Các cơ chế chuyển giao tri thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Tri thức và chuyển giao tri thức

2.2.2.7 Các cơ chế chuyển giao tri thức

Cơ chế chuyển giao tri thức bao gồm tất cả các phương tiện mà thơng qua đó

tri thức được chuyển đi trong quá trình chuyển giao tri thức. Chúng cho phép các bên trao đổi tri thức và thông tin lẫn nhau. Có một số cơ chế có thể được sử dụng để

thúc đẩy chuyển giao tri thức trong đào tạo, những cơ chế chuyển giao này có tác

cơ chế chuyển giao tri thức khác nhau: 1) cơ chế thông tin và 2) cơ chế tương tác

(Becheikh 2010).

Cơ chế thông tin là những cách tiếp nhận hoặc phổ biến tri thức mà không

tương tác với người khác. Ví dụ: báo cáo nghiên cứu, bài báo khoa học, tạp chí

chun ngành, hướng dẫn thực hành, cơng cụ giáo dục, email, blog, vv (Argote & ctg 2000; Bickel & Cooley 1985; Huberman 2002; Kirst 2000; Neville & Warren 1986). Abdoulaye (2003) đề xuất một giải pháp để tối ưu hóa việc quản trị và chuyển giao tri thức bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu trung tâm gồm những hướng dẫn thực hành và những đổi mới trong giáo dục. Ông lập luận rằng cơ sở dữ liệu

đầy đủ, cùng với việc học viên có thể truy cập cơ sở dữ liệu này một cách dễ dàng

sẽ thúc đẩy việc sử dụng tri thức và kinh nghiệm thực tiễn.

Cơ chế tương tác là những cách được sử dụng để hấp thụ hoặc phổ biến tri

thức thông qua tương tác giữa các bên với nhau. Ví dụ như thuyết trình, hội nghị, hội thảo, các buổi đào tạo, thảo luận, các hoạt động xã hội… (Boostrom & ctg 1993; Chazan & ctg 1998; Hemsley-Brown & Sharp 2003; Neville & Warren 1986; Ozga 2004). Cơ chế tương tác đóng vai trị quan trọng trong thành cơng của chuyển giao tri thức. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục thì hoạt động chuyển giao thường

liên quan đến tri thức ẩn và kinh nghiệm nên cơ chế tương tác sẽ hỗ trợ tốt hơn cho

việc chuyển giao tri thức ẩn và truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn. Kiểu chuyển giao này địi hỏi một q trình lặp đi lặp lại và sự tương tác giữa các bên. Ví dụ: Thực hiện cải cách giáo dục trong đó kêu gọi tổ chức các đợt kiểm tra và thảo luận về những thay đổi và những tồn tại để rút kinh nghiệm và điều chỉnh liên tục (Omar El-Sheikh 2000).

Các buổi đào tạo có lẽ là cơ chế chuyển giao tri thức phù hợp nhất trong lĩnh vực giáo dục (Argote & ctg 2000). Thông qua các buổi đào tạo này cho phép các học viên phát triển những kỹ năng liên quan đến việc áp dụng tri thức mới vào những tình huống làm việc thực tiễn (Barnard & ctg, 2001). Điều này sẽ làm tăng sự

quan tâm của học viên đến việc làm thế nào để hấp thụ và sử dụng những tri thức mới, từ đó nâng cao hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 29 - 31)