Ước lượng chi phí du lịch cho một chuyến đi đến VQG Cát Bà

Một phần của tài liệu luận văn: Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng doc (Trang 63 - 70)

5. Cấu trúc chuyên đề

3.4.3. Ước lượng chi phí du lịch cho một chuyến đi đến VQG Cát Bà

Chi phí của toàn bộ chuyến đi bao gồm:

TC = e + f + ac + OC + ct Trong đó: e (entrance fee) là phí vào cổng

f (food anh drink) là chi phí ăn uống ac (accomodation) là chi phí nghỉ ngơi

OC (opportunity cost) là chi phí cơ hội hay chi phí thời gian ct ( cost of transport) là chi phí phương tiện giao thong

Trên thực tế còn nhiều loại chi phí khác như chi phí thuê hướng dẫn viên du lịch, chi phí mua sắm đồ lưu niệm và mua hàng hoá tại VQG Cát Bà, thế nhưng chúng ta bỏ qua các chi phí này do hầu hết khách đến đây là để tham quan và nghỉ ngơi, giải trí, hơn nữa các dịch vụ diễn ra tại vườn không nhiều và đồ lưu niệm không phong phú, chủ yếu chỉ là mũ với áo có in hình voọc Cát Bà và

lượng bán được là không đáng kể. Và các chi phí này có thể có hoặc không có đối với mỗi khách cụ thể. Các loại chi phí cụ thểđược tính toán như sau:

3.4.3.1. Chi phí vé tham quan (e)

Chi phí vé tham quan là một loại lệ phí mà khách tham quan phải trả khi vào một điểm du lịch. Tại VQG Cát Bà khách du lịch phải trả với giá vé vào cổng được chia thành các mức như sau (tuỳ theo tuyến du lịch):

Tuyến ngắn (đi theo đường tự tạo) vào rừng ……, động Trung Trang, hang Ủy Ban, và tuyến du lịch sinh thái môi trường, giá vé người lớn là 15000 đ/người/lượt, còn trẻ em là 10000đ/người/lượt.

Tuyến dài (đi theo đường mòn trong rừng), Ao Ếch – làng Việt Hải - vịnh Lan Hạ, Kim Giao - Ngự Lâm – Mê Cồn - Động Trung Trang – hang Ủy Ban, Mây Bầu – hang Quân Y - động Trung Trang, giá vé người lớn là 35000 đ/người/lượt, còn đối với trẻ em là 25000 đ/người/lượt.

Với khách du lịch là sinh viên nếu đi theo đoàn đông thì giá vé được giảm từ 30 - 40%

Tuy nhiên, qua các đặc điểm kinh tế - xã hội của khách thì các du khách được phỏng vấn nằm trong độ tuổi từ 21– 40. Vì vậy, ở đây để cho đơn giản, ta giả định tất cả các du khách đều chịu một mức vé vào cổng như nhau đó là 15000 đ/người/lượt.

3.4.3.2. Chi phí ăn (f + ac)

Theo số liệu thu thập được từ việc đi khảo sát các cửa hàng và quán ăn ở VQG Cát Bà, giá suất ăn (mức thấp nhất) tại các nhà nghỉ trên VQG Cát Bà là

từ vùng 1 và vùng 4 có thời gian trung bình lưu lại VQG là lớn nhất, gần bằng 3 ngày, trong khi khách ở các vùng khác lưu lại ở đây chỉ khoảng 2 ngày rồi họ lại tiếp tục tour du lịch của mình, vì từ VQG sang Hạ Long là rất gần, chỉ mất 4h đi tàu cao tốc. Điều này hoàn toàn dêc hiểu vì tại VQG Cát Bà có khí hậu trong lành và mát mẻ, rất phù hợp với việc nghỉ dưỡng, nên người dân tại Cát Bà họ có thểđến bất cứ lúc nào và đi về trong ngày.

Đối với chi phí nghỉ ngơi, theo số liệu đi khảo sát tại các nhà hàng, nhà nghỉở quanh khu nghỉ tại VQG Cát Bà, giá phòng bao gồm các loại như sau (đối với những ngày bình thường, không tính vào lúc cao điểm hay lúc “cháy phòng”)

Phòng 2 khách : 200.000đ

Phòng 3 hoặc 4 khách: 250.000đ Phòng 6 khách: 400.000đ

Không có phòng tập thể giành cho sinh viên với sức chứa từ 10-20 người mà chỉ có phòng đôi (1 giường đơn và 1 giường đôi) cho sinh viên ở với số lượng lớn và giá phòng cũng là 200.000đ. Chi phí ăn ở trung bình của du khách mỗi vùng sẽ là: (f + ac) = Vm ac f ∑( + ) Trong đó: ∑ (f +ac)là tổng chi phí ăn, ở của du khách mỗi vùng xuất phát (theo mẫu điều tra)

Bng 3.9: Chi phí ăn (f +ac) Vùng ∑(f + ac) (VNĐ/người) Vm (người) f + ac (VNĐ/người) 1 61 325 000 223 275 000 2 8 308 000 67 124 000 3 3 045 000 21 145 00 4 1 848 000 11 168 000

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu

3.4.3.3. Chi phí đi li

Chi phí đi lại của du khách chỉ bao gồm chi phí tới VQG Cát Bà, còn đường trong vườn chủ yếu là đường mòn, các phương tiện không thể đi lại được, khách sẽ đi bộ để thưởng thức cảnh quan ở nơi này. Nếu khách đi cá nhân thì sẽ đi xe bus hoặc xe ôm từ nhà nghỉ lên VQG vì từ nhà nghỉ lên VQG cách khoảng 17km, đi xe bus là 14000 VNĐ, còn đi xe ôm là 60 000đ cả đi lẫn về. Tuy nhiên đa số khách được phỏng vấn là đi theo nhóm, khi đi theo nhóm thì họ sẽ đi theo xe của tour và chi phí đó được tính chung vào chi phí tới VQG, cho nên chi phí đi từ nhà nghỉ tới VQG coi như không đáng kể. Và trong chi phí đi lại chỉ tính tới chi phí tới VQG mà thôi.

Đối với chi phí đi lại của du khách tới VQG có thể phân tích như sau: Do đặc điểm của VQG, du khách muốn tiếp cận VQG chỉ có thể đến bằng ô tô hoặc tàu. Đa số du khách được hỏi là đi theo tour du lịch nên họ sẽ đến bằng ô tô, chủ

phà (Phà Đình Vũ, Phà Gót) để đến VQG và chi phí đi phà thì đã tính trong giá thuê xe ô tô. Bng 3.10: Chi phí đi li ca du khách. Vùng ∑ct Vm ct (vnd/người) 1 25 645 000 223 115 000 2 24 120 000 67 360 000 3 10 710 000 21 510 000 4 7 249 000 11 659 000

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu

3.4.3.4. Chi phí cơ hi

Việc ước lượng chi phí thời gian hay chi phí cơ hội cho bất kỳ một hoạt động nào cũng là công việc khá khó khăn, đặc biệt là cho việc đi du lịch, bởi vì thời gian dành cho bất kỳ một hoạt động nào cũng gây ra tranh cãi về sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của cá nhân. Việc dùng thời gian vào bất kì công việc gì cũng đều có chi phí và lợi ích của nó. Ví dụ như dùng thời gian để làm việc, điều này mang lại thu nhập cho cá nhân nhưng nó lại gây ra sự căng thẳng hay áp lực trong công việc. Ngược lại, nếu ta dùng thời gian đó để vui chơi giải trí thì chúng ta sẽ có được sự thư giãn về mặt tinh thần nhưng đồng thời nó cũng lấy đi cơ hội hay là thời gian dành cho các việc khác. Như vậy sẽ có chi phí cơ hội hay chi phí thời gian cho cả chuyến đi tham quan.

Việc lựa chọn giá cả thời gian là rất quan trọng đối với việc xác định đường cầu của khu giải trí cũng như việc tính toán giá trị của khu giải trí. Có

nhiều cách để tính toán chi phí cơ hội của du khách nhưng cách đơn giản và phổ biến nhất là ta coi thu nhập làm thước đo cho chi phí cơ hội mà khách phải bỏ ra đểđến điểm tham quan.

Đối với VQG Cát Bà, chi phí cơ hội của du khách được xác định dựa trên giả thiết cơ bản là:

Chi phí cơ hội trong thời gian một ngày của du khách được lượng hóa bằng thu nhập bình quân trong một ngày của họ.

Theo số liệu của tổng cục thống kê thì mức thu nhập trung bình của dân thành thị là 1 058 000 (VNĐ) hay 000đ/ngày, của dân nông thôn là 506 000 VNĐ vào năm 2008.

Tất cả các du khách đến VQG đều có thu nhập như nhau ở tất cả các vùng và thu nhập bằng 48 000 VNĐ vì đa số du khách được hỏi đến từ các tỉnh thành phố lớn và là dân thành thị, nên ta có thể lấy mức thu nhập của dân thành thị tính chung cho những người được điều tra này.

Với các giả thiết như vậy thì chi phí cơ hội của du khách sẽđược tính như sau: OC = (D1 + D2) x TNBQ

Trong đó: OC là chi phí cơ hội của du khách

D1 là số ngày du khách đến và rời khỏi vườn D2 là số ngày du khách lưu lại VQG

TNBQ là thu nhập bình quân của mỗi du khách

Bng 3.11: Chi phí cơ hi OC Vùng D1 (ngày) D2 (ngày) D1 +D2 (ngày) TNBQ OC 1 1.125 2.1 3.225 48 000 154 800 2 1.225 1.1 2.325 48 000 111 600 3 2.125 1.2 3.325 48 000 159 600 4 2.3 1.5 3.8 48 000 182 400

Nguồn: số liệu tính toán từ điều tra mẫu

3.4.3.5. Tng hp các chi phí

Qua tính toán ở trên ta sẽ có tổng chi phí của từng người cho một chuyến đi du lịch VQG Cát Bà ở từng vùng như sau: Bng 3.12: Tng hp các chi phí (đơn v: nghìn đồng) Vùng e f + ac ct OC TC 1 15 275 115 154.8 559.8 2 15 124 360 111.6 610.6 3 15 145 510 159.6 829.6 4 15 168 659 182.4 1 024.4

Nguồn: số liệu tác giả tính toán từ điều tra mẫu

Trong kết quả điều tra này cho thấy rằng mức chi phí thay đổi từ vùng 1 đến vùng 4. Những du khách càng gần vùng 1 thì chi phí cho việc thực hiện du lịch tại Сát Bà càng ít và càng tăng lên khi du khách càng tiến tới gần vùng 4.

Điều này cũng có nghĩa rằng, càng gần địa điểm du lịch thì chi phí du lịch càng thấp và càng xa địa điểm du lịch thì chi phí du lịch càng cao.

Một phần của tài liệu luận văn: Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng doc (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)