Công tác giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu luận văn: Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng doc (Trang 38 - 40)

5. Cấu trúc chuyên đề

2.4.3. Công tác giáo dục môi trường

Hoạt động du lịch của Cát Bà đang mang lại không ít lợi ích cho việc phát triển kinh tế cho khu vực và quốc gia, tuy nhiên làm sao việc bảo tồn di tích sinh quyển và phát triển du lịch có sự hài hoà đang là bài toán không đơn giản của các cấp quản lý khu du lịch và khu di tích sinh quyển này. Uỷ ban nhân dân

phục vụ du lịch sinh thái ở đây, phối hợp cùng các ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện đẩy mạnh công tác bảo tồn trên cạn và dưới biển.

- Năm 1999-2000 được sự trợ giúp tài chính của sứ quán Hà Lan, tổ chức WWF phối hợp với Vườn quốc gia thực hiện chương trình tăng cường giáo dục môi trường

- Năm 2000 được sự tài trợ của sứ quán Vương quốc Anh, tổ chức động vật thể giới triển khai chương trình “Nâng cao nhận thức cho các đối tượng có lợi ích liên quan tham gia sự nghiệp bảo tồn Vườn quốc gia”

- Ngày 27/11/2006, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra quyết định số 2548/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án "Củng cố tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học và loài voọc Cát Bà trên đảo Cát Bà" với tổng giá trị bằng 175.632,07 đô la Úc, trong đó 138.701,6 đô la Úc do Chương trình Bảo tồn di sản thiên nhiên khu vực (RNHP) tài trợ và 36.930,43 đô la Úc, tương đương 424.700.000 đồng là vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án sẽ thực hiện năm hoạt động chính sau đây:

1- Tăng cường năng lực cho cán bộ Vườn quốc gia Cát Bà, lực lượng kiểm lâm và cán bộ chuyên môn của huyện Cát Hải để họ có thể xây dựng và thực hiện một khuôn khổ bảo tồn đa dạng sinh học với sự hỗ trợ của tất cả các đối tác liên quan.

2- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo tồn loài voọc và bảo tồn đa dạng sinh học trên đảo Cát Bà.

4- Tiếp tục nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào cộng đồng thông qua các sáng kiến tiếp thị trên mạng cho mô hình du lịch ở nhà dân với mục đích tăng thu nhập cho người dân từ các sáng kiến bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường du lịch.

5- Củng cố tính bền vững và tính làm chủ dự án thông qua việc thiết lập một cơ cấu huy động tham gia dự án.

Như vậy, bằng việc tiếp tục lồng ghép những mục tiêu đa dạng sinh học với các mục tiêu phát triển cộng đồng dựa trên đề xuất của cộng đồng địa phương Cát Bà và những thành công của hai dự án trước, dự án này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm thiểu những tác động đến Vườn quốc gia Cát Bà cũng như loài voọc Cát Bà. Dự án sẽ góp phần làm ổn định số lượng cá thể voọc hiện có trên đảo Cát Bà, tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hỗ trợ kỹ thuật cho thành phố Hải Phòng, đồng thời góp phần quản lý khu dự trữ sinh quyển. Dự án cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần giảm tỷ lệđói nghèo trong khu vực triển khai dự án.

Một phần của tài liệu luận văn: Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng doc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)