5. Cấu trúc chuyên đề
3.5. Những kết quả thu được
Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp ứng dụng nhận thức về nhu cầu để định giá môi trường. Qua việc thu thập thông tin về khách du lịch, tổng hợp và xử lý các phần mềm Excel, đề tài đã xác lập được hàm cầu du lịch cho VQG Cát Bà: VR = 49.69 – 0.046 TC. Trên cơ sởđó tính ra lợi ích của mỗi cá nhân được hưởng thụ từ VQG Cát Bà là 26 383 nghìn đồng. Và tổng giá trị giải trí của VQG năm 2008 là 21 309 tỷđồng.
Như vậy, chỉ tính riêng đối với khách nội địa đã cho thấy giá trị giải trí dưới dạng tiền tệ của VQG Cát Bà là rất lớn trên 21 309 tỷ đồng trong năm 2008. Đây chính là giá trị mà VQG Cát Bà đem lại cho nền kinh tế trong một năm (2008). Giá trị này lớn hơn rất nhiều doanh thu của ngành du lịch trong năm 2008 là 180 tỷđồng. Giá trị này trước hết được phân phối cho khách du lịch nội địa khi thăm VQG Cát Bà, những người đạt được các lợi ích bằng các hoạt động vui chơi giải trí dưới hình thức là thặng dư tiêu dùng, tiếp đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải dịch vụ, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, v.v… dưới hình thức chi tiêu.
Ngoài ra kết hợp với mức giá vé vào cửa là 15 000 đ/người, đề tài còn tính ra được thặng dư tiêu dùng này chỉ bao gồm giá trị mang lại cho khách nội địa tới VQG Cát Bà. Thặng dư của du khách là 20 721.68 tỷđồng. Đây chính là lợi ích mang lại của khách du lịch nội địa khi họ thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí tại VQG Cát Bà. Nói cách khác thì đây chính là giá trị mà khách du lịch nội địa đạt được hay là giá tăng thêm khi họđến du lịch và hưởng thụ các giá trị cảnh quan, tài nguyên môi trường tại VQG Cát Bà.
Hạn chế
Đây là lần đầu tiên đi điều tra khách du lịch nên chưa có kinh nghiệm trong việc phỏng vấn du khách, đồng thời hạn chế về mặt thời gian cho nên số lượng phiếu điều tra so với lượng mẫu cần phải có vẫn còn thấp. Số lượng thông tin về du khách chưa nhiều và cũng chưa bao quát được tất cả du khách từ các vùng miền khác nhau trên đất nước.
Mô hình chi phí du lịch ở đây là mô hình giản đơn và chưa phản ánh được các yếu tố chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu. Hơn nữa, khách nước ngoài là một nguồn thu lớn của VQG Cát Bà nhưng trong mô hình chưa đưa được lượng khách này vào thì tổng lợi ích tính ra nhỏ hơn rất nhiều so với việc đưa lượng khách nước ngoài vào trong mô hình. Tuy nhiên các kết quả thu được sẽ mang tính chất định hướng cho các đề tài nghiên cứu về sau.
Đề xuất
Cần mở rộng thời gian điều tra phỏng vấn khách tại nhiều thời điểm trong năm để có được số liệu đầy đủ và tương đối chính xác hơn. Tăng số lượng phiếu điều tra để tăng độ chính xác hay độ tin cậy đối với số liệu điều tra.
Cần phân thành nhiều vùng xuất phát hơn và mỗi vùng lại bao gồm nhiều tỉnh, thành phố hơn để việc phân vùng được đầy đủ và chính xác hơn. Từ đó sẽ có cơ sởđế tính được giá trị VQG Cát Bà lớn hơn.
Cần đưa khách nước ngoài vào trong mô hình tính toán bởi lượng khách nước ngoài đến VQG Cát Bà là tương đối lớn và nguồn thu du lịch từ lượng khách nước ngoài này không phải là nhỏ. Việc làm này đòi hỏi sự công phu và phức tạp. Tuy nhiên nếu xây dựng được một mô hình hoàn hảo thì việc tính giá trị của VQG sẽ chính xác hơn rất nhiều.
3.7. Kiến nghị
Thành lập cơ quan quản lí điều hành, tăng cường kiểm soát mọi hoạt động phát triển can thiệp của con người đảm bảo giữ đúng tính chất vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Bảo vệđa dạng sinh học, đặc biệt sinh học biển quanh khu vực Cát Bà bao gồm các rạn san hô, các giống loài đặc hữu ven bờ biển, đảo, đất ngập nước, rừng ngập mặn...
Khoanh định, bảo vệ các khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái cao dọc theo dải bờ biển, áp dụng các phương thức khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng an toàn sinh thái.
Chú trọng đánh giá tác động môi trường đối với mọi hoạt động có khả năng gây suy thái tài nguyên, suy giảm nguồn lợi hải sản, tổn thất đa dạng sinh học qua việc phá huỷ nơi cư trú, rạn san hô, ô nhiễm chất thải từ đô thị, khu công nghiệp, các hoạt động giao thông vận tải biển, du lịch.
Kiểm soát, ngăn chặn triệt để việc buôn bán các động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao như voọc đầu trắng, san hô; loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt là trong khai thác thuỷ sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với biện pháp bảo vệ ngoại vi. Mọi dự án khai hoang lấn biển, phát triển trên bờ biển, khai thác tài nguyên biển đều phải đánh giá tác động môi trường và có biện pháp bảo vệ hữu hiệu môi trường biển.
Tăng cường lực lượng kiểm lâm trong hoạt động bảo vệ Vườn quốc gia Cát Bà, hỗ tượ người dân phục hồi, trồng rừng tái sinh.
Giám sát các hoạt động và số lượng du khách tham quan để tránh những tác động tiêu cực của du khách làm ảnh hưởng tới cảnh quan sinh thái nơi này.
Hướng du lịch tại VQG Cát Bà theo hình thức du lịch sinh thái.
Tiểu kết chương III
Chương III đã sử dụng công cụ Excel để xử lý số liệu và đã tính toán ra được giá trị giải trí cũng như thặng dư tiêu dùng của từng du khách và của từng vùng đến VQG Cát Bà và các số liệu cụ thể tính được như sau:
Các kết quả thu được về VQG Cát Bà bao gồm (chỉ tính trong năm 2008) Tổng lợi ích giải trí của VQG Cát Bà là 21 309 tỷđồng. Tổng thặng dư mà du khách nhận được là 20 721.68 tỷđồng.
Nói cách khác thì đây chính là giá trị mà khách du lịch nội địa đạt được hay là giá tăng thêm khi họ đến du lịch và hưởng thụ các giá trị cảnh quan, tài nguyên môi trường tại VQG Cát Bà. Du lịch - một ngành công nghiệp không khói sẽ mang lại những giá trị to lớn về kinh tế và môi trường nếu được quan tâm phát triển đúng mức. Vì thế việc định hướng phát triển du lịch theo hướng DLST cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa, bởi vì đây là hướng phát triển không những mang lại lợi ích kinh tế cao từ những du khách có thu nhập cao và có những hiểu biết nhất định về việc bảo vệ môi trường, mà DLST còn góp phần bảo vệ môi trường bởi đặc thù của ngành này.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy VQG Cát Bà là một điểm du lịch hết sức hấp dẫn với những cảnh quan, cùng với những bãi tắm liền kề ngay đó nằm trên quần đảo Cát Bà. Chính vì vậy, lượng du khách hàng năm đến đây không ngừng gia tăng. Mỗi năm VQG Cát Bà đón hàng trăm ngàn lượt khác, mà số lượng khách qua các năm không ngừng tăng, đến năm 2008 lượng khách lên tới 794 000 lượt khách.
Đề tài áp dụng “phương pháp chi phí du lịch đểđánh giá giá trị cảnh quan môi trường VQG Cát Bà” nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của việc định giá chính xác môi trường, đồng thời xây dựng mô hình hợp lý về nhu cầu cho VQG Cát Bà theo phương pháp chi phí du lịch theo vùng đểước tính giá trị kinh tế về mặt cảnh quan của vườn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB thống kê, 2003.
2. Khoa kinh tế quản lý tài nguyên môi trường và đô thị trường ĐHKTQD, bài giảng kinh tế môi trường, NXB ĐHKTQD, 1998.
4. Barry Field and Nancy Olewiler, Kinh tế môi trường.
5. David W. Peace and R. Kerry Tuner (1990), Economics of Natural resources and the environment, Havester Wheatsheaf, chap 10, p. 141-156.
6. H.Franco& D.Glover(1999), Economy & Enviroment – Case in Viet Nam, Economy & Enviroment Program for Southeat Asia (EEPSEA),p.122-150. 7. Freeman III, A.M (1993), The Measurement of Environmental and Resouces Value – Theory and Method, Washington D.C: Resource for Future.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi khách du lịch
Mục đích: Những thông tin trong phiếu điều tra chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp, các thông tin của quý khách sẽ được bảo mật”.
Rất mong quý khách bớt ít thời gian quý báu của mình để điền một số
thông tin vào phiếu điều tra.
I.Xin quý khách vui lòng điền một số thông tin cá nhân
Họ và tên……… Giới tính Nam Nữ Sinh năm………... Địa điểm xuất phát………. Trình độ học vấn……….. Mức thu nhập/tháng………
Thường trú……….. Sốđiện thoại………
II.Xin quý khách vui lòng trả lời một số câu hỏi
Câu 1: Hình thức đi du lịch của quý khách □Đi cá nhân □Đi nhóm từ 2-4 người □Đi nhóm từ 5-10 người □Đi nhóm từ 10-20 người □Đi nhóm từ 20-30 người □Đi nhóm trên 30 người Câu 2: Mục đích quý khách đến VQG Cát Bà □ Vui chơi, giải trí □ Công việc □ Nghiên cứu khoa học □ Khác
Câu 3: Các hoạt động được quý khách ưa thích
□ Thăm các hang động □Đi bộ
□ Thưởng thức cảnh quan thiên nhiên □ Tìm hiểu văn hóa bản địa
□ Khác
Câu 4: Xin quý khách đánh giá về chất lượng cảnh quan ở Cát Bà
□ Hài lòng □ Chưa hài lòng
Câu 5: Những điểm làm quý khách chưa hài lòng
□ Cơ sở hạ tầng □ Dịch vụ
□ Chất lượng môi trường dịch vụ
□ Khác (………)
Câu 6: Qúy khách đến VQG Cát Bà lần nào chưa
□ 1 lần □ 2 lần □ 3 lần □ Nhiều hơn 3 lần
Câu 7: Qúy khách ở lại VQG Cát Bà bao nhiêu lâu
………. (ngày)
III. Mức chi phí mà quý khách đã bỏ ra/ dự định bỏ ra cho chuyến du lịch
này
1. Chi phí đi lại………..(Vnđ) 2. Chi phí vé vào cửa………(Vnđ)
3. Chi phí đi lại trong khu du lịch………..(Vnđ) 4. Chi phí ăn, ở………(Vnđ) 5. Chi phí mua sắm đồ lưu niệm……….(Vnđ) 6. Các chi phí khác (Cụ thể)………(Vnđ)
Phụ lục 2: Kết quả tính toán trên Execl
SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.916628853 R Square 0.840208454 Adjusted R Square 0.760312681 Standard Error 5.280948644 Observations 4 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 293.2831628 293.2832 10.5163067 0.083371 Residual 2 55.77683716 27.88842 Total 3 349.06 Coefficients Standard
Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%