Phân tích kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí dự án quản lý chất thải rắn tại thành phố quy nhơn (Trang 25 - 29)

4.1.1 Các thông số kinh tế của Dự án 4.1.1.1 Thời gian phân tích kinh tế 4.1.1.1 Thời gian phân tích kinh tế

Thời gian phân tích kinh tế Dự án là 18 năm, bao gồm 3 năm xây dựng Dự án và 15 năm vận hành. Năm 0 được xác định là năm 2012 và năm kết thúc Dự án là năm 2029.

4.1.1.2 Giá phí kinh tế vệ sinh rác thải

Dự án ra đời nhằm mục đích cải thiện vệ sinh mơi trường, tăng chất lượng dịch vụ vệ sinh rác thải cho người dân thành phố Quy Nhơn. Theo lý thuyết, giá phí kinh tế vệ sinh rác thải là giá cầu về chất lượng vệ sinh mơi trường hay mức sẵn lịng chi trả 1 tấn rác thải của nền kinh tế.

Hiện mức phí vệ sinh rác thải được định giá căn cứ vào việc đối tượng trả phí có kinh doanh hay khơng kinh doanh nên Luận văn xác định mức sẵn lòng chi trả 1 tấn rác thải của nền kinh tế dựa trên mức sẵn lòng chi trả hàng tháng của các hộ gia đình có kinh doanh và các hộ gia đình khơng có kinh doanh. Mức sẵn lịng chi trả của hộ gia đình có kinh doanh đại diện cho mức sẵn lịng chi trả của người dân có kinh doanh và mức sẵn lịng chi trả của hộ gia đình khơng có kinh doanh đại diện cho người dân khơng có kinh doanh.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2012, đối với các hộ gia đình có kinh doanh, bình quân mỗi tháng trả mức phí vệ sinh rác thải là 36.278 đồng, tương ứng với mức 42.406 đồng/tháng vào năm 2015, sau khi điều chỉnh theo lạm phát bình quân của Luận văn là 5,34% mỗi năm. Tương tự, đối với các hộ gia đình khơng kinh doanh thì mức phí bình qn mỗi tháng trả là 12.432 đồng, trong năm 2012, tương ứng với mức phí trong năm 2015 là 14.532 đồng.

Kết quả khảo sát mức sẵn lòng chi trả bình qn phí vệ sinh rác thải hàng tháng trong năm 2015 đối với các hộ gia đình có kinh doanh là 130.551 đồng/tháng và các hộ gia đình khơng kinh doanh là 29.542 đồng/tháng.

Theo Niên giám Thống kế năm 2010 của Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn thì trong năm 2009, thành phố Quy Nhơn có tổng số hộ là 76.478 hộ, trong đó hộ có kinh doanh là

27.383 hộ, chiếm tỉ trọng 36% và số hộ không kinh doanh là 49.095 hộ, chiếm tỉ trọng 64%. Giả định tỉ trọng này không thay đổi trong năm 2015.

Từ kết quả khảo sát và số liệu thống kê, Luận văn xác định được mức phí vệ sinh rác thải sẵn lịng chi trả của hộ gia đình trong năm 2015 tăng so với mức phí vệ sinh rác thải mà hộ gia đình chi trả là 141%. Căn cứ vào mức phí vệ sinh rác thải bình qn trong năm 2012 là 193.640 đồng/tấn, Luận văn xác định được mức sẵn lòng chi trả của người dân cho 1 tấn rác thải là 466.200 đồng.

Việc xác định mức sẵn lòng chi trả 1 tấn rác thải của nền kinh tế được trình bày tại Phụ lục số 8.

4.1.1.3 Chi phí vốn kinh tế

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng (2010), chi phí vốn kinh tế thực của Việt Nam nằm trong khoảng từ 7% đến 8%. Do hạn chế của đề tài nên Luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng, sử dụng chi phí vốn kinh tế thực để phân tích kinh tế Dự án là 8%.

4.1.1.4 Các hệ số chuyển đổi

Luận văn tính tốn các hệ số chuyển đổi và xác định giá kinh tế bằng việc lấy giá tài chính nhân với hệ số chuyển đổi tương ứng. Giá kinh tế của các yếu tố đầu vào, đầu ra Dự án bằng giá tài chính của các yếu tố đầu vào, đầu ra Dự án nhân với hệ số chuyển đổi tương ứng.

Giá phí kinh tế vệ sinh rác thải là 466,2 ngàn đồng/tấn rác thải. Với giá phí tài chính vệ sinh rác thải là 193,6 ngàn đồng/tấn rác thải thì hệ số chuyển đổi giá phí vệ sinh rác thải là 2,407.

Phế liệu thu hồi là sản phẩm phi ngoại thương và không phải chịu thuế nên Luận văn giả định giá kinh tế bằng giá tài chính. Hệ số chuyển đổi của phế liệu thu hồi là 1.

Phân compost là sản phẩm phi ngoại thương và được giao dịch trên thị trường cạnh tranh nên Luận văn cũng giả định giá kinh tế bằng giá tài chính và xác định được hệ số chuyển đổi của phân compost là 1.

Đối với chi phí xây dựng, Luận văn giả định thuế suất thuế nhập khẩu bình quân đối với sản phẩm xây dựng là 15%, thuế suất thuế VAT theo mức chung là 10%, tỉ trọng ngoại

thương là 50%, phí thưởng ngoại hối dựa trên kết quả nghiên cứu của Lê Thế Sơn (2011) là 7,9%. Kết quả tính tốn có được hệ số chuyển đổi chi phí xây dựng bằng 0,926.

Với giả định thuế suất thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị là 15%, thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%, phí thưởng ngoại hối là 7,9%, tỉ trọng ngoại thương 100%, chi phí bốc xếp tại cảng và chi phí vận chuyển về Dự án là 0,5% trên giá CIF, cộng thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT, Luận văn tính tốn được hệ số chuyển đổi của máy móc, thiết bị là 0,854.

Chi phí vận hành và bảo trì, nhiên liệu được giả định có hệ số chuyển đổi giống như hệ số chuyển đổi của máy móc, thiết bị và bằng 0,854.

Lao động làm việc tại Dự án là số lao động hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn và phần lớn là lao động phổ thông, với mức lương ngang bằng trên thị trường nên Luận văn giả định chi phí lao động kinh tế bằng chi phí lao động tài chính. Hệ số chuyển đổi chi phí lao động là 1.

Chi phí tư vấn, Luận văn giả định chi phí tư vấn kinh tế bằng chi phí tư vấn tài chính nên hệ số chuyển đổi bằng 1.

Hóa chất được sử dụng cho Dự án chủ yếu là vôi và chế phẩm EM. Đây là hai sản phẩm phi ngoại thương và giao dịch trên thị trường cạnh tranh nên Luận văn giả định chi phí hóa chất kinh tế bằng chi phí hóa chất tài chính, hệ số chuyển đổi chi phí hóa chất bằng 1. Đối với chi phí điện, Luận văn sử dụng hệ số chuyển đổi là 1,794 dựa theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phú Việt (2011).

Tương tự, đối với chi phí nước, Luận văn sử dụng hệ số chuyển đổi là 2,030 dựa trên kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Tú (2011).

Chi phí quản lý, Luận văn giả định chi phí quản lý kinh tế bằng chi phí quản lý tài chính nên hệ số chuyển đổi bằng 1.

Chi phí dự phịng là khoản tiền mặt dự phịng sự biến động giá cả, phát sinh của các khoản mục khác trong quá trình đầu tư nên hệ số chuyển đổi được xác định bằng 1.

Cũng như chi phí quản lý, đối với chi phí khác, Luận văn giả định chi phí khác kinh tế bằng chi phí khác tài chính, hệ số chuyển đổi bằng 1.

Các khoản mục phải thu, phải trả, tiền mặt là các khoản tiền nên hệ số chuyển đổi được xác định bằng 1.

Các hệ số chuyển đổi của Luận văn được tổng hợp theo Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các hệ số

chuyển đổi (CFi).

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các hệ số chuyển đổi.

STT Khoản mục CFi

1 Giá phí vệ sinh rác thải 2,407

2 Phế liệu thu hồi 1,000

3 Phân compost 1,000

4 Chi phí xây dựng (chưa có thiết bị) 0,926

5 Chi phí máy móc, thiết bị 0,854

6 Chi phí tư vấn 1,000

7 Chi phí nhiên liệu 0,854

8 Chi phí vận hành, bảo trì 0,854 9 Chi phí hóa chất 1,000 10 Chi phí điện 1,794 11 Chi phí nước 2,030 12 Chi phí lao động 1,000 13 Chi phí quản lý 1,000 14 Chi phí dự phịng 1,000 15 Chi phí khác 1,000

16 Khoản phải thu 1,000

17 Khoản phải trả 1,000

18 Cân đối tiền mặt 1,000

Chi tiết tính tốn các hệ số chuyển đổi được trình bày ở Phụ lục số 9.

4.1.2 Kết quả phân tích kinh tế của Dự án

Dịng ngân lưu kinh tế của Dự án được xác định trên cơ sở loại bỏ các khoản chuyển giao, từ dịng ngân lưu tài chính thơng qua hệ số chuyển đổi. Kết quả phân tích kinh tế Dự án được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích kinh tế Dự án

Đơn vị tiền: triệu đồng

PV kinh tế

Ngân lưu vào 925.911

Phí kinh tế vệ sinh rác thải 775.438

Số thu từ phế liệu thu hồi 53.330

Số thu từ bán phân compost 97.143

Ngân lưu ra 873.830

Chi phí hoạt động 647.602

Thay đổi vốn lưu động 5.662

Chi đầu tư 220.567

Ngân lưu ròng kinh tế 52.080

Suất sinh lợi nội tại kinh tế (EIRR) 11,79%

Từ kết quả phân tích ở Bảng 4.2 cho thấy, Dự án có giá trị hiện tại rịng kinh tế là 52.080 triệu đồng lớn hơn 0, suất sinh lợi nội tại kinh tế là 11,79%, cao hơn chi phí vốn kinh tế thực 8%. Như vậy, trên quan điểm kinh tế, Dự án khả thi về mặt kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí dự án quản lý chất thải rắn tại thành phố quy nhơn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)