấu cần được giao cho một bộ phận độc lập. Trên thực tế, khi xử lý nợ xấu thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó, nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho trung tâm phòng ngừa và quản lý rủi ro, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn.

Trung tâm này tham mưu cho Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Trung tâm sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau.

Tùy thuộc vào năng lực tài chính, nguồn vốn và năng lực quản trị điều hành của cán bộ ngân hàng, cũng như mức độ khó khăn, rủi ro của khoản tín dụng, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết với ngân hàng và thiện chí của khách hàng. Bên cạnh đó cịn phải xét đến những chi phí bỏ ra để thực hiện việc xử lý so với số tiền thu về, thái độ của các chủ nợ khác của khách hàng, mức độ nghiêm trọng của khoản tín dụng mà ngân hàng sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp, gồm:

bảo hiểm cơng trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa…. Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất;

- Hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ khi rủi ro tín dụng xảy ra;

- Bổ sung thêm tài sản đảm bảo: Ngân hàng đề nghị khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay;

- Gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lại khoản nợ: Ngân hàng xem xét chi tiết về nguồn trả nợ của khoản vay nếu nhận thấy khách hàng có thể trả nợ nếu ngân hàng gia hạn thêm thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hợp lý, cơ cấu lại khoản nợ theo đúng như khách hàng đã đầu tư;

- Tư vấn cho khách hàng các giải pháp đẩy mạnh thu hồi các khoản phải thu, kiểm sốt hàng tồn kho thơng qua giảm giá bán hay tăng mức chiết khấu cho đại lý, tư vấn về chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời gian tới…;

- Loại bỏ một số hoạt động không sinh lợi;

- Thực hiện đánh giá lại sản phẩm, thay đổi phương thức bán hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới;

- Bán bớt một phần doanh nghiệp: có thể tư vấn cho khách hàng bán bớt một phần doanh nghiệp, dùng nguồn tiền thu được thanh tốn bớt nợ để lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng;

- Cho vay thêm và/hoặc bán nợ: ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng vay thêm để thực hiện một phương án kinh doanh cụ thể, tạo điều kiện cho khách hàng từng bước thanh tốn nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng có thể xem xét bán phần nợ của khách hàng đó cho một cơng ty mua bán nợ với một giá cả hợp lý căn cứ vào khả năng thu hồi khoản nợ đó;

- Phát mãi tài sản và/hoặc khởi kiện: Trường hợp khách hàng khơng hợp tác trong việc trả nợ thì ngân hàng bắt buộc phải phát mãi tài sản để thu nợ, đồng thời khởi kiện ra toà án kinh tế để buộc khách hàng phải trả nợ.

3.4Một số kiến nghị 3.4.1 Đối với Quốc hội

Quốc hội cần kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo luật được thực thi đúng và nghiêm. Đồng thời, quốc hội cần phải tiếp tục sửa đổi luật để ngân hàng nhà nước trở thành một ngân hàng trung ương hiện đại và thích hợp với nền kinh tế thị trường. Qua đó, Ngân hàng nhà nước thể hiện tốt chức năng điều hành và phát huy các chính sách tiền tệ thơng qua các ngân hàng thương mại nhằm mang lại hiệu quả cao của dòng tiền trong phát triển nền kinh tế.

Xây dựng luật Tổ chức kinh doanh tiền tệ thay cho luật các tổ chức tín dụng hiện hành. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, quốc hội cần xây dựng thêm các luật chuyên ngành cho các tổ chức kinh doanh tiền tệ theo hướng sau:

- Tách biệt luật các tổ chức tín dụng thành các luật riêng biệt:

+ Luật ngân hàng thương mại: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại;

+ Luật các tổ chức tài chính phi ngân hàng: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính khơng phải là ngân hàng thương mại nhưng có tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ.

- Đảm bảo tính độc lập của các tổ chức kinh doanh tiền tệ:

+ Qui định rõ ràng nội dung, chức năng, quyền hạn để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại;

+ Áp dụng các quy phạm quốc tế để các doanh nghiệp trong và ngồi nước đều bình đẳng trong thực hiện chuẩn mực đánh giá và hội nhập quốc tế.

3.4.2 Đối với Chính phủ

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm:

Đổi mới, hoàn thiện các qui định an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tỷ lệ về khả năng chi trả để hạn chế và kiểm sốt có hiệu quả các rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

Sửa đổi, bổ sung qui định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế;

Qui định về cơng bố thơng tin của các tổ chức tín dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các nguyên tắc của Ủy ban Basel;

Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Phịng, chống rửa tiền;

Hồn thiện các qui định về cấp phép thành lập tổ chức tín dụng, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của tổ chức tín dụng;

Ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị rủi ro đối với các tổ chức tín dụng;

Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng phù hợp hơn với chuẩn mực kế tốn quốc tế;

Hồn thiện các chính sách và qui định về thanh toán qua ngân hàng và thanh toán dùng tiền mặt.

Điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất theo nguyên tắc thị trường để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường tiền tệ, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ thứ cấp, thị trường phái sinh phát triển lành mạnh và an toàn.

3.4.3 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Do rủi ro của khách hàng là nguyên nhân tạo ra rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần khuyến khích và tạo ra cơ sở hạ tầng pháp lý để khuyến khích, điều tiết và phát triển các sản phẩm tài chính mới có lợi cho nơng dân và những người kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, như:

Option, Forward, Future, các sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp... nhằm bảo vệ lợi ích cho người dân tham gia sản xuất và kinh doanh.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện cấp phép cho các tổ chức nước ngoài, tư nhân thành lập và tham gia trong việc xếp loại, đánh giá mức tín nhiệm của các đơn vị hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, minh bạch thông tin thị trường, xây dựng kho dữ liệu theo từng Bộ, ngành về tốc độ tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, khu vực để các tổ chức tín dụng có điều kiện sử dụng thông tin trong việc đánh giá khách hàng.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ tích cực hơn cho các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ vay; bằng việc ban hành những chính sách thích hợp cho phép các tổ chức tín dụng có thể thu hồi nhanh nhất vốn cho vay của mình; cho phép các tổ chức tín dụng có thể kết hợp khẩn cấp với các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc áp dụng những biện pháp tạm thời quản lý, giám sát tài khoản, hàng hóa và các khoản thu nhập khác của khách hàng trong trường hợp khẩn cấp để hạn chế phát tán tài sản của khách hàng có dư nợ xấu.

Các Bộ, ngành cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Quan tâm và hỗ trợ kỹ thuật tốt đến các cơng tác phịng trừ dịch, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; đào tạo tay nghề cho lao động nông thôn; dự báo và cung cấp kịp thời thông tin kinh tế, gồm: giá cả, thị trường, nhu cầu thị hiếu trong và ngồi nước cho nơng dân.

3.4.4 Đối với Bộ Tài chính

Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng với mức độ tin cậy và sự chính xác cao là điều rất khó khăn. Vì vậy, để có sự thống nhất, tạo lịng tin, giảm thời gian và áp lực cho các tổ chức tín dụng trong việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. Bộ tài chính cần đưa ra những qui định có tính bắt buộc. Tất cả báo cáo tài chính phải được kiểm tốn độc lập trước khi cơng bố hoặc nộp cho các cơ quan thuế.

Ngồi ra, Bộ Tài chính cần qui định các đơn vị kinh tế hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Các nội dung thanh toán phải thực hiện qua ngân hàng. Mỗi cá nhân, đơn vị phải có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có thể quản lý dịng tiền cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong việc sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị.

3.4.5 Đối với Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng: hồn thiện mơ hình tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro và giám sát tổng hợp tổ chức tín dụng; phát triển hệ thống giám sát theo tiêu chuẩn CAMELS, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Tập trung nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại thơng qua tìm kiếm, giới thiệu đối tác cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng có nhu cầu tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật, pháp lý và thủ tục.

Ngân hàng nhà nước tiếp tục hiện đại hóa và phát triển đồng bộ hệ thống công nghệ ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng nhà nước và hệ thống thanh toán ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các hệ thống thanh toán trọng yếu của ngân hàng thanh tốn quốc tế.

Ngân hàng nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tun truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm tạo ổn định tâm lý và sự đồng thuận trong xã hội.

Ngân hàng nhà nước xử lý nghiêm các sai phạm trong quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng.

Kết luận chương 3

Tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an tồn, hiệu quả vững chắc về quy mơ, loại hình, có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tiếng Việt

-Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,2011, Năm 2010: Số lượng các ngân hàng

Mỹ tuyên bố phá sản tăng mức cao nhất kể từ 18 năm [html], Available at:

http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=441148&co_id= 30127# [Accessed August 2012]

-Ngân hàng nhà nước Việt Nam(a), 2001, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

-Ngân hàng nhà nước Việt Nam(b), 2005, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

-Ngân hàng nhà nước Việt Nam(c), 2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2012 ban hành qui định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

-Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(a), 2010, Tổng quan

ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

-Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(b), 2007 đến 2011,

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các chi nhánh khu vực miền Nam

-Quốc hội(a), 2010, Luật các Tổ chức tín dụng [luật số 47/2010/QH12]

-Quốc hội(b), 2010, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam [luật số 46/2010/QH12] -Tin nhanh Việt Nam,2011, Moody's cảnh báo Trung Quốc nợ nần[html],

Available at: http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/vnexpress.net/Moodys- canh-bao-Trung-Quoc-no-nan/6574540.epi [Accessed August 2012]

-Tổng cục Thống kê, 2012, Niên giám thống kê 2011, Hà Nội: Nhà xuất bản

Thống kê

-Trần Huy Hoàng, 2011, Quản trị ngân hàng thương mại. TP.HCM: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

-Edinburgh Business School, 2008, Credit Risk Management [pdf], Available at: https://studentservices.ebsglobal.net/studentserviceopen/synopsis/pdfs/h17frsynop sis.pdf [Accessed August 2012]

-IMF Data Specifications, 2012, World Economic Outlook (WEO) data [html],

Available at: http://www.econstats.com/weo/V017.htm [Accessed August 2012] -The Free Encyclopedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Standard_%26_Poor%27s

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 106)