.5 Tỷ lệ quỹ mục tiêu của FDIC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 32 - 33)

(Nguồn:Cơng tyBảohiểmtiềngửiLiên bang-FDIC, năm 2006)

Cịn ở Việt Nam, mặc dù so với mức vốn được cấp 1.000 tỷ đồng khi mới thành lập, mức vốn hiện nay của BHTG Việt Nam đã tăng lên hơn 6 lần nhưng tỷ lệ quỹ mục tiêu của tổ chức này vẫn chưa vượt qua được con số 1% cho thấy năng lực tài chính của BHTGVN là cịn q thấp so với thông lệ quốc tế. Với nguồn vốn chỉ hơn 6.000 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ quỹ mục tiêu 1% này, thì cho dù có được trao quyền đầy đủ để thực hiện chức năng chi trả (tức là không chỉ thực hiện chi trả cho quỹ TDND mà cả các NH) BHTG Việt Nam sẽ khó có thể đảm bảo có đủ lực để chống đỡ cho tình huống phá sản của riêng một NH bởi vì hiện nay khơng ít NHTM Việt Nam chỉ với quy mơ trung bình đã có tổng tài sản vượt 15.000 tỷ đồng thì khơng thể nói đến việc gánh vác trọng trách đảm bảo sự an tồn cho tồn bộ hệ thống tài chính quốc gia.

Cơ chế bảo lãnh ngầm của NHNN đảm bảo “khơng có NH đổ vỡ” như hiện nay có thể khiến cho vấn đề yếu kém trong năng lực tài chính của BHTG khơng thực sự quá nghiêm trọng vì thực tế BHTG cũng khơng có nhiều quyền để can thiệp. Nhưng tình trạng này sẽ cịn kéo dài được bao lâu khi mà tổng tài sản toàn hệ thống NH Việt Nam đã vượt quá 130% tổng sản phẩm quốc gia. Nếu tình huống xấu nhất cả hệ thống rơi vào khủng hoảng như cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi ở Hoa Kỳ thì liệu NHNN lẫn Chính phủ Việt Nam có thể đưa vai ra

1.20% 1.22% 1.24% 1.26% 1.28% 1.30% 1.32% 1.34%

gánh hết những tổn thất này khơng. Ví dụ điển hình là Iceland với hệ thống NH có tổng tài sản lớn gấp 9,5 lần GDP, khi khủng hoảng xảy ra Iceland rơi vào tình thế đã khơng đủ tiềm lực để giải cứu các NH của mình, đây được gọi là “quá lớn để giải cứu”- hậu quả của tư duy “quá lớn để sụp đổ”. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của một hệ thống BHTG với nguồn tài chính vững mạnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội ổn định.

3.4 Phí bảo hiểm Hạn mức chi trả bảo hiểm

Xem xét sâu hơn về năng lực tài chính của BHTG Việt Nam có thể thấy yếu tố mật thiết tạo nên kết quả dưới chuẩn của quỹ mục tiêu bên trên chính là phí BH. Qua 10 năm hoạt động, cho đến nay BHTG Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế phí BH đồng hạng 0,15% đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Qua thống kê mức phí BH ở 35 quốc gia trong nghiên cứu của Kunt and Sobaci năm 2000 thì đa phần các quốc gia có mức phí BHTG cao hơn mức 0,15%, và chủ yếu tập trung ở mức 0,2-0,3%. Như vậy xét riêng về mức độ của phí áp dụng có thể thấy tỷ lệ này của Việt Nam là tương đối thấp so với thơng lệ quốc tế. Chính mức phí thấp này cũng là một nguyên nhân chính khiến cho quỹ mục tiêu của BHTG Việt Nam không đáp ứng yêu cầu, bởi vì nguồn cung vốn chủ yếu của một tổ chức BHTG nói chung chủ yếu là từ phí BH thu từ các tổ chức tham gia BH đóng bên cạnh phần vốn điều lệ được cấp ban đầu từ ngân sách và các khoản đầu tư rủi ro thấp hàng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)