Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 87)

và phát triển nông thôn địa bàn TP.HCM 2.6.1 Những mặt đạt được

Mặc dù thị trường tiền tệ có nhiều biến động phức tạp, song các chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc mức trần lãi suất huy động theo qui định của ngân hàng nhà nước, nỗ lực bằng mọi biện pháp nhằm giữ nguồn vốn ổn định. Tập trung và ưu tiên nhiều nguồn lực cho cơng tác huy động vốn, tổ chức giao khốn huy động vốn đến nhân viên; phát động thi đua huy động vốn, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích tốt. Quan tâm chăm sóc thu hút khách hàng.

Nguồn vốn huy động tại các địa bàn Đông Nam Bộ, Tây Nam – Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng cao, cho thấy hoạt động của các chi nhánh ở tỉnh rất có hiệu quả, vị thế trên địa bàn nơng nghiệp nông thôn rất vững chắc, thể hiện qua việc nguồn vốn huy động từ dân cư tại các địa bàn này tăng mạnh, cụ thể Đông Nam Bộ tăng 10.638 tỷ đồng so đầu năm (+35,5%), Tây Nam – Nam Trung Bộ tăng 1.986 tỷ đồng (+32,6%), đồng bằng sông Cửu Long tăng 8.517 tỷ đồng (+27,2%). Ngồi ra, có 26/27 chi nhánh loại I, loại II ở các tỉnh nguồn vốn huy động tăng so đầu năm.

Năm 2011 hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn, nhưng có nhiều chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tế cơ sở nên đã phát triển kinh doanh hiệu quả cao. Kết quả tài chính có nhiều đóng góp cho tồn hệ thống (như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Sóng Thần, Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Đơng Sài Gịn, Tây Sài Gòn…).

Hầu hết các chi nhánh tỉnh duy trì chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Trong đó, nhiều chi nhánh trong khu vực có mức nợ xấu dưới 1% như Đơng Sài Gịn, Xun Á, khu công nghiệp Sóng Thần, Vũng Tàu, Dâu Tằm Tơ, Ninh Kiều, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bạc Liêu...

Tỷ lệ dư nợ / nguồn vốn của các chi nhánh trên địa bàn các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam – Nam Trung Bộ, đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều cải thiện.

Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn so đầu năm tăng hơn 6.900 tỷ đồng, và chiếm 63% trong tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay nuôi trồng khai thác thủy sản tăng hơn 1.200 tỷ đồng, cho vay thu mua lúa gạo tăng 638 tỷ đồng, đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam.

Cho vay bất động sản giảm so với đầu năm gần 900 tỷ đồng và hạ thấp tỷ trọng cho vay bất động sản xuống còn dưới 10% trong tổng dư nợ. Thực hiện đúng chủ trương của ngân hàng nhà nước và chính phủ hạ thấp tỷ lệ cho vay phi sản xuất xuống dưới 16%.

2.6.2 Những tồn tại

Các chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động giảm mạnh 23.232 tỷ đồng tương đương -22,7%. Bên cạnh đó tình hình huy động vốn sau khi có chỉ thị 02/CT-NHNN qui định về mức lãi suất huy động có hiệu lực từ ngày 07/9/2011, từ đó đến ngày 31/12/2011 tuy có một số chi nhánh nguồn vốn huy động tăng, nhưng số tăng thấp, trong khi nhiều chi nhánh huy động vốn giảm nhiều, ảnh hưởng đến kết quả toàn khu vực miền Nam.

Cơ cấu nguồn vốn huy động có sự biến động, nguồn vốn huy động trung dài hạn giảm mạnh, tổng cộng giảm -12.496 tỷ đồng (-29,6%) so với đầu năm và chiếm 16% nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 69% tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ lệ 15%, ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.

Tỷ lệ sử dụng vốn của khu vực miền Nam hiện nay đã là 100%, riêng địa bàn TP. Hồ Chí Minh là 90,2%, đã làm giảm vai trò là địa bàn tập trung huy động vốn và chuyển về địa bàn nông nghiệp nông thôn.

Tiền gửi kho bạc giảm so với đầu năm (-36,9%), và tiền gửi các tổ chức kinh tế giảm (-33%). Nguồn vốn ngoại tệ giảm mạnh (-31,3%) trong khi dư nợ ngoại tệ giảm không đáng kể (-2,2%). Dư nợ ngoại tệ là 8.639 tỷ đồng cao hơn nguồn vốn huy động ngoại tệ, thể hiện sự mất cân đối trong kinh doanh ngoại tệ của khu vực miền Nam.

Tính ổn định của cơ cấu nguồn vốn không cao, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần (nguồn vốn không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm đến 84% trên tổng nguồn vốn). Nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và ngày càng giảm, hiện chỉ chiếm 16% trong tổng nguồn vốn huy động (giảm tổng cộng 12.496 tỷ đồng, tương đương -29,6% so đầu năm).

Nguồn vốn huy động giá rẻ như nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, và nguồn tiền gửi kho bạc giảm so đầu năm, làm giảm chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào.

Dư nợ cho vay trung, dài hạn ở nhiều chi nhánh chiếm tỷ lệ cao so nguồn vốn trung, dài hạn và so tổng dư nợ cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu toàn khu vực miền Nam còn cao tăng 104,9% so với đầu năm và chiếm tỷ lệ 7% trong tổng dư nợ. Biện pháp xử lý nợ xấu tại một số chi nhánh còn thiếu cụ thể và chưa triệt để, đặc biệt là các chi nhánh trên địa bàn TP.HCM. Kết quả thu hồi và giảm nợ xấu còn rất hạn chế. Một số chi nhánh tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn dưới 5% nhưng số tuyệt đối trên 100 tỷ đồng. Do nợ xấu tăng nên trích lập dự phịng rủi ro tín dụng vượt kế hoạch gần 150% và làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính.

Có 17/75 chi nhánh có quỹ thu nhập âm, trong đó địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 15/48 chi nhánh và chi nhánh Vĩnh Long, Trà Vinh.

Qua công tác kiểm tra, nhiều chi nhánh trên địa bàn TPHCM hoạt động kém hiệu quả, để xảy ra nhiều vi phạm về thể lệ chế độ, qui định về tín dụng và cả tiêu cực đạo đức nghề nghiệp.

Kết luận chương 2

Kinh tế-xã hội nước ta năm 2011 đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức: lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mơ cịn nhiều bất ổn; lãi suất tăng cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh năm 2011 về cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt mục tiêu đề ra; mặc dù 6 tháng đầu năm, do những biến động của nền kinh tế, thị trường vốn và lãi suất. Ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu; thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chuyển đổi hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam sang mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHU VỰC MIỀN NAM

3.1Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020

Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả là mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phầm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

Nơng nghiệp có hướng phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 2,5 đến 3% hàng năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.

Gia tăng hợp lý tỷ trọng dịch vụ, đến năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43-44% trong GDP.

3.1.2 Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng 5 năm 2011-2015 và tầm nhìn 2020

Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại

Đến năm 2020, phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

3.2Nhiệm vụ phát triển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực miền Nam

3.2.1 Định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam khu vực miền Nam

- Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ và tín dụng, ở khu

vực nông nghiệp và nông thôn. Tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân, các chương trình như: lương thực, cà phê, thủy sản; cho vay doanh nghiệp xuất khẩu; cho vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tăng trưởng ổn định, an tồn, kiểm sốt được và phù hợp với định hướng tăng trưởng chung của ngân hàng nhà nước.

- Củng cố, sắp xếp lại màng lưới và hoạt động của các chi nhánh trên địa bàn hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm tốt công tác huy động vốn, chuyển tải vốn về nông thôn.

3.2.2 Nhiệm vụ phát triển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực miền Nam năm 2012

- Vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi) tăng từ 10 – 12% so cuối năm 2011;

- Tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm trên 60% tổng vốn huy động;

- Dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi) tăng từ 8 – 10% so cuối năm 2011; - Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 70% dư nợ; - Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả VND và ngoại tệ quy đổi) dưới 6%;

- Lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 10%; thu nhập người lao động tăng tối thiểu 12% so với năm 2011.

3.3Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn TP.HCM

3.3.1 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp điều kiện thực tế

Ngân hàng phải đạt được một hệ thống xếp hạng nội bộ bằng cách dựa vào các nhà phân tích của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp, gồm: việc xác định các chỉ số và các nhân tố rủi ro có ý nghĩa nhất và cho trọng số đối với mỗi nhân tố để đưa ra bảng xếp hạng. Trọng số đối với mỗi nhân tố có thể được xác định theo định lượng hoặc theo định tính.

Các mẫu xếp hạng cho phép ngân hàng xác định quy mơ q trình xếp hạng nội bộ. Thơng thường, ta có thể so sánh việc xếp hạng bên ngoài với việc xếp hạng nội bộ của cùng một doanh nghiệp. Trường hợp, kết quả có sự khác nhau mang tính hệ thống thì các trọng số sẽ được điều chỉnh.

Mục tiêu xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng bao gồm:

Thứ nhất là đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng trong suốt thời hạn cho vay.

Thứ hai là sử dụng thông tin xếp hạng để đo lường vốn doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra xác suất khơng trả nợ tích lũy theo thời gian đối với từng khách hàng.

Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì liên tục để làm cơ sở xây dựng chính sách giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, và định hướng tín dụng cụ thể cho từng khách hàng.

Xếp hạng tín dụng là một cơng cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thơng qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cần nhiều dữ liệu và điều

chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cơng việc quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng.

3.3.2 Cơ cấu cấu lại bộ máy quản lý tín dụng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao

Việc phê duyệt một giao dịch cho vay hoặc bảo lãnh được thực hiện theo quy trình sau:

a) Dự án trong quyền phán quyết

Hình 3.1: Phê duyệt giao dịch trong quyền phán quyết

(1) (2)

(1) Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay + Hồ sơ vay vốn;

(2) Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / khơng cho vay (có ý kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn

Cán bộ thẩm định tín dụng:

- Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn và dự án/phương án; - Lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định ;

- Đề xuất cho vay/không cho vay;

- Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay / không cho vay cho Lãnh đạo Phịng tín dụng.

Lãnh đạo Phịng tín dụng:

- Kiểm tra lại tồn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm định tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/ khơng cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết định.

Cán bộ thẩm định tín dụng Nghiên cứu, thẩm định khách hàng vay vốn Lãnh đạo phòng (tổ) tín dụng

Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm định lại

Giám đốc

Phê duyệt / không phê duyệt cho vay

Giám đốc Sở giao dịch/chi nhánh hoặc người được uỷ quyền hợp pháp:

- Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phịng tín dụng để quyết định về việc cho vay/không cho vay;

- Nếu cần thiết, giám đốc Sở giao dịch/ chi nhánh có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định (bao gồm ít nhất 2 thành viên) để thẩm định lại phương án/dự án. Tổ tái thẩm định tiến hành thẩm định và lập tờ trình thẩm định. Giám đốc Sở giao dịch hoặc chi nhánh xem xét tờ trình để quyết định cho vay / không cho vay.

b) Dự án vượt quyền phán quyết

Nếu giá trị giao dịch vượt thẩm quyền phê duyệt, giám đốc ngân hàng cho vay trình lên ngân hàng cấp trên quyết định. Khi được ngân hàng cấp trên đồng ý (thông báo bằng văn bản), ngân hàng cấp dưới mới được thực hiện. Trường hợp phát hiện thấy khả năng đầu tư không đảm bảo an toàn, giám đốc chi nhánh được quyền từ chối cho vay và báo cáo lên ngân hàng cấp trên (nơi phê duyệt dự án biết).

Quy trình này có ưu điểm là đơn giản và thuận tiện trong việc cấp tín dụng ở khu vực nơng thơn, với quy mơ tín dụng nhỏ, tạo điều kiện cho nông dân và khách hàng khu vực nông thôn thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các khoản tín dụng có quy mơ lớn, tính chất phức tạp, thì quy trình cấp tín dụng như hiện tại là khơng phù hợp, có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 87)