Lợi ích kinh tế của dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH KINH TẾ, XÃ HỘI

6.1 Lợi ích kinh tế của dự án

Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng ra đời sẽ giải quyết vấn đề thiếu nước sạch cho các khu đô thị mới và vùng ven thành phố Đà Nẵng. Hiện tại, các vùng ven chưa tiếp cận được với hệ thống cấp nước do mạng lưới chưa vươn đến và công suất cấp nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy lợi ích kinh tế lớn nhất của dự án là chi phí thay thế nguồn lực cho người dân

đang sử dụng giếng khoan, nước uống đóng chai...Ngồi ra, tác động tích cực của dự án trong

việc đảm bảo sức khỏe của người dân khi tiếp cận được nước sạch của dự án.

6.1.1 Tính giá nước kinh tế của dự án

Với hệ thống cấp nước hiện tại, nhu cầu về nước sạch của các hộ đang đấu nối với Dawaco được đảm bảo, họ đã sử dụng đầy đủ lượng nước cho nhu cầu của mình trong khả năng chi trả

nên khi có nước của dự án thì nhu cầu tăng thêm của nhóm này là khơng đáng kể. Do vậy, giá nước kinh tế của dự án là phần lợi ích thay thế nguồn lực khi các hộ sử dụng giếng khoan, nước đóng chai...cịn phần lợi ích tăng thêm khi các hộ sử dụng gia tăng khi có dự án xem như không đáng kể. Căn cứ vào số liệu điều tra của ADB28 về khảo sát hộ gia đình của dự án cấp nước Đà Nẵng bao gồm ba nhóm, nhóm A là những hộ hiện tại đã kết nối nước với Dawaco, nhóm B là hỗn hợp những hộ đã kết nối và chưa kết nối với Dawaco, nhóm C là những hộ

chưa kết nối và nằm trong vùng phân phối của dự án. Trong phạm vi đề tài nhóm C là thích hợp cho việc nghiên cứu. Nhóm C bao gồm nhóm mẫu là 100 hộ trong các vùng không được bao phủ bởi mạng lưới hiện hành nhưng nằm trong các khu vực phân phối mới. Các hộ gia

đình được chọn nằm ở các quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ, đại diện cho toàn bộ

dân số mục tiêu của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố, các hộ này chưa tiếp cận với nước

                                                             

28 ADB PPTA No. 7144 – Dự án Cấp Nước Đà Nẵng Báo cáo cuối kì - Phụ lục 15.2: Phân tích dữ liệu chi tiết khảo sát hộ gia đình

của Dawaco nhưng trong tương lai sẽ thực hiện đấu nối khi mạng lưới phân phối được mở

rộng.

Các mẫu được chọn gồm: - 40 Hộ nghèo

- 30 HộTrung bình

- 30 Hộ Trung bình & Khá giả

Kết quả khảo sát cho thấy, qui mơ hộ gia đình là 4.35 người, thu nhập bình quân đầu người 720,000 VND/tháng, khối lượng nước sử dụng từ giếng khoan của hộ gia đình là 12.88m3/tháng29, chi phí trung bình của việc sử dụng giếng khoan là 85.9 nghìn VND/tháng30. So sánh với số liệu khảo sát của các nghiên cứu trước thì lượng nước sử dụng trung bình là 16.5m3/tháng cho qui mơ hộ 5 người31và mức sẵn lịng chi trả về nước sạch của hộ gia đình là 7.7 USD cho qui mô hộ 5.1 người32. Từ những kết quả trên sẽ tính được đơn giá trung bình

của nước giếng khoan là 6.67 nghìn VND/m3. Mặt khác, kết quả khảo sát cho thấy nước đóng chai được sử dụng trung bình là 105lít/tháng33, chi phí trung bình cho nước đóng chai là 77.9 nghìn VND/tháng34 nên tính được đơn giá trung bình của nước đóng chai là 742VND/lít. Như vậy, đơn giá nước trung bình mà người dân hiện sử dụng khi chưa kết nối với Dawaco có tính

đến trọng số là khối lượng nước sử dụng là 7,060 VND/m3. Đây có thể xem là giá nước kinh tế của dự án. Cụ thể kết quả tính tốn được trình bày ở Bảng 3.6 Phụ lục 03.

6.1.2 Ngoại tác tích cực của dự án

Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng ngoài việc giải quyết tình trạng thiếu nước sạch cho dân cư thành phố cịn có những ngoại tác tích cực đến cuộc sống của người dân như sức khỏe được cải thiện, môi trường thu hút đầu tư...theo kết quả khảo sát của ADB đối với mẫu

những gia đình đang sử dụng nước của Dawaco (nhóm A) và mẫu những gia đình hiện tại

khơng sử dụng nước của Dawaco ( nhóm C) thì kết quả cho thấy “Trong suốt một năm qua, trong số những người được khảo sát có sử dụng nước của Dawaco, khả năng mắc bệnh liên

                                                             

29 Tác giả tính tốn giá trị trung bình từ Bảng 3.2 Phụ lục 03

30 Tác giả tính tốn giá trị trung bình từ Bảng 3.3 Phụ lục 03

31 Water Sector Investment Program (RRP VIE 41456)

32 An economic analysis of water and wastewater investments in Cairo, Egypt (John P. Hoehn, Michigan State University )

33 Tác giả tính tốn giá trị trung bình từ Bảng 3.4 Phụ lục 03

quan tới nguồn nước dường như rất ít, ít hơn nhiều so với những người không sử dụng nước của Dawaco, nếu so sánh nhóm A với nhóm C. Theo những người được phỏng vấn ở nhóm A thì chỉ có 6 người bị mắc một vài căn bệnh, trong đó 1 ca tiêu chảy cấp, 1 ca sốt rét và 4 ca mắc các bệnh khác (như tình trạng ngứa ngáy, bệnh ngồi da…). Do đó, các số liệu này cũng cho thấy nguồn nước do Dawaco cấp có độ tin cậy cao”35. Kết quả khảo sát tình trạng bệnh do sử dụng nguồn nước ở nhóm A, nhóm C được trình bày ở Bảng 6.1 và Bảng 6.2

Bảng 6.1 Các bệnh liên quan đến nguồn nước ở nhóm A

Số người trong gia đình mắc các bệnh dưới đây trong năm qua n %

Bệnh tiêu chảy 1 16.7

Bệnh dịch tả 0 0

Sốt rét 1 16.7

Các bệnh lây nhiễm khác liên quan tới nguồn nước 4 66.6

Tổng số 6 100.0

Bảng 6.2 Các bệnh liên quan đến nguồn nước ở nhóm C

Các bệnh liên quan đến nguồn nước trong vòng 1 năm qua n %

Tiêu chảy cấp 12 70.6

Dịch tả Sốt rét

Các bệnh khác liên quan đến nguồn nước 5 29.4

Tổng cộng 17 100.0

Tuy nhiên việc lượng hóa lợi ích của vấn đề giảm bệnh tật do được sử dụng nước sạch cịn gặp nhiều khó khăn do việc điều tra tổng thể về chi phí chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, những ngoại tác tiêu cực do nước bẩn gây ra chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 46 - 48)