Tách BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý của NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 39 - 43)

Ưu điểm lớn nhất của cách thức quản lý với NHTW là người đảm trách mọi vai trò từ điều tiết chính sách tiền tệ, giám sát hệ thống, “cho vay cứu cánh cuối cùng” lẫn xử lý đổ chính là giảm thiểu tối đa tình trạng bất cân xứng thơng tin, bởi vì NHTW vừa là người giám sát và cũng là người xử lý, không phải qua một khâu báo cáo tiềm ẩn rủi ro thông tin không đầy đủ và chính xác nào ở giữa. Tuy nhiên, ưu điểm này chỉ cịn giá trị cao khi trình độ quản lý thông tin của nhân loại cịn thấp. Khi lĩnh vực quản lý thơng tin ngày một phát triển hơn nhờ hàng loạt những phát minh hiện đại thì đó khơng cịn là vấn đề q lớn nữa. Thị trường tài chính phát triển ngày một nhanh hơn, cùng với đó sự phức tạp và rủi ro lớn hơn mang đến khối lượng công việc mà NHTW phải gánh vác cũng nặng hơn đưa ra một nhu cầu mới về phân công chức năng nhiệm vụ. Điều tiết chính sách tiền tệ lúc này được xác định là trách nhiệm ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu ổn định kinh tế quốc gia trong khi việc xử lý đổ vỡ cần phải trao cho một cơ quan khác đảm nhiệm. Nếu tiếp tục duy trì kiểu quản lý “làm hết mọi việc” thì tất yếu sẽ xảy ra tình trạng khơng có việc nào được thực hiện tốt, khi đó cả mục tiêu phát triển kinh tế bền vững lẫn mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội đều khơng đạt được. Chính vì vậy mà một hệ thống BHTG chính thức trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam với mức độ mở cửa ngày càng sâu rộng, sự phức tạp cùng rủi ro của thị trường TCNH đem đến nhiều nhiệm vụ nặng nề hơn cho bộ máy điều hành, không thể nằm ngoài quy luật tất yếu này của thế giới. Cho dù khơng cịn tư duy “khơng có NH đổ vỡ” đi nữa thì cơ chế quản lý “làm hết mọi việc” cũng khơng thể tiếp tục duy trì lâu dài, đó là vì lợi ích

Như vậy, sự tồn tại của hệ thống BHTG là cần thiết để quốc gia có thể đạt được sự cân bằng lợi ích giữa một bên là sự phát triển của hệ thống TCNH và một bên là bảo vệ lợi ích của dân chúng gửi tiền. Nhưng để hiệu quả đạt được là tốt nhất thì hệ thống BHTG phải được tổ chức và quản lý như thế nào. Như đã đề cập trong suốt nội dung bài viết, BHTG Việt Nam đang được tổ chức theo mơ hình nằm dưới sự quản lý trực tiếp của NHNN” và thể hiện nhiều bất cập phát sinh từ chính cách thức tổ chức thiếu tính độc lập này. Bài học kinh nghiệm của nhiều nước mà điển hình nhất là Hoa Kỳ đã cho thấy sự ưu việt của một hệ thống BHTG có được vị thế độc lập. Vị thế độc lập đã trao cho tổ chức BHTG đầy đủ quyền hạn để có thể tự chủ mọi hoạt động của mình từ định hướng mục tiêu chính sách đến cơng tác phịng ngừa rủi ro và xử lý đổ vỡ.

Ƣu- nhƣợc điểm của mơ hình tổ chức đặt tổ chức BHTG Việt Nam độc lập với NHNN

- Ƣu điểm:

Với một tổ chức BHTG có được vị thế độc lập và quyền hạn đầy đủ để thực thi nhiệm vụ, cơ hội để tổ chức này thể hiện vai trò và sức mạnh sẽ nhiều hơn. Khi đó, hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng là vô cùng to lớn và quan trọng, người dân từ đó có ý thức đúng đắn và nhận thức đầy đủ hơn về quyền lợi của mình trong chính sách điều hành tài chính của đất nước. Đó là quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo tốt nhất khi mà chính bản thân họ có được sự lựa chọn tốt về nơi mình ký gửi các khoản tiền gửi. Tiêu chí ưu tiên bây giờ khơng cịn là lãi suất nữa khi sự bảo lãnh hoàn toàn của NHNN đã được chuyển thành bảo hiểm một phần của BHTG mà an toàn và minh bạch sẽ được thay vào đó. Khi mất đi động cơ chạy đua lãi suất, các ngân hàng cũng sẽ tự động giảm thiểu những hành vi rủi ro đạo đức để mức tín nhiệm được nâng cao hơn. Với một hệ thống gồm những ngân hàng hoạt động cạnh tranh lành mạnh như vậy thì nguy cơ của một cuộc sụp đổ sẽ được giảm thiểu. Như vậy, bên cạnh việc lợi ích dễ dàng thấy ngay được là được chi trả khi có sự cố xảy ra thì một lợi ích to lớn hơn nhiều mà người dân được thụ hưởng chính là sự an tâm sinh sống và đầu tư trong một mơi trường tài chính lành mạnh, động lực phát triển cho từng cá nhân lẫn nền kinh tế.

Sự độc lập của tổ chức BHTG đối với NHNN sẽ giúp ngăn chặn và triệt tiêu được tư duy “khơng có ngân hàng đổ vỡ”- một tư duy lỗi thời của một nền kinh tế còn ở giai đoạn yếu kém. Khi chỗ dựa “khơng có ngân hàng đổ vỡ” bị cịn, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải hoạt động trong guồng máy cạnh tranh lành mạnh bằng tiêu chí an tồn, giảm thiểu tối đa rủi ro và từ đó là sự ổn định và vững mạnh có được của cả hệ thống tài chính quốc gia. Ngồi ra, với chức năng chuyên biệt được phân chia rõ ràng, mỗi cơ quan sẽ có thể tồn tâm tồn ý thực hiện nhiệm vụ của mình mà khơng bị chi phối bởi nhóm lợi ích, từ đó những chính sách điều hành của chính phủ sẽ được phát huy tác dụng một cách tối đa.

Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra buộc phải có sự ra tay xử lý đổ vỡ của BHTG thì với nền tảng thơng tin và cơng tác chuẩn bị chun nghiệp có được ngay từ đầu sẽ giúp cả hệ thống có được sự phản ứng nhanh nhạy và kịp thời trước khi phải rơi vào tình trạng tồi tệ nhất. Nhờ vậy mà chi phí xử lý đổ vỡ cũng sẽ được giảm thiểu, nền kinh tế không bị tổn thất quá lớn.

- Nhƣợc điểm:

Nhược điểm có thể xem là duy nhất của mơ hình tổ chức đặt BHTG độc lập với NHNN chính là việc địi hỏi chi phí lớn hơn trong cơng tác quản lý. So với một tổ chức trực thuộc một cơ quan ngang bộ, cụ thể ở đây là BHTG trực thuộc NHNN; với một tổ chức ở vị trí ngang bộ, tức BHTG nằm riêng hồn tồn với NHNN và cũng chỉ phải chịu sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ như NHNN, thì quy mơ tổ chức và cơ cấu của BHTG phải lớn hơn, từ đó chi phí quản lý cũng cao hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một nhược điểm mang tính quyết định để dẫn đến sự cân nhắc có nên lựa chọn mơ hình đặt BHTG độc lập với NHNN hay khơng. Với lợi ích to lớn mà mơ hình BHTG độc lập mang đến cho quốc gia thơng qua việc cân bằng được cả lợi ích an sinh xã hội lẫn lợi ích kinh tế thì chi phí tăng thêm từ cơng tác quản lý khơng cịn được xem là vấn đề đủ lớn nữa.

Như vậy, một tổ chức BHTG độc lập như Nguyên tắc Quản trị của Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả14 đã đưa ra là xu hướng tất yếu phải tiến hành. Điều đó có nghĩa là yêu cầu về tách tổ chức BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản lý trực tiếp của NHNN cần được nhận thức và tiến hành ngay từ bây giờ để mục tiêu chính sách đề ra từ đầu khi thành lập tổ chức thực sự tiến hành trên thực tế.

Hình 4.1- Mơ hình đề xuất cho Cách thức tổ chức mới của BHTG Việt Nam

Tuy nhiên, với tình trạng cịn “nhỏ” và “yếu” như hiện nay của BHTG Việt Nam mà bài viết đã chỉ ra chương II, nếu tiến hành phân tách ngay lập tức có thể sẽ dẫn đến tình trạng “sốc” vì khơng đủ năng lực, gây ra tác dụng ngược. Vì vậy, phải vạch cho nhiệm vụ này một quá trình tiến hành, và giai đoạn đầu tiên của q trình chính là khắc phục những cái cịn thiếu và yếu của BHTG Việt Nam, bao gồm: năng lực tài chính, cơ chế tính phí, hạn mức chi trả và trình độ xử lý đổ vỡ.

4.2 Các bƣớc tiền đề cho công tác chia tách BHTG Việt Nam ra khỏi sự quản của NHNN

14 “Tổ chức BHTG cần hoạt động một cách độc lập, minh bạch có uy tín và khơng bị tác động bởi hệ thống chính trị và khu vực tài chính ngân hàng”

CHÍNH PHỦ

Ngân hàng Nhà nƣớc Bảo hiểm tiền gửi VN Bộ Tài chính

Tổ chức tín dụng

UBCKNN Cục Bảo hiểm

Chứng khốn Bảo hiểm Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vấn đề tách bảo hiểm tiền gửi việt nam ra khỏi sự quản lý của ngân hàng nhà nước và lợi ích lâu dài của hệ thống tài chính (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)