Các nhân tố liên quan đến học viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Tri thức và chuyển giao tri thức

2.2.2.6 Các nhân tố liên quan đến học viên

Học viên là những người sử dụng tri thức được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy một số nhân tố tác động đến chuyển giao tri thức có

liên quan đến các thuộc tính cá nhân và tổ chức của học viên. Một lần nữa, thời gian

cho phép các học viên tiếp thu và áp dụng tri thức mới là một yếu tố quyết định quan trọng của chuyển giao tri thức. Theo lập luận của Hemsley-Brwon (2004), thiếu thời gian là một trong những rào cản trong việc tiếp nhận tri thức chuyển giao của học viên. Việc tiếp nhận và ứng dụng tri thức của học viên còn bị ảnh hưởng

bởi động cơ của họ trong việc chuyển giao tri thức. Một số tác giả (Baldwin & Ford 1988; Nyden & Wiedel 1992) đề nghị sử dụng cơ chế khen thưởng nhằm khuyến

khích học viên đưa ra các sáng kiến trong bối cảnh công việc thực tiễn.

Theo Collinson & ctg (2003), năng lực của phía tiếp nhận cũng là một nhân tố quyết định của chuyển giao tri thức trong đào tạo.

Ở cấp độ tổ chức: khơng khí làm việc, văn hóa, cơ cấu, thủ tục và các nguồn

lực của tổ chức là một trong những yếu tố quyết định đến chuyển giao tri thức trong

1987; 1990). Khơng khí tổ chức có thể đóng vai trị như một nhân tố bổ trợ hoặc

cản trở việc chuyển giao tri thức. Ở một số tình huống nếu thiếu sự hỗ trợ của tổ chức dành cho các hoạt động chuyển giao tri thức thì ý đồ của nhà quản trị khơng thể đạt được và một thái độ tiêu cực đối với nghiên cứu có thể ngăn chặn việc

chuyển giao tri thức trong đào tạo (Barnard & ctg 2001; Bickel & Cooley 1985).

Đối với văn hóa tổ chức, trong lĩnh vực giáo dục có một đặc thù đó là học

viên có ít thời gian cho việc lập kế hoạch hoạt động của mình, một thời khóa biểu cứng nhắc, chương trình giảng dạy đã được định trước là các nhóm yếu tố chính cản

trở việc tiếp nhận tri thức của học viên (Ben-Peretz 1994). Ngồi ra, sự thành cơng của chuyển giao tri thức phụ thuộc vào việc học viên nhận thức ra rằng họ có những lợi ích trong việc tiếp nhận tri thức hay không (Huberman 1983).

Một trở ngại quan trọng đối với việc chuyển giao tri thức trong giáo dục là tồn tại một khoảng cách lớn giữa các nhà nghiên cứu và các học viên (Huberman 1983; 1987; 1990; Ben-Peretz 1994). Hầu hết học viên cho rằng các nhà nghiên cứu mang nặng tính lý thuyết rời xa thực tiễn. Do đó việc quan trọng là kéo hai bên xích lại gần nhau hơn, tạo ra một bầu khơng khí tốt hơn cho việc hợp tác và chuyển giao tri thức (Hemsley-Brown & Sharp 2003; Miller & ctg 1994).

Cuối cùng, các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và con người là các

nhân tố quyết định đến chuyển giao tri thức. Khi các học viên có sẵn các nguồn lực phù hợp sẽ giúp cho họ hấp thụ và sử dụng tri thức mới một cách tốt hơn (McPherson & Nunes 2002; Powers 2003).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 28 - 29)