Phí bảo hiểm và Hạn mức chi trả bảo hiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 33 - 36)

Xem xét sâu hơn về năng lực tài chính của BHTG Việt Nam có thể thấy yếu tố mật thiết tạo nên kết quả dưới chuẩn của quỹ mục tiêu bên trên chính là phí BH. Qua 10 năm hoạt động, cho đến nay BHTG Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế phí BH đồng hạng 0,15% đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Qua thống kê mức phí BH ở 35 quốc gia trong nghiên cứu của Kunt and Sobaci năm 2000 thì đa phần các quốc gia có mức phí BHTG cao hơn mức 0,15%, và chủ yếu tập trung ở mức 0,2-0,3%. Như vậy xét riêng về mức độ của phí áp dụng có thể thấy tỷ lệ này của Việt Nam là tương đối thấp so với thơng lệ quốc tế. Chính mức phí thấp này cũng là một nguyên nhân chính khiến cho quỹ mục tiêu của BHTG Việt Nam không đáp ứng yêu cầu, bởi vì nguồn cung vốn chủ yếu của một tổ chức BHTG nói chung chủ yếu là từ phí BH thu từ các tổ chức tham gia BH đóng bên cạnh phần vốn điều lệ được cấp ban đầu từ ngân sách và các khoản đầu tư rủi ro thấp hàng năm.

Hình 3.6- Tỷ lệ phí BH của 35 quốc gia trên thế giới

Nếu xét đến cơ chế thu phí thì cơ chế phí đồng hạng hiện nay của BHTG Việt Nam cũng đã trở nên kém phù hợp với thực tế phát triển của thị trường tài chính ngày càng phức tạp. Thông thường các quốc gia khi mới thành lập hệ thống BHTG thường sẽ áp dụng mức phí BH đồng hạng để dễ thực hiện và quản lí. Tuy nhiên, từ những năm 90 của TK XX trở lại đây trước thực tế hoạt động của thị trường TCNH ngày càng lớn và phức tạp khiến mức rủi ro trong lĩnh vực này cũng tăng lên nhiều hơn, các nước có xu hướng lần lượt chuyển đổi sang chế độ tính phí theo mức độ rủi ro. Việc tính phí BH theo mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BH tiền gửi tạo ra cơ chế đối xử bình đẳng giữa các tổ chức này và thể hiện xu thế thị trường trong hoạt động BHTG. Hoa Kỳ chính là nước tiên phong triển khai cách tính phí BH theo mức độ rủi ro vào năm 1993.

Vì cơ chế tính phí lẫn mức phí được áp dụng chưa thỏa đáng đưa đến một quỹ BH không đủ mạnh nên BHTG Việt Nam cũng khơng có được một hạn mức chi trả BH hợp lý. Mà hạn mức chi trả lại là tiêu chuẩn đầu tiên mà người gửi tiền nhìn vào để quyết định mức độ tin tưởng vào khả năng bảo vệ quyền lợi cho họ của BHTG. Việt Nam, với hạn mức chi trả BHTG 50 triệu đồng bắt đầu áp dụng vào tháng 08 năm 2005 (tức khoảng 4,9 lần GDP bình qn đầu người khi đó), đến năm 2008 88% người gửi tiền vẫn nằm trong khung được đảm bảo hoàn toàn quyền lợi (Bảng 3.3). Nhưng đến nay, mức chi trả này đã dần ngày một kém thỏa đáng khi mà thu nhập bình quân đầu người ở nước ta năm sau cao hơn năm trước cùng với tốc độ trượt giá và giá trị các khoản tiền gửi của người dân tăng theo mức sống. Từ mức 4,9 lần GDP bình quân đầu người vào năm 2005 thì đến 2010 con số này đã giảm xuống chỉ cịn 2,19 lần (GDP bình qn 2010 là 1.168 USD tương đương 22,8 triệu VND – tính theo tỷ giá VND/USD 19.520) và sẽ còn tiếp tục giảm khi mà lạm phát vẫn đang dấu hiệu gia tăng cũng như mức thu nhập thực của người dân cũng ngày một cao hơn.

Bảng 3.3- Cơ cấu tiền gửi đƣợc bảo hiểm phân theo khách hàng năm 2008 Mức TG ≤ 50 triệu đồng 88% Mức TG > 50 và ≤ 70 triệu đồng 3% Mức TG > 70 và ≤ 90 triệu đồng 2% Mức TG > 90 và ≤ 100 triệu đồng 2% Mức TG > 100 triệu đồng 6%

(Nguồn: Nghiên cứu chuyênsâu về Bảo hiểm tiềngửi, Trung tâm thơngtin, thư viện nghiên

cứu khoa học- Văn phịng Quốc hội, năm 2008)

Bên cạnh đó, xét cơ cấu tiền gửi phân theo số tiền có thể thấy rằng lượng tiền gửi trị giá trên 100 triệu đồng chiếm đến 67% trong tổng tiền gửi được BH, trong khi lượng tiền gửi trị giá nhỏ hơn 50 triệu đồng chỉ chiếm 19% (Bảng 3.4). 100 triệu đồng trong điều kiện mức sống hiện nay của Việt Nam là một con số khơng lớn nếu khơng nói là tương đối nhỏ đối với quy mô của một khoản tiền tiết kiệm được dành dụm trong thời gian dài. Vì vậy, với hạn mức chi trả tối đa 50 triệu đồng rõ ràng là không thể được gọi là một mức thỏa đáng, chưa thực sự là động lực để thúc đẩy quá trình huy động vốn vì chưa tạo được niềm tin đối với người gửi tiền thông qua trả lời câu hỏi khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ thì tiền gửi của họ được bảo vệ như thế nào.

Bảng 3.4- Cơ cấu tiền gửi đƣợc bảo hiểm phân theo số tiền năm 2008

Mức TG ≤ 50 triệu đồng 19% Mức TG > 50 và ≤ 70 triệu đồng 5% Mức TG > 70 và ≤ 90 triệu đồng 4% Mức TG > 90 và ≤ 100 triệu đồng 5% Mức TG > 100 triệu đồng 67%

(Nguồn: Nghiên cứu chuyênsâu về Bảo hiểm tiềngửi, Trung tâm thôngtin, thư viện nghiên

cứu khoa học- Văn phòng Quốc hội, năm2008)

Nghiên cứu của IMF năm 2000 trong “Deposit Insurance: Actual and Good Practices” cho rằng mỗi quốc gia nên có sự quan tâm đúng mức đối với hạn mức chi trả BHTG vì nó là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hệ thống tài chính, vừa khơng gây tình trạng rút tiền ồ ạt của những người gửi tiền nhỏ trong khi vẫn giữ được việc hành động theo

nguyên tắc thị trường từ những người gửi tiền lớn. Nghiên cứu này cũng cho thấy một thơng lệ là những nước có thị trường tài chính trong giai đoạn đầu phát triển cịn nhiều biến động thì hạn mức chi trả tiền gửi được BH bằng có xu hướng khoảng từ 5 đến 6 lần GDP bình qn. Nếu dựa theo thơng lệ này bên cạnh sự phân tích cụ thể với số liệu thực tế của Việt Nam như bên trên thì rõ ràng mức chi trả hiện nay của BHTG Việt Nam là chưa thỏa đáng, chưa thể tạo được niềm tin đối với người gửi tiền cũng như không đảm bảo bảo vệ đầy đủ quyền lợi người gửi tiền trong tình huống có sự cố xảy ra.

Như vậy, đến lúc này chúng ta đã tìm ra thêm một rủi ro cơ bản mà BHTG Việt Nam khơng có khả năng phịng ngừa, đó là rủi ro khơng đủ năng lực chi trả. Nếu chỉ dừng ở đây thì cũng đã đủ để kết luận rằng BHTG Việt Nam thực sự quá “nhỏ” và “yếu” để có thể gánh vác trọng trách quá lớn đã được giao phó ban đầu. Tuy nhiên, với mục tiêu hoàn thiện hiệu quả hoạt động của BHTG cho sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính thì cần thiết phải tìm ra mọi bất cập mà tổ chức này đang vướng phải để có được khung giải pháp đầy đủ nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)