Năng lực giao tiếp (COMMUNICATION COMPETENCE)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Năng lực giao tiếp (COMMUNICATION COMPETENCE)

“Năng lực được hiểu như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hay kỹ năng chuyên biệt cần thiết hay đủ để đạt tới một mục đích nhất định” Weinert (2001).

Giao tiếp giữa các cá nhân đòi hỏi cả việc giải mã và mã hóa thơng điệp. Năng lực giao tiếp là khả năng các bên thể hiện tri thức thông qua hành vi giao tiếp

tiếp gồm các yếu tố: tri thức, động cơ, kỹ năng, hành vi và sự hiệu quả (Spitzberg, 1983). Theo Ko & ctg (2005), năng lực giao tiếp bao gồm 2 yếu tố: năng lực mã

hóa và năng lực giải mã.

2.4.1. Năng lực giải mã (Communication Decoding Competence - CD)

Năng lực giải mã đến khả năng lắng nghe, chăm chú và đáp ứng một cách

nhanh chóng của người nhận (Monge & ctg 1982).

2.4.2. Năng lực mã hóa (Communication Encoding Competence - CE)

Năng lực mã hóa dùng để chỉ khả năng diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng,

khả năng sử dụng ngôn từ một cách dễ hiểu (Monge & ctg 1982). Những nghiên

cứu trước đây cho rằng năng lực giao tiếp càng cao thì khả năng của các cá nhân

tham gia vào các hoạt động chung càng tăng (Ko & ctg 2005), điều này ảnh hưởng

đến mối quan hệ (Monge & ctg 1982) và chia sẻ sự hiểu biết của họ (Swaab & ctg

2002).

2.4.3. Mối quan hệ giữa năng lực giao tiếp và hiểu biết chung

Năng lực giao tiếp bao gồm: Năng lực mã hóa (bên chuyển giao) và năng lực

giải mã (bên tiếp nhận). Những khó khăn trong giao tiếp có thể phát sinh từ sự bất

đồng quan điểm, cách nhận diện và đánh giá vấn đề giữa bên chuyển giao và bên

tiếp nhận tri thức. Swaab & ctg (2002) mô tả năng lực giao tiếp là khả năng sắp xếp, đánh giá, giải thích, chuyển thơng tin thành tri thức để chuyển giao và sự thừa nhận

về một vấn đề hoặc giải pháp của bên nhận chuyển giao. Trong một nghiên cứu thực nghiệm, Kahai & Cooper (2003) nhận thấy nếu hai bên có sự giao tiếp tốt sẽ tạo điều kiện cho hai bên hiểu biết lẫn nhau. Ko & ctg (2005) đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực mã hóa và giải mã (năng lực giao tiếp) đến sự hiểu biết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 31 - 33)