Thông số hoạt động của Dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí dự án quản lý chất thải rắn tại thành phố quy nhơn (Trang 34 - 36)

5.1 Phân tích tài chính

5.1.1.2 Thông số hoạt động của Dự án

5.1.1.2.1 Thời gian thực hiện và hoạt động của Dự án

Thời gian đầu tư Dự án là 3 năm, từ năm 2012 đến năm 2014 nên Luận văn xác định thời điểm năm 0 dùng để bắt đầu phân tích Dự án là năm 2012. Thời gian vận hành của Dự án

Theo số lượng rác thải dự báo hàng năm và công suất xây dựng của các ơ chơn lấp rác thì đến năm 2029, ơ chơn lấp cuối của Dự án là ơ C2 sẽ đầy, do đó Luận văn chọn năm kết thúc Dự án là năm 2029.

5.1.1.2.2 Dự báo lượng chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn

Công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn phân loại chất thải rắn thành chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế.

Theo Niên giám thống kê năm 2010 của Chi cục Thống kế thành phố Quy Nhơn, năm 2010, dân số thành phố Quy Nhơn là 281.153 người. Với giả định tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 1,5%, lượng chất thải sinh hoạt hàng năm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được dự báo theo Phụ lục 1, Bảng PL1.1. Tương tự, việc dự báo chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế được trình bày trong Phụ lục 1, Bảng PL1.2 và Bảng PL1.3. Tổng hợp lại, lượng chất thải rắn khơng nguy hại hàng năm được trình bày theo Phụ lục 1, Bảng PL1.4.

5.1.1.2.3 Dự báo phần rác hữu cơ được sử dụng sản xuất phân compost, phần phế liệu thu hồi

Theo Báo cáo kết quả phân loại thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn của Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn thì trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn, rác hữu cơ chiếm 60,8%, kim loại chiếm 2,65%; nhựa, cao su, da chiếm 9,12%; còn lại là các thành phần khác. Chi tiết được trình bày tại Phụ lục 2, Bảng PL2.1.

Trong thành phần lượng rác thải sinh hoạt được thu gom thì rác hữu cơ chiếm khoảng 60,8%, phần rác này sau khi được phân loại thì được đem chế biến thành phân compost. Phần rác hữu cơ được đem chế biến thành phân compost chiếm khoảng 85% của lượng rác hữu cơ sau khi được phân loại. Theo số liệu tại Nhà máy sản xuất phân compost của Công ty TNHH Mơi trường Đơ thị Quy Nhơn thì tỉ lệ ủ phân compost là 17%. Trên cơ sở số liệu trên, Luận văn dự báo được số lượng phân compost sản xuất được hàng năm.

Theo Phụ lục 2, Bảng PL2.1 thì phế liệu có thể thu hồi như kim loại, nhựa, cao su chiếm tỉ lệ khoảng 12% trong thành phần rác thải sinh hoạt. Trong thành phần rác vơ cơ, có khoảng 6% chất thải rắn vô cơ được thu hồi và tái chế. Trên cơ sở này, Luận văn dự báo được lượng phế liệu thu hồi hàng năm. Lượng rác thải không nguy hại sau khi được phân loại để sản xuất phân compost, phế liệu được thu hồi thì phần cịn lại sẽ được đem chôn lấp tại các ô chôn lấp của bãi rác Long Mỹ.

Số liệu chi tiết được trình bày tại Phụ lục 2, Bảng PL2.2.

5.1.1.2.4 Công suất và thời gian hoạt động của các ô chôn lấp

Theo thiết kế, bãi rác Long Mỹ sử dụng phương án chôn lấp: chất thải rắn sau khi được phân loại, rác hữu cơ được dùng để chế biến phân compost, vật liệu tái chế được thu hồi, phần còn lại được đem chôn lấp tại các ô chôn lấp và đầm nén theo từng lớp. Dự án sẽ xây dựng 3 ơ chơn lấp rác có quy mơ và khả năng trữ rác được trình bày theo bảng sau:

Bảng 5.2 Công suất của bãi rác Long Mỹ

STT Các hạng mục Ơ chơn lấp rác

Số 3 (IIA) Số 1 (IIC) Số 2 (IIC)

1 Diện tích ơ chơn lấp rác (m2

) 62.223 70.275 65.086

2 Độ cao trung bình của ô chôn lấp (m) 17,00 14,60 16,25

3 Công suất lưu trữ (m3

) 1.057.791 1.026.015 1.057.647

4 Công suất chứa chất thải rắn (m3

) (không bao gồm 15% công suất là vật liệu che phủ rác)

919.818 892.187 919.693

Nguồn: Công ty CDM International Inc (2011).

Thời gian hoạt động của các ô chôn lấp trong bãi rác Long Mỹ phụ thuộc vào công tác quản lý chất thải rắn, từ khâu phân loại rác tại nguồn, rác hữu cơ được dùng để chế biến phân compost, việc thu hồi và tái chế phế liệu, đầm nén rác tại chỗ, che phủ chất thải rắn hàng ngày và che phủ cuối cùng. Luận văn giả định công tác quản lý chất thải rắn được thực hiện đầy đủ qua các khâu và tỷ trọng đầm nén rác tại chỗ theo như thiết kế là 800

kg/m3.

Với lượng chất thải rắn không nguy hại đem chôn lấp được dự báo hàng năm và công suất hoạt động của các ô chôn lấp, thời gian hoạt động của các ô chôn lấp rác được xác định cụ thể theo Phụ lục 2, Bảng PL2.3.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích và chi phí dự án quản lý chất thải rắn tại thành phố quy nhơn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)