.1 Mơ hình đề xuất cho Cách thức tổ chức mới của BHTG Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 42 - 59)

Tuy nhiên, với tình trạng cịn “nhỏ” và “yếu” như hiện nay của BHTG Việt Nam mà bài viết đã chỉ ra chương II, nếu tiến hành phân tách ngay lập tức có thể sẽ dẫn đến tình trạng “sốc” vì khơng đủ năng lực, gây ra tác dụng ngược. Vì vậy, phải vạch cho nhiệm vụ này một quá trình tiến hành, và giai đoạn đầu tiên của q trình chính là khắc phục những cái cịn thiếu và yếu của BHTG Việt Nam, bao gồm: năng lực tài chính, cơ chế tính phí, hạn mức chi trả và trình độ xử lý đổ vỡ.

4.2 Các bƣớc tiền đề cho công tác chia tách BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản của NHNN

14 “Tổ chức BHTG cần hoạt động một cách độc lập, minh bạch có uy tín và khơng bị tác động bởi hệ thống chính trị và khu vực tài chính ngân hàng”

CHÍNH PHỦ

Ngân hàng Nhà nƣớc Bảo hiểm tiền gửi VN Bộ Tài chính

Tổ chức tín dụng

UBCKNN Cục Bảo hiểm

Chứng khoán Bảo hiểm Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia

4.2.1 Nâng cao năng lực tài chính

Một trong những vấn đề cơ bản và cốt lõi hiện nay để nâng cao năng lực tài chính của tổ chức BHTG Việt Nam là phát triển và hồn thiện cơ chế tài chính để tăng trưởng quỹ BH. Cần có cơ chế tài chính đối với hoạt động BHTG một cách linh hoạt, thận trọng và đầy đủ, vừa tạo ra những thay đổi lớn, mở ra bước ngoặc mới cho sự phát triển của BHTG trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vừa đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao vị thế và uy tín của BHTG Việt Nam. Quỹ BH phải tự cân đối thu chi, nghĩa là Nhà nước không bù lỗ mà chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua hành lang pháp luật. Tuy nhiên, với nguyên tắc hoạt động tự cân đối thu chi quỹ BHTG phải thường xuyên bổ sung các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bằng cách sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay, đầu tư sinh lời, có quyền chủ động lựa chọn các dự án đầu tư theo cơ chế thị trường, phù hợp với môi trường đầu tư và tự chịu trách nhiệm về mức hiệu quả cũng như rủi ro trong đầu tư tài chính. Việc nâng cao năng lực tài cho BHTG sẽ tạo nên sức mạnh cho tổ chức này thực hiện tốt nhất vai trò bảo vệ người gửi tiền, duy trì ổn định và giữ vững an ninh tài chính- tiền tệ quốc gia.

4.2.2 Áp dụng chế tính phí BH theo rủi ro

Theo IADI, phí BHTG đồng hạng là hệ thống phí khơng bình đẳng, khơng hội nhập và không tạo động lực giúp các tổ chức tham gia BHTG giảm thiểu rủi ro. Phương pháp thu phí BH đồng hạng chỉ phù hợp với giai đoạn đầu thực hiện BHTG. BHTG Việt Nam qua 11 năm hoạt động đã có được sự phát triển nhất định trong lĩnh vực này thì phương pháp thu phí cũng phải được xem xét điều chỉnh từ bình quân đồng hạng sang dựa trên rủi ro của từng tổ chức tham gia BH. Mức phí BHTG của mỗi tổ chức tham gia BHTG sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá, xếp loại rủi ro của các tổ chức này. Mức phí theo độ rủi ro có tác dụng đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động, khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động, quan tâm việc giảm thiểu rủi ro để giảm phí BHTG phải nộp. Giảm thiểu rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG chính là giảm thiểu chi phí chi trả tiền gửi được BH, giảm thiểu rủi ro đạo đức, đảm bảo hệ thống NH hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường.

4.2.3 Nâng hạn mức chi trả BHTG

Hạn mức chi trả là tiêu chuẩn đầu tiên mà người gửi tiền nhìn vào để quyết định mức độ tin tưởng vào khả năng bảo vệ quyền lợi cho họ của BHTG. Như đã phân tích ở chương III, hạn mức chi trả tối đa 50 triệu đồng của BHTG Việt Nam hiện nay đã khơng cịn phù hợp và cần nhanh chóng được nâng lên. Mức nâng lên cụ thể là trung bình 5 lần GDP bình qn theo như mức thơng lệ mà IMF đã nghiên cứu đối với các quốc gia có thị trường tài chính trong giai đoạn đầu phát triển, tức khoảng 200 triệu ở thời điểm hiện nay. Ngoài ra theo kinh nghiệm các nước, việc ấn định và điều chỉnh hạn mức chi trả còn dựa vào tỷ lệ lạm phát. Nếu chỉ số lạm phát biến động đến một mức nhất định thì hạn mức chi trả BHTG cũng sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp và tuân theo quy luật kinh tế thị trường. Việc điều chỉnh hạn mức chi trả này không chỉ giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người gửi tiền mà còn tạo tâm lý yên tâm cho họ, qua đó hạn chế được tình trạng rút tiền hàng loạt khi có sự cố về hoạt động NH, duy trì sự phát triển bền vững cho hệ thống tài chính quốc gia.

4.2.4 Nâng cao trình độ xử đổ vỡ

Bên cạnh việc nên hoàn thiện hai biện pháp xử lý đổ vỡ được BHTG Việt Nam sử dụng hiện tại là cho vay hỗ trợ tài chính, bảo lãnh, mua lại nợ đối với tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả và chi trả tiền gửi được BH của QTDND, BHTG Việt Nam nên nhanh chóng bổ sung 2 biện pháp xử lý đổ vỡ tiên tiến mà thế giới đã áp dụng và đạt hiệu quả cao, bao gồm: sử dụng NH bắc cầu (BBs) và Mua lại và tiếp nhận nợ (P&A).Thực hiện tốt được điều này sẽ góp phần to lớn giúp BHTG Việt Nam khẳng định được vai trị của mình, có được vị thế quan trọng trong mắt công chúng cũng như trở thành một thành viên khơng thể thiếu của bộ máy an tồn tài chính quốc gia.

4.3 Kết luận

Việt Nam đã học rất nhanh những gì cần phải có trong tiến trình phát triển tài chính từ thế giới, nhưng việc áp dụng thực tế lại không được tốt như vậy. Có một khoảng cách rất dài giữa học và áp dụng, mà nhất là phải áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân. BHTG Việt Nam là hình ảnh minh họa rõ nét cho độ dài của khoảng cách này. Hơn 10 năm trước Việt Nam thành lập hệ thống BHTG cho mình, nhưng hơn 10 năm sau tổ chức này vẫn vô cùng nhỏ bé trong mắt công chúng lẫn hệ thống tài chính vì chưa có một sự can thiệp đủ

lớn và quan trọng nào để chứng minh nó đang tồn tại cho mục tiêu chính sách được vạch ra từ đầu. Nhưng điều này có vẻ như không gây một lo ngại đáng kể nào về sự an nguy của hệ thống tài chính và quyền lợi cơng chúng, vì thực tế đã có một cơ quan khác giúp tổ chức BHTG Việt Nam đảm trách những vai trị đáng ra của nó, đó là NHNN. Tuy nhiên, tình trạng tốt đẹp sẽ cịn duy trì được bao lâu nữa khi mà thị trường tài chính Việt Nam đã và đang bước đến giai đoạn phát triển cao hơn với yêu cầu về những phương thức quản lý tiến bộ hơn. Tư duy “khơng có NH đổ vỡ” thực sự cần bị chỉ trích nhưng ngay cả khi đã từ bỏ được tư duy này thì NHNN cũng nên tiếp tục “làm hết mọi việc” bao gồm cả những nhiệm vụ đáng ra là của BHTG, vì ngay từ đầu hai tổ chức được lập ra với mục tiêu chính rất khác nhau. Một bên là NHNN với vai trò chủ yếu trong điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo nền kinh tế được vận động trơn tru và ổn định nhất, một bên là BHTG được kỳ vọng bảo vệ tốt nhất quyền lợi công chúng gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống TCNH. Sự cân bằng giữa lợi ích cơng chúng và lợi ích nền kinh tế sẽ khơng thể đạt được tốt nhất nếu hai nhiệm vụ quá to lớn và khác nhau này được trao cho cùng một tổ chức quản lý. Chính vì vậy, tách BHTG ra khỏi “sự quản lý toàn diện” của NHNN để tổ chức này được vị thế và quyền hạn độc lập trong mọi hành động của mình chính là giải pháp tối ưu nhất giúp đảm bảo an sinh xã hội và duy trì sự phát triển bền vững cho hệ thống TCNH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Thị Nguyệt Anh - Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2009), Bảo hiểm tiền gửi và việc xây dựng mạng lưới an tồn tài chính quốc gia, Tổ chức BHTG Việt Nam DIV (truy cập từ:

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=23)

2. BCBS và IADI (2008), 18 nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu

quả, Hiệp hội BHTG quốc tế IADI.

3. BHTG Việt Nam-DIV (2006), Mơ hình BHTG liên bang Hoa Kỳ. 4. BHTG Việt Nam-DIV (2009), Thông tin BHTG 01.09.

5. BHTG Việt Nam-DIV (2009), Thông tin BHTG 04.09. 6. BHTG Việt Nam-DIV (2009), Thông tin BHTG 08.09. 7. BHTG Việt Nam-DIV (2009), Thông tin BHTG 12.09.

8. BHTG Việt Nam-DIV (2011), Giải pháp khôi phục quỹ BHTG của FDIC.

9. Chính phủ, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 06 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

10. Chính phủ, Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về Bảo hiểm tiền gửi. 11. Chính phủ, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 về việc sửa đổi bổ

sung Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về Bảo hiểm tiền gửi.

12. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (2008), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng năm 2008.

13. Nguyễn Mạnh Dũng (2010), Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả và thực

trạng hệ thống BHTG Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam VNBA (truy cập từ: http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=7400&Itemid= 134)

14. Nguyễn Như Minh (2008), Bảo hiểm tiền gửi – một chính sách cơng quan trọng của nền

kinh tế hội nhập, Ngân hàng nhà nước Việt Nam SBV (truy cập từ: http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gD

FxNLczdTEwODMG9jA0__QHM_Y_dAAwNnM_2CbEdFAAJ9Ps8!/?WCM_PORTL ET=PC_7_0D497F540G9520IOQVO48N20M7_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT =/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.print/vn.sbv.printing.magazine/vmtCITIcYY V0U2nvmdnjeBl2010-01-11-06-30-28)

15. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2009), Vai trò của bảo hiểm tiền gửi Mỹ trong quản lý khủng

hoảng, (truy cập từ: http://luattaichinh.wordpress.com/2009/11/10/vai-tr- c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-ti%E1%BB%81n-

g%E1%BB%ADi-m%E1%BB%B9-trong-qu%E1%BA%A3n-l-kh%E1%BB%A7ng- ho%E1%BA%A3ng/)

16. Nguyễn thị Kim Oanh (2009), Thực tiễn triển khai chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở Nhật

Bản, Tổ chức BHTG Việt Nam DIV.

17. Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Hồng Nguyên (2009), Đột biến rút tiền gửi- Thách thức lớn trong thời khủng hoảng tài chính, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử.

18. Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Lệ Thu (2010), Chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ,

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam VNBA (truy cập từ: http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=6428&Itemid= 134)

19. Dương Thu Phượng (2010), Kinh nghiệm hoạt động BHTG tại Malaysia, Tổ chức BHTG Việt Nam DIV (truy cập từ: http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=121&News=1416&CategoryID=2)

20. Vũ Thị Kim Thoa (2009), Xử lý ngân hàng đổ vỡ cần một cơ chế và phương pháp chuyên nghiệp, Tổ chức BHTG Việt Nam DIV (truy cập từ: http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=19&CategoryID=3)

21. Thủ tướng Chính phủ, Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam.

22. Lê Thị Thu Thúy (2008), Bàn về mơ hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội nhập kinh

tế quốc tế, Tạp chí Luật học, số tháng 12/2007.

23. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2009), Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức BHTG hiệu quả. 24. Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2008), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong vai trò bảo vệ

Tiếng Anh

25. Apanard Angkinand and Clas Wihlborg (2007), Deposit Insurance Coverage, Ownership

and Bank’s Risk-taking in Emerging Markets, Journal of International Money and Finance, Vol. 29, No. 2, pp. 201-386.

26. Mohammed Al-afari (2009), Aligning Design Features With Policy Objectives, International Association of Deposit Insurers- IADI.

27. Association of Supervisors of Banks of the Americas- ASBA (2006), Effective Deposit Insurance Schemes and Bank Resolution Practices, (truy cập từ: http://www.asba- supervision.org/index.php?option=com_content&view=article&id=105:esquemas- efectivos-de-seguro-de-depositos-y-practicas-de-resolucion-de-

bancos&catid=15&Itemid=234&lang=us)

28. Christine M. Bradley (2000), A Historical Perspective On Deposit Insurance Coverage,

FDIC Bank Review, Vol. 13, No. 2.

29. Congressional Budget Office (2002), Raising Federal Deposit Insurance Coverage. 30. Douglas W. Diamond and Philip H. Dybvig (2000), Bank Runs, Deposit Insurance, and

Liquidity, The Journal of Political Economy, Vol. 91, No.3, June 1983.

31. Federal Deposit Insurance Corporation- FDIC (2006), The First Fifty Years A History of

the FDIC 1933-1983.

32. Gillian G. H. Garcia (1999), A survey of actual and best practices, IMF Working Paper

No. 99/54.

33. International Association of Deposit Insurers- IADI (2006), Sustaining the Credibility of

Deposit Insurance Arrangements, (truy cập từ:

http://www.iadi.org/research_letters/vol1/IADI_ResearchLetter_Vol1_Iss9.pdf)

34. International Association of Deposit Insurers- IADI (2009), Funding of Deposit

Insurance, (truy cập từ:

http://www.iadi.org/docs/Funding%20Final%20Guidance%20Paper%206_May_2009.pd f)

35. International Monetay Fund- IMF (1999), Deposit Insurance- Actual and Good Practices, IMF Occasional Papers, No.197.

36. Jang- Bong Choi (2000), Structuring a Deposit Insurance System from the Asian Perspective, Asian Development Bank- ADB.

37. Gokhan Karabulut (2007), Sources Of Non-Performing Loans In Turkish Banking System, Journal of Business & Economics Research, Vol.5, No.10, 2007.

38. Michael H. Krimminger (2004), Deposit Insurance and Bank Insolvency in a Changing World, Social Science Research Network- SSRN.

39. Asli Demirguc-Kunt, Baybars Karacaovali và Luc Laeven (2005), Deposit Insurance Around the World: A Comprehensive Database, Policy Research Working Paper #3628,

Washington, DC: World Bank.

40. Federal Reserve Bank of San Francisco (2008), Recent Developments in Asian Deposit Guarantee Programs, Journal Asia focus.

41. Michael Pomerleano (2009), The “shadow financial system” of government guarantees, Centre for Economic Policy Research.

42. Jean Pierre Sabourin (2004), The Deposit Insurers Role in Maintaining Financial

Stability, International Association of Deposit Insurers- IADI.

43. Sebastian Schich (2008), Financial Crisis- Deposit Insurance and Related Financial Safety Net Aspects, OECD Journal: Financial Market Trends.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1- Khái quát về Đột biến rút tiền gửi (Bank run)

“Đột biến rút tiền gửi là hiện tượng phổ biến của các cuộc khủng hoảng ngân hàng, thể hiện qua sự đổ xô rút tiền gửi của người gửi tiền ở ngân hàng mà họ tin là đang có vấn đề. Một cuộc đột biến rút tiền gửi có thể gây ra rối loạn tài chính cho chính bản thân ngân hàng bị rút tiền và thậm chí là cho cả hệ thống ngân hàng”.15

Nguyên nhân cơ bản của một cuộc đột biến rút tiền gửi là sự mất lòng tin của người gửi tiền vào khả năng thanh tốn của người gửi tiền, họ lo lắng mình sẽ khơng lấy lại được khoản tiền tiết kiệm mình đã ký gửi cho tổ chức tín dụng. Sự mất lịng tin này có thể đến từ hai lý do: Một là tổ chức tín dụng thiếu thanh khoản tạm thời do chưa kịp chuyển các tài sản khác như nợ cho vay hoặc tài sản tài chính thành tiền mặt để thanh tốn cho các yêu cầu rút tiền hoặc chuyển khoản của khách hàng, điều này khiến người gửi tiền cảm thấy lo lắng và đổ xơ đến tổ chức tín dụng để rút tiền, và hậu quả là tổ chức tín dụng trở nên mất khả năng thanh tốn thực sự và có thể phải tuyên bố phá sản; hai là một tin đồn ác ý về an tồn hoạt động của tổ chức tín dụng cũng khiến cho một cuộc đột biến rút tiền xảy ra và mức độ cịn có thể nghiêm trọng hơn cả lý do thứ nhất và nếu khơng có sự trấn an tâm lý và làm sáng tỏ tin đồn một cách kịp thời thì hậu quả về một sự mất khả năng thanh toán thực sự dẫn đến phá sản cũng không thể tránh khỏi.

Nghiêm trọng hơn nữa là đột biến rút tiền gửi có khả năng tạo nên sự lây lan. Nó có thể tạo ra một cuộc sụp đổ dây chuyền cho cả hệ thống do bản chất mạng liên kết giữa các tổ chức tín dụng cũng như sự lo xa của người gửi tiền khác khi thấy một tổ chức tín dụng phá sản liền đổ xơ đến tổ chức nơi mình gửi tiền để rút tiền ra. Hậu quả cuối cùng của hiệu ứng đôminô này là sự sụp đổ của cả một hệ thống tài chính và khủng hoảng kinh tế xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)