.Vai trị và vị trí ngành điều Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam (Trang 47 - 51)

So với các sản phẩm nông nghiệp khác, hạt Điều không phải là sản phẩm dùng làm nguyên liệu thiết yếu như cao su, gạo hay mặt hàng đáp ứng thói quen hàng ngày của người tiêu dùng như cà phê. Ngành điều gia nhập thị trường thế giới cũng chậm hơn so với những mặt hàng khác như cao su, gạo, cà phê, h tiêu đã có mặt trên thị trường thế giới trên 20 năm.

Hạt điều Việt Nam gia nhập thị trường điều thế giới từ năm 1994, từ đó Việt Nam bắt đầu xây dựng kế hoạch phát triển ngành điều có tổ chức, mở rộng hướng đầu tư cho xuất khẩu. Từ chỗ là nước xuất khẩu điều thô, đến năm 1996 -1997 đã dần chuyển sang chế biến, phục vụ cho xuất khẩu điều nhân và đến năm 2000 – 2001, đã trở thành nước có sản lượng điều thơ đứng thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ và từ năm 2006 đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam ln đứng ở vị trí số 1 thế giới. Vượt số 1 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam từ năm 2009 đến nay.

Xuất khẩu nhân hạt điều qua chế biến của nước ta đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong nước, nghành điều đứng hàng thứ 4 về giá trị xuất khẩu sau gạo, cao su, cà phê đã góp phần mở thêm thị trường xuất khẩu nơng sản của Việt Nam. Đây chính là động lực quan trọng trong việc phát huy lợi thế, phát triển ngành hàng xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới.

2.1.1.Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học cơng nghệ, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc

Đất nước ta đang tiến hành công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, do vậy nhu cầu về vốn là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, chúng ta

không chỉ trông chờ vào ngu n vốn trong nước, do đó phải huy động nhiều ngu n vốn khác nhau, trong đó có ngu n vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều, bởi q trình cơng nghiệp hóa khơng những địi hỏi các khoản đầu tư bổ sung mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới với quy mô lớn mà khả năng trong nước không đáp ứng được. Hàng năm, hạt điều xuất khẩu đem lại một lượng kim ngạch rất lớn, đóng góp rất nhiều cho ngu n thu ngân sách nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều khơng ngừng tăng trong những năm qua, đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng liên tục tăng.

Sản xuất và xuất khẩu hạt điều còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu khoa học công nghệ từ nước ngồi, phát triển cơng nghệ hiện có trong nước. Lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều đã được s dụng hợp lý để nhập khẩu những giống điều mới cho năng suất cao hơn và những cơng nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến để hiện đại hóa ngành chế biến hạt điều. Khi sản xuất điều phát triển, đời sống của đ ng bào tr ng điều, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa được nâng lên, giúp đ ng bào ổn định cuộc sống, định canh định cư. Mỗi nhà máy, xí nghiệp chế biến điều mọc lên ở đâu là nơi đó dân cư đến sinh sống tập trung, đ ng thời điện, đường, trường trạm... được xây dựng theo để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy và đời sống của người dân. Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến điều vơ hình chung đã đẩy nhanh tốc độ Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa nơng thơn, thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu nơng sản nói chung và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.

2.1.2.Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng mơi trƣờng sinh thái

Điều có thể tr ng được tại những vùng điều kiện thổ nhưỡng không tốt. như chịu được hạn, khơng kén đất... do đó chúng ta có thể tận dụng những vùng

đất khơ hạn ở phía Nam nước ta. Do bản chất bán hoang dại và ngu n gốc nhiệt đới nên cây điều có thể phát triển trong điều kiện khí hậu nóng gió, khơ hạn, đặc biệt là vùng Duyên hải Miền Trung. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai khô hạn, nghèo dinh dưỡng nhưng cây điều vẫn cho hiệu quả kinh tế khá hơn hẳn một số cây tr ng khác đặc biệt là ở vùng đất trống đ i núi trọc. Nhờ tr ng điều, chúng ta đã tăng nhanh vòng quay s dụng đất, từ đó nâng cao hiệu quả s dụng đất, đặc biệt là đất ở những vùng trước đây bỏ hoang, cằn cỗi, cải biến cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở những vùng tr ng cây điều. Các tỉnh Tây Nguyên hiện đang có hàng trăm ngàn hécta đất trống đ i trọc, trong đó có gần 400.000 hécta thích hợp cho tr ng điều. Như vậy, nếu khơng có sự phát triển của cây điều thì một lượng lớn đất đai sẽ bị lãng phí. Sự biến động bất lợi thời tiết trong những năm qua đã gây nên hạn hán và thiếu hụt nước trầm trọng ở các vùng đất cao làm hạn chế việc mở mang diện tích của các cây tr ng cần nước tưới trong mùa khô như cà phê và các loại cây ăn quả khác. Điều này lại càng làm nổi bật vai trò của cây điều trong cơ cấu cây tr ng ở những vùng đất cao, hiếm nước.

Hơn nữa, cây điều không chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đất hoang hóa, khơ cằn mà cịn chứng tỏ vị thế của mình ở những vùng đất được coi là màu mỡ bởi vì so với các loại cây cơng nghiệp lâu năm khác như cây cao su, cây cà phê, cây chè thì các yêu cầu về đầu tư của cây điều rất thấp nhưng có hiệu quả kinh tế. Do vậy mặc dù bị cạnh tranh bởi các cây tr ng khác qua việc đa dạng hóa các loại cây tr ng tại một số vùng kinh tế trọng điểm nhưng nhiều nơi cây điều vẫn giữ vị trí độc tơn.

Việc sản xuất và xuất khẩu điều cũng đã góp phần khơng nhỏ vào việc cải biến cơ cấu kinh tế của các vùng tr ng điều. Trước đây các vùng này hầu như chỉ dựa vào nơng nghiệp là chính, nhưng từ khi điều trở thành sản phẩm của

vùng này đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ do sự phát triển của các nhà máy sản xuất chế biến điều gắn liền với các vùng nguyên liệu. Hiện nay nước ta có hơn 290 cơ sở chế biến hạt điều và hàng trăm xưởng chế biến nhỏ tập trung chủ yếu ở những vùng nguyên liệu chính như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đây là những vùng trước đây hầu như là thuần nông, nhưng sự ra đời của các nhà máy chế biến điều đã kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều dịch vụ khác, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

Bên cạnh đó, chúng ta đang đứng trước một thực tế là môi trường nước ta hiện đang bị hủy hoại nặng nề thể hiện ở những hiện tượng thiên tai d n dập như lũ lụt, bão, đất xói lở, hạn hán. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng ấy là do sự tàn phá rừng, sự lạm dụng phân hóa học trong tr ng trọt và các hóa chất khác, sự tiêu diệt những vi sinh vật có ích... Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải phủ xanh đất trống, đ i trọc, hạn chế s dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, tăng độ phì nhiêu và hiệu quả s dụng đất.

Trước thực trạng môi trường như vậy, xuất phát từ quan điểm cây điều là một loại cây lâm nghiệp phù hợp với trình độ sản xuất của đ ng bào dân tộc, đáp ứng được yêu cầu phòng hộ vùng đầu ngu n và được đưa vào trong các chương trình khuyến khích tr ng rừng, việc tr ng cây điều đã góp phần khơng nhỏ vào việc tr ng, phát triển rừng và giữ gìn mơi trường sinh thái.

2.1.3. Ngành điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống ngƣời lao động cải thiện đời sống ngƣời lao động

Cây điều còn được coi là cây của vùng đất bạc màu, cây của người nghèo bởi đây là một trong những loại cây tr ng chủ chốt trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của nước ta. Trong những năm gần đây, giá trị kinh tế của cây điều càng được khẳng định. Nếu đem so với một số cây kinh tế chủ yếu khác của

địa phương thì như vậy việc tr ng cây điều sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn mà quá trình thu hoạch, bảo quản sản phẩm lại đơn giản hơn rất nhiều.

Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu điều cịn tạo nhiều cơng ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ngành điều Việt Nam (VINACAS) thì hiện nay có khoảng 800.000 người sống bằng nghề tr ng điều và tổng số lao động trực tiếp đang làm việc trong các nhà máy sản xuất, chế biến, xuất khẩu hạt điều khoảng 120.000 người, chưa kể số lao động gián tiếp và lao động nông nhàn tham gia sản xuất khi vào vụ thu hoạch, ước tính 1000 tấn điều thơ cần chế biến sẽ giải quyết việc làm cho 250 người lao động trong 1 năm sản xuất với mức thu nhập 500 - 700USD/năm/người.

Nhờ việc nhân rộng cây điều, ở nhiều địa phương nay khơng cịn hộ đói và giảm hẳn số hộ nghèo. Nhiều nơi, cây điều khơng cịn là cây xóa đói giảm nghèo mà đã trở thành cây làm giàu của nhiều hộ gia đình. Từ đó cuộc sống nông thôn được cải thiện, đói nghèo giảm mạnh, lao động về thành thị tìm cơng ăn việc làm không nhiều, giảm xáo trộn trật tự xã hội nữa, đ i trọc đất trống được phủ xanh, môi trường sinh thái được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)