Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, phù hợp 65

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng bất động sản tại ngân hàng TMCP nhập khẩu việt nam (Trang 74 - 77)

52 -

3.2 Các nhóm giải pháp 60

3.2.3.2 Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, phù hợp 65

Eximbank đã ban hành các quy trình riêng cho từng sản phẩm tín dụng bất động sản. Tuy nhiên để có một quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro, Eximbank cần phải tập trung hoàn thiện các vấn đề sau:

Một là: Đẩy mạnh công tác tìm khách hàng và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Đây là cơng việc địi hỏi nhiều người tham gia chứ khơng phải chỉ có cán bộ tín dụng. Tín dụng bất động sản ở Eximbank hiện nay chủ yếu đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân nên phần lớn là khách hàng cá nhân. Chỉ có một số sản phẩm cho vay chủ đầu tư kinh doanh đất nền dự án, xây dựng chung cư thuộc khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, để thu hút khách hàng, Eximbank cần nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng hơn nữa, giải quyết hồ sơ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm tín dụng bất động sản để khách hàng có nhu cầu biết rõ hơn về sản phẩm nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng đến vay vốn tại Eximbank. Hiện nay hoạt động Marketing của ngân hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm huy động mà chưa chú trọng nhiều vào Marketing các sản phẩm tín dụng. Do đó, mỗi CBTD nên đồng thời là một nhân viên marketing thường xuyên trau dồi các kỹ năng giao tiếp, tích cực giới thiệu các sản

Tìm khách hàng là một việc khó, tìm được một khách hàng có uy tín càng khó hơn. Do đó, ngồi việc tìm khách hàng, ngân hàng cịn phải có các biện pháp, chính sách ưu đãi đối với các khách hàng lớn, có uy tín nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng và khách hàng: như chính sách ưu đãi lãi suất, điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo thị trường, linh hoạt trong việc nhận tài sản đảm bảo, mua bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, …

Hai là: Thu thập thông tin của khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau

Hiện nay việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay từ khách hàng của CBTD chỉ chủ yếu tập trung vào nguồn thông tin khách hàng cung cấp, từ hệ thống thơng tin tín dụng của ngân hàng và từ CIC. Tuy nhiên, chất lượng thông tin mà khách hàng khai báo thường chưa cao, đơi khi có thể có gian lận vì khách hàng ln có xu hướng đưa ra các thông tin tốt hơn bình thường để được vay vốn, trong khi ngân hàng lại có xu hướng hạ thấp chất lượng thông tin khách hàng khai báo để giảm thiểu rủi ro. Do đó, ngồi các thơng tin sơ cấp khách hàng cung cấp, CBTD cần thu thập thêm thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau nhằm xác minh lại thông tin sơ cấp hoặc bổ sung thêm thông tin sơ cấp về người vay, thông tin càng nhiều càng giúp ngân hàng ra quyết định cho vay tốt hơn. Cụ thể, CBTD cần thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn sau:

- Từ bạn hàng của khách hàng (người mua sản phẩm của khách hàng và người bán nguyên vật liệu cho khách hàng).

- Từ các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, internet, báo chí…

- Từ các kênh khác như: Từ các cơ quan công quyền, từ việc mua thông tin của các tổ chức, các báo cáo phân tích của các tổ chức chuyên về lĩnh vực cung cấp thơng tin,…

Ba là: Phân tích tín dụng (hay thẩm định tín dụng)

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình cấp tín dụng nên cán bộ thẩm định phải thẩm định kỹ lưỡng để ra quyết định tín dụng chính xác. Ngồi việc thẩm định các yếu tố mang tính chất định lượng như: Năng lực tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo; cán bộ thẩm định phải chú ý kỹ đến các yếu tố định tính như: Pháp lý,

uy tín, mơi trường kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay của người vay. Cán bộ thẩm định phải thẩm định trên cơ sở khách quan, minh bạch, khơng được có tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo.

Bốn là: Ra quyết định

Đây là bước quan trọng sau thẩm định khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng, tránh trường hợp cho vay đối với khách hàng xấu và không cho vay đối với khách hàng tốt, vừa bỏ lỡ cơ hội gia tăng thu nhập vừa ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Năm là: Kiểm tra sau cho vay

Tiến hành đánh giá khách hàng khi đã nhận tiền vay; kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đánh giá các yếu tố định tính và định lượng, cập nhật thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề kiểm tra sau cho vay chưa được các chi nhánh quan tâm đúng mức. Do đó, việc kiểm tra sau cho vay cần phải được quan tâm hơn nữa nhằm mục đích:

 Xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích khơng

 Kiểm tra, giám sát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay để có các biện pháp xử lý kịp thời.

 Theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những hướng xử lý phù hợp.

Ngồi ra, có thể áp dụng các biện pháp sau để kiểm tra sau cho vay:

 Giám sát tình hình hoạt động tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay của khách hàng tại ngân hàng để biết tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Từ đó tìm ra các dấu hiệu bất bình thường trong việc kinh doanh của khách hàng để có biện pháp phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng.

 Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ để biết được tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng. Đây là việc cần thiết đặc biệt đối với các khoản tín dụng bất động sản có thời gian hồn vốn dài.

khách hàng.

 Kiểm tra đảm bảo tiền vay

 Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua các mối quan hệ với các khách hàng khác.

 Giám sát qua nhiều kênh thơng tin để tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng bất động sản tại ngân hàng TMCP nhập khẩu việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)