Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bất động sản tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng bất động sản tại ngân hàng TMCP nhập khẩu việt nam (Trang 63)

52 -

2.5 Những mặt tích cực và hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bất động

2.5.2 Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bất động sản tạ

2.5.2.1 Về biện pháp quản trị

 Quy định chưa chặt chẽ về thẩm quyền cấp hạn mức tín dụng đối với từng chi nhánh, phòng giao dịch dẫn đến hậu quả cấp hạn mức tín dụng quá lớn, xảy ra rủi ro khơng thu hồi được nợ. Ví dụ điển hình là: Năm 2011, Eximbank – Chi nhánh Tây Đô cho vay thế chấp kho hàng khơng tn thủ đúng quy trình tín dụng làm nợ xấu của chi nhánh này tăng hơn 30 tỷ đồng.

 Công tác kiểm tra, giám sát sau giai đoạn giải ngân, tái xét các khoản vay chưa chặt chẽ.

 Tài sản bảo đảm tiền vay chủ yếu là bất động sản, trong khi giá bất động sản lại chịu tác động trực tiếp của thị trường nên tính thanh khoản thấp. Khi có rủi ro xảy ra, nếu phát mãi tài sản bảo đảm thì sẽ khơng thu hồi được giá cao.

2.5.2.2 Về nội dung quản trị

Do chính sách kinh tế trong thời gian qua thay đổi khá nhanh từ hỗ trợ lãi suất kích cầu năm 2009 đến chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2011 đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản làm tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bất động sản của Eximbank gia tăng. Qua đó thấy được một số hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng bất động sản và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank cịn nhiều bất cập. Cụ thể có những tồn tại sau:

 Quản trị rủi ro tín dụng mang tính định tính, chưa có các mơ hình lượng hóa rủi ro tín dụng hiện đại của thế giới.

 Rủi ro tín dụng bất động sản có phần lớn phụ thuộc vào thị trường, song công tác dự báo thị trường chưa được quan tâm đúng mức.

 Các cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng cịn nhiều bất cập, chưa hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

 Cơng tác đánh giá rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng chưa thực sự hiệu quả.

 Chưa có hệ thống xử lý nợ xấu, hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng bất động sản.

 Do tình trạng thơng tin bất cân xứng, nên giai đoạn thẩm định tín dụng hiệu quả chưa cao, chưa chú trọng đến các yếu tố định tính như: Mơi trường kinh doanh của người vay, năng lực trả nợ của người vay, uy tín của người vay.

 Mơ hình bộ máy tín dụng chưa được chun mơn hóa, chưa quy định mỗi CBTD thực hiện một công việc ở mỗi giai đoạn trong quy trình cấp tín dụng mà tại Eximbank, một CBTD đảm nhiệm đồng thời nhiều công việc của nhiều giai đoạn trong quy trình tín dụng.

2.5.2.3 Về chính sách quản trị

 Chưa thực hiện tốt chính sách phân tán rủi ro theo ngành, theo nhóm đối tượng khách hàng. Cùng với xu thế chung của thị trường, năm 2009 và đầu năm 2010, Eximbank đẩy mạnh cho vay bất động sản, trong khi đến cuối năm 2010 và đầu năm 2011 thị trường bất động sản bị khủng hoảng, đóng băng, làm nguồn vốn tập trung cho lĩnh vực bất động sản chưa thể thu hồi kịp dẫn đến tỷ lệ nợ xấu sẽ gia tăng.

 Quy trình cấp tín dụng bất động sản chưa hoàn thiện, các thủ tục còn rườm rà, chưa linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chưa quy định cụ thể về giám sát việc thực hiện đúng quy trình tín dụng bất động sản của nhân viên ngân hàng và khách hàng.

 Công tác thu thập thông tin chưa được chú trọng.

 Chưa chuẩn hóa các tiêu chuẩn về nhân sự làm cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.

2.5.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng bất động sản 2.5.3.1 Từ phía Ngân hàng

Tín dụng bất động sản là loại hình tín dụng có độ rủi ro cao do chịu tác động mạnh của yếu tố thị trường. Cụ thể một số nguyên nhân của rủi ro tín dụng bất động sản tại Eximbank là:

 Nợ xấu tăng cao

 Ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản mà khơng tính đến những rủi ro đang tiềm ẩn.

 Ngân hàng cho vay thế chấp bằng chính dự án đang xây dựng với số vốn đầu tư lớn, khi thị trường đóng băng làm giá bất động sản sụt giảm nhanh chóng, người vay khơng có khả năng thanh tốn làm ngân hàng mất tính thanh khoản.

 Nguy cơ sụp đổ của thị trường bất động sản là tất yếu khi có những biến động của chính sách và thị trường.

 Ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi các khoản tín dụng bất động sản khi đến hạn vì thị trường đóng băng, cung lớn hơn cầu, tính thanh khoản của bất động sản thấp.

 Cấp tín dụng phụ thuộc vào tài sản thế chấp, trong khi khoản vay cần được trả từ dòng tiền tạo ra của dự án sản xuất kinh doanh chứ không phải tiền bán tài sản thế chấp. Mặt khác, giá trị tài sản thế chấp thường là bất động sản có thể sẽ thấp hơn nhiều so với thời điểm định giá. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngồi dự kiến.

2.5.3.2 Từ phía NHNN

 Với chủ trương kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị 01/CT- NHNN ngày 01/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Theo đó, chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục thực hiện và Ngân hàng Nhà nước đã khống chế mức tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại tại mọi thời điểm trong năm 2011 không được

vượt quá 20% so với năm 2010, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất ở mức dưới 22% tại thời điểm 30/6/2011 và dưới 16% tại thời điểm 31/12/2011. Việc hạn chế cung tiền của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho mức lãi suất cho vay VND biến động từ 18% đến 25%/năm, đây là mức lãi suất cho vay khá cao làm thị trường bất động sản gần như đóng băng.

 Chưa có các tiêu chí phân biệt rõ ràng trong tín dụng bất động sản dành cho những người có nhu cầu thực sự về nhà ở với những người đầu tư, kinh doanh lĩnh vực bất động sản.

 Chưa xây dựng được kho dữ liệu thông tin chung về khách hàng, cũng như hệ thống cảnh báo về thị trường bất động sản liên kết giữa các ngân hàng.

 Chưa có những dự báo thị trường, các quy trình, chính sách về tín dụng bất động sản cho các NHTM. Các NHTM cấp tín dụng bất động sản chủ yếu chỉ dựa vào quy chế cho vay chung 1627/2001/QĐ – NHNN của NHNN ban hành ngày 31/12/2001.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã phân tích và đánh giá khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của Eximbank về hoạt động tín dụng bất động sản, rủi ro tín dụng bất động sản, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bất động sản; và đưa ra một số hạn chế và nguyên nhân của công tác quản trị rủi tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng bất động sản nói riêng của Eximbank. Qua đó thấy được các vấn đề cần phải đề cập tới ở chương 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI

EXIMBANK

3.1 Định hƣớng phát triển của Eximbank trong năm 2011 và định hƣớng chiến lƣợc đến năm 2020

 Định hƣớng chiến lƣợc đến năm 2020 :

Eximbank đã xây dựng định hướng chiến lược đến năm 2020 như sau: - Xây dựng Eximbank từng buớc trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại đạt mức trung bình trong khu vực và quốc tế, nằm trong top đầu hệ thống các NHTMCP của Việt Nam.

- Mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và sự đa dạng sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi.

- Xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc cộng đồng, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của đất nước và tối đa hóa lợi ích cho cổ đơng.

“Nguồn lực con người – nhân viên là tài sản quý nhất, là nhân tố chủ đạo tạo ra giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững của Eximbank”.

 Kế hoạch tƣơng lai:

Trong thời gian tới, Eximbank tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động NHTM (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn – tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án, đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.

- Chiến lược tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường.

- Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt, vượt trội của Eximbank trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, cơng nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm tạo địn bẩy mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

- Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác và chiến lược); năng lực tài chính – nhân lực – và công nghệ.

 Mục tiêu chủ yếu năm 2011 :

* Kế hoạch về nguồn vốn – Sử dụng vốn

ĐVT : tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2011 Tăng/giảm so với năm 2010

Vốn điều lệ 12.355 17%

Tổng tài sản 180.000 37%

Huy động vốn 110.000 56%

Dư nợ tín dụng 74.800 20%

Lợi nhuận trước thuế 3.000 30%

* Kế hoạch phát triển dịch vụ: tăng 30% so với năm 2010.

* Quyền lợi của cổ đơng 31,6%, trong đó quyền lợi từ thặng dư là 17%,

quyền lợi từ cổ tức là 14,6%.

 Chiến lƣợc về tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản nói

riêng trong năm 2011: thực hiện theo qui định của ngân hàng nhà nước, kế

20%. Trong đó dư nợ cho vay bất động sản được kiểm sốt khơng vượt q 10% tổng dư nợ.

3.2 Các nhóm giải pháp 3.2.1 Giải pháp về con ngƣời 3.2.1 Giải pháp về con ngƣời

Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực dịch vụ, yếu tố con người càng đóng vai trò quan trọng hơn, quyết định sự thành cơng hay thất bại của một ngân hàng. Có được nguồn tài nguyên nhân sự tốt sẽ giúp các ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng. Do đó cơng tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn được các ngân hàng chú trọng.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 60 – 70% tổng thu nhập của ngân hàng và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của ngân hàng. Do đó cơng tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ tín dụng là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro của các khoản vay, nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng bất động sản. Cụ thể Eximbank cần thực hiện một số biện pháp sau:

 Trung tâm đào tạo của ngân hàng thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng. Phát triển Trung tâm đào tạo hiện có thành một trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, có chất lượng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Eximbank.

 Thường xuyên mở các hội nghị, hội thảo cùng với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành với các chuyên đề về tín dụng bất động sản, về bất động sản, thị trường bất động sản, vai trị của quản trị rủi ro tín dụng,… để CBTD có thể hiểu rõ yêu cầu và nhiệm vụ của mình cũng như cập nhật các vấn đề liên quan đến chuyên môn.

 Có chính sách ưu đãi cho những cán bộ có thành tích xuất sắc trong cơng việc được đi học bồi dưỡng nghiệp vụ ở các trường đại học, các trung tâm đào tạo nghiệp vụ trong nước hay được cử đi học ở nước ngoài để học hỏi, trau dồi kỹ năng

chuyên môn.

 Cần có tiêu chuẩn cụ thể về nhân sự làm cơng tác tín dụng, quản lý nợ, quản lý rủi ro tín dụng. Có chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật hợp lý, kịp thời đối với chất lượng của khoản vay mà cán bộ đó quản lý.

 Bố trí đúng người, đúng việc, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi nhân viên tín dụng, tránh tình trạng một người làm quá nhiều việc, nhiều khâu trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, điều này dễ dẫn tới sai phạm trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.

 Cử một số nhân viên đi học tập nước ngồi để tìm hiểu và học hỏi mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng tiên tiến, nhất là ngân hàng hợp tác hiện nay tại Nhật Bản (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) từ đó có thể áp dụng những điều đã học hỏi sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Eximbank.

Bên cạnh chiến lược quản trị nguồn nhân lực thì Eximbank cũng cần phải có chính sách giữ chân nhân tài như: chính sách về tiền lương, chính sách về phúc lợi, xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và có bản sắc văn hố riêng của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên phát huy hết năng lực và sự cống hiến bằng cách đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ, cơng bằng trong việc đánh giá năng lực và luôn tạo cơ hội cho cán bộ nhân viên thăng tiến trong công việc.

3.2.2 Giải pháp về công nghệ

Năng lực tài chính, nhân lực và cơng nghệ là ba nền tảng cốt lõi được Eximbank xác định thực hiện các mục tiêu của mình. Với mục tiêu trở thành tập đồn tài chính ngân hàng theo hướng hiện đại hóa nên yếu tố cơng nghệ ln được ngân hàng chú trọng. Hiện nay, Eximbank đã triển khai và đang áp dụng có hiệu quả hệ thống ngân hàng lõi Korebank, đây là một phần mềm hiện đại của Hyundai. Ngoài ra các sản phẩm internet banking, mobile banking đang được ngân hàng quan tâm chú trọng phát triển.

chú ý hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ q trình ra quyết định tín dụng tốt hơn, an tồn hơn, hạn chế rủi ro cho hệ thống. Xếp hạng tín dụng là một cơng cụ hiệu quả, khoa học của quản trị rủi ro tín dụng thơng qua lượng hóa các phân tích, đánh giá về rủi ro tín dụng nhằm hỗ trợ cho q trình ra quyết định. Do đó việc hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng là yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng hiện nay.

Thực hiện quyết định 493/2005/QĐ - NHNN của NHNN ban hành năm 2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, hiện nay Eximbank đang triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Mục tiêu của hệ thống này là nhằm kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, kết quả xếp hạng phản ánh được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng giúp q trình ra quyết định tín dụng được chính xác hơn đồng thời thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 7, Quyết định 493 của NHNN.

Ngoài việc hồn thiện về mặt cơng nghệ của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống báo cáo thì hồn thiện về yếu tố con người cũng rất quan trọng. Không có hệ thống nào có thể thay thế được kinh nghiệm chun mơn của con người hồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng bất động sản tại ngân hàng TMCP nhập khẩu việt nam (Trang 63)