.2 Các bệnh liên quan đến nguồn nước ở nhóm C

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 48)

Các bệnh liên quan đến nguồn nước trong vòng 1 năm qua n %

Tiêu chảy cấp 12 70.6

Dịch tả Sốt rét

Các bệnh khác liên quan đến nguồn nước 5 29.4

Tổng cộng 17 100.0

Tuy nhiên việc lượng hóa lợi ích của vấn đề giảm bệnh tật do được sử dụng nước sạch cịn gặp nhiều khó khăn do việc điều tra tổng thể về chi phí chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, những ngoại tác tiêu cực do nước bẩn gây ra chưa được thực hiện.

6.2 Chi phí kinh tế của dự án

Chi phí kinh tế của dự án được xác định dựa vào dịng chi phí tài chính sau khi điều chỉnh hệ số chuyển đổi kinh tế/tài chính, hệ số tỷ giá hối đối kinh tế, thuế, tỷ trọng ngoại thương, hệ số tiền lương kinh tế.

                                                             

Tỷ giá hối đoái kinh tế dựa theo phương pháp thâm hụt ngoại tệ để tính tỷ giá hối đối kinh tế của Việt Nam của tác giả Lê Thế Sơn36, theo kết quả nghiên cứu thì hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế SERF =1.08 (năm 2010).

Tỷ trọng ngoại thương: Theo ước tính của phịng Xây dựng cơ bản của Dawaco thì tỷ trọng nhập khẩu của thiết bị phục vụ cho dự án khoảng 60% (bao gồm các hạng mục như đường ống, thiết bị Scada, GIS, hệ thống điện).

Thuế: Thuế VAT của chi phí đầu tư ban đầu là 10%37 bao gồm các hạng mục như xây dựng, lắp đặt, thiết kế, vận hành, kiểm toán.

Hệ số tiền lương kinh tế: Theo kết quả nghiên cứu dự án cấp nước, hệ số tiền lương kinh tế là 0.67. Tuy nhiên theo báo cáo của Dawaco, lực lượng lao động phục vụ cho dự án cấp nước Đà Nẵng chủ yếu có tay nghề từ bậc 3/7 trở lên. Mặt khác, dự án được thi công trên địa bàn thành phố nên khơng có những ưu đãi so với những lao động có cùng kỹ năng ở những lĩnh vực

khác. Vì vậy, luận văn sử dụng hệ số tiền lương kinh tế bằng 1.

Hệ số chuyển đổi kinh tế tài chính: Đối với chi phí điện phục vụ cho dự án, luận văn sử dụng giá kinh tế là chi phí sản xuất biên trong dài hạn của sản xuất điện tại Việt Nam là

0.08USD/Kwh38.

Ngồi ra, các chi phí hoạt động khác: hóa chất, chi phí khác được mua từ các doanh nghiệp trong nước nên hệ số chuyển đổi kinh tế/tài chính được tính bằng tỷ số giữa giá mua chưa có VAT và giá mua đã có VAT.

Chi phí đền bù giải tỏa: Dự án được nhà nước cấp đang trồng lúa ở Hịa Liên để xây dựng, do

đó chi phí kinh tế của việc sử dụng đất chính là doanh thu thu được từ canh tác lúa trong dài

hạn chiết khấu về thời điểm hiện tại. Cụ thể được tính thơng qua Bảng 6.3.

                                                             

36

 Lê Thế Sơn (2011), Ước tính tỷ giá hối đối kinh tế của Việt Nam, Luận văn MPP 

37

 Water Sector Investment Program (RRP VIE 41456) 

38

Bảng 6.3 Chi phí kinh tế của đất trồng lúa

Thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Ghi chú

1 Năng suất lúa trung bình39 Tấn/ha 5.32

2 Tỷ lệ gạo/lúa40 % 60%

3 Năng suất gạo trung bình Tấn/ha 3.19 (3) = (1)*(2)

4 Giá gạo xuất khẩu41 USD/tấn 500

5 Doanh thu từ gạo USD/ha 1,596 (5) = (3)*(4)

6 Doanh thu từ 1 m2 đất/năm USD/m2 0.1596 (6) = (5)/10000

7 Doanh thu từ 1 m2 đất/năm VND/m2 3322 (7) = (6)*20813

8 Suất chiết khấu kinh tế % 7.20%

9 Lợi ích kinh tế của đất VND/m2 46,135 (9) = (7)/(8)

10 Giá đền bù42 VND/m2 40,000

11 CF 1.15 (11) = (9)/(10)

Chi phí vốn kinh tế: Đây là chi phí cơ hội vốn của nền kinh tế được tính bằng phương pháp suất sinh lợi từ đầu tư và tiết kiệm của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế như hộ gia đình,

doanh nghiệp, nhà nước và nước ngồi. Theo tính tốn của tác giả Nguyễn Phi Hùng43, chi phí cơ hội vốn thực của nền kinh tế Việt Nam trong 3 năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 6.68%, 8.24%, 7.2%. Theo ADB44, chi phí cơ hội vốn của nền kinh tế Việt Nam sử dụng trong phân tích dự án của mình là 12%/năm. Trong phân tích kinh tế dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước

Đà Nẵng” luận văn sử dụng số liệu ước tính của tác giả Nguyễn Phi Hùng vào năm 2007 là

7.2%/năm.

6.3 Ngân lưu kinh tế của dự án 6.3.1 Ngân lưu vào 6.3.1 Ngân lưu vào

Do hạn chế về thời gian và nguồn lực mà luận văn chưa lượng hóa được những lợi ích từ việc giảm số người mắc bệnh liên quan đến nguồn nước, mặt khác theo phân tích từ việc sử dụng nước của những hộ gia đình đang kết nối với Dawaco thì lợi ích từ việc gia tăng lượng nước dùng hàng tháng của hộ gia đình khi dự án đi vào hoạt động là khơng lớn. Do đó, ngân lưu vào                                                              

39 Tổng cục thống kê, 2011

40 http://www.angimex.com.vn truy cập ngày 24/04/2012

41 http://www.nongnghiep.vinhlong truy cập ngày 24/04/2012

42 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/454814/Da-Nang-doi-thoai-voi-dan-vung-giai-toa.html truy cập ngày 24/04/2012

43 Nguyễn Phi Hùng, Ước tính Chi phí vốn Kinh tế ở Việt Nam, Luật văn MPP, T6/2010.

của dự án được tính là lợi ích thay thế nguồn lực của hộ gia đình khi sử dụng giếng khoan và nước đóng chai, lợi ích này được tính dựa trên giá kinh tế của nước, công suất của dự án và tỷ lệ thất thốt nước dự báo. Ngồi ra, sự thay đổi khoản phải trả giữa cuối năm và đầu năm cũng tạo ra ngân lưu vào của dự án.

6.3.2 Ngân lưu ra

Ngân lưu ra bao gồm ngân lưu chi phí đầu tư, ngân lưu chi phí hoạt động, thay đổi khoản phải thu, thay đổi dự trữ tiền mặt được điều chỉnh về giá kinh tế.

Chi phí đầu tư: Từ dịng chi phí đầu tư tài chính sẽ loại bỏ thuế VAT, thêm vào phần thưởng

ngoại hối do tỷ giá hối đoái kinh tế cao hơn tỷ giá hối đối chính thức. Kết quả tổng chi phí

đầu tư kinh tế được trình bày ở Bảng 3.1 Phụ lục 03 và Bảng 6.4.

Bảng 6.4 Chi phí đầu tư kinh tế (ĐVT: Triệu USD)

Chi phí đầu tư theo giá thực 2011

Giá tài chính Đã loại VAT Phí thưởng ngoại hối Giá kinh tế Mua sắm và lắp đặt đường ống 13.12 11.93 0.57 12.50 Chi phí đền bù 1.21 1.21 1.39

Xây dựng cơ bản và hệ thống điện 17.29 15.72 0.75 16.47

Trang thiết bị, cả SCADA và GIS 3.84 3.49 0.17 3.66

Mở rộng mạng lưới 28.48 25.89 1.24 27.13

Nâng cấp mạng lưới (thay thế đường ống) 2.16 1.96 0.09 2.06

Thiết kế kỹ thuật chi tiết và Giám sát thi công 3.43 3.12 3.12

Quản lý tái định cư 0.7 0.70 0.70

Kiểm toán độc lập 0.2 0.18 0.18

Hợp đồng quản lý vận hành 3.1 2.82 2.82

Bảo tồn nguồn nước 0.14 0.14 0.14

Quản lý thảm họa 0.27 0.27 0.27

Nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn của WHO 0.14 0.14 0.14

Tổng cộng: 74.08 67.57 2.83 70.58

Dựa vào giá kinh tế của chi phí đầu tư và tỷ lệ phân bổ chi phí đầu tư sẽ tính tốn được ngân lưu chi phí đầu tư kinh tế, kết quả được trình bày ở Bảng 6.5.

Bảng 6.5 Ngân lưu chi phí đầu tư kinh tế

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng chi phí đầu tư thực (Tỷ VND) 162.32 165.38 358.53 289.31 337.95 75.89 75.86

Chi phí điện được tính dựa vào giá kinh tế của điện, định mức tiêu hao và công suất sản xuất nước của dự án để tính dịng chi phí kinh tế của điện.

Chi phí hóa chất và chi phí khác được tính dựa trên dịng tài chính thực sau khi loại trừ thuế VAT.

Thay đổi khoản phải thu, thay đổi dự trữ tiền mặt được tính từ dịng tài chính của nó sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát.

Tổng hợp ngân lưu vào và ngân lưu ra kinh tế của dự án được trình bày chi tiết ở Bảng 3.7 Phụ lục 03. Đồ thị ngân lưu ròng kinh tế của dự án được thể hiện thơng qua Hình 6.1.

Tổng hợp hệ số chuyển đổi kinh tế /tài chính các khoản mục được trình bày ở Bảng 6.6

Hình 6.1 Ngân lưu kinh tếcủa dựán (ĐVT: TỷVND)

‐400.00 ‐200.00 0.00 200.00 400.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Bảng 6.6 Hệ số chuyển đổi kinh tế tài chính Thứ tự Khoản mục Đơn vị tính Thứ tự Khoản mục Đơn vị tính Giá tài chính Giá kinh tế Hệ số CF 1 Giá nước VND/m3 5,020 7,060 1.41 2 Điện VND/Kwh 1,216 1,665 1.37 3 PAC VND/Kg 9,229 8,306 0.90 4 CLO VND/Kg 11,242 10,118 0.90 5 Vôi VND/Kg 3,200 2,880 0.90 6 Nhân công VND/m3 1,095 1,095 1.00 7 Chi phí khác VND/m3 463 417 0.90

8 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ VND 238.10 0 0

9 Thay đổi khoản phải thu Tỷ VND 41.86 41.86 1

10 Thay đổi dự trữ tiền mặt Tỷ VND 18.27 18.27 1

11 Lãi vay được vốn hóa Tỷ VND 234.95 0 0

12 Cam kết vốn vay ADB Triệu USD 0.201 0 0

13 Mua sắm và lắp đặt đường ống Triệu USD 13.1 12.5 0.95

14 Chi phí đền bù Triệu USD 1.2 1.4 0.00

15 Xây dựng cơ bản và hệ thống điện Triệu USD 17.3 16.5 0.95

16 Trang thiết bị, cả SCADA và GIS Triệu USD 3.8 3.7 0.95

17 Mở rộng mạng lưới Triệu USD 28.5 27.1 0.95

18 Nâng cấp mạng lưới (thay thế đường ống) Triệu USD 2.2 2.1 0.95

19 Thiết kế kỹ thuật và Giám sát thi công Triệu USD 3.4 3.1 0.91

20 Quản lý tái định cư Triệu USD 0.7 0.7 1.00

21 Kiểm toán độc lập Triệu USD 0.2 0.2 0.91

22 Hợp đồng quản lý vận hành Triệu USD 3.1 2.8 0.91

23 Bảo tồn nguồn nước Triệu USD 0.1 0.1 1.00

24 Quản lý thảm họa Triệu USD 0.3 0.3 1.00

25 Nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn của WHO Triệu USD 0.1 0.1 1.00

6.4 Kết quả phân tích kinh tế

Dựa trên dòng ngân lưu tự do kinh tế của dự án và chi phí vốn của nền kinh tế, luận văn tính tốn được NPV kinh tế là 61.11 tỷ VND và IRR thực là 7.69%. Với kết quả NPV kinh tế lớn hơn 0 và IRR lớn hơn chi phí vốn của nền kinh tế nên dự án khả thi trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng nên được triển khai, các bên liên quan cần có sự phối hợp để dự án được bền vững.

6.5 Phân tích xã hội

Theo kết quả phân tích tài chính của dự án thì giá trị hiện tại rịng là -411.15 tỷ VND, phân tích kinh tế cho kết quả giá trị hiện tại ròng NPV là 61.11 tỷ VND. Sự khác biệt này là do suất chiết khấu kinh tế khác suất chiết khấu tài chính, giá kinh tế của nước khác giá tài chính của nước, giá kinh tế của điện khác giá tài chính, thuế, tỷ giá hối đoái kinh tế khác tỷ giá hối đoái chính thức, giá đền bù đất nhỏ hơn chi phí cơ hội của đất, thuế VAT. Sự khác biệt nêu trên đã tác động đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội như người tiêu dùng nước, ngân sách, Dawaco, người dân vùng giải tỏa. Kết quả phân tích phân phối chi tiết ở Bảng 3.8 Phụ lục 03. Tóm tắt kết quả phân phối cho các đối tượng thể hiện ở Bảng 6.6

Bảng 6.7 Kết quả phân tích phân phối

Đối tượng Giá trị (Tỷ VND) Nguyên nhân

Hộ tiêu dùng nước 510.9 Được lợi do giá kinh tế của nước lớn hơn giá

mà người tiêu dùng phải trả cho Dawaco

Chủ đầu tư Dawaco -411.15 Thiệt hại do lợi ích tài chính thu được nhỏ

hơn chi phí tài chính bỏ ra.

Ngân sách 219.19 Thu được từ thuế TNDN, VAT, chi phí sử

dụng vốn thấp

Người dân vùng giải tỏa -2.68 Bị thiệt do giá đền bù thấp hơn lợi ích thu

được từ đất trồng lúa.

Kết quả ở Bảng 6.7 cho thấy người tiêu dùng nước được hưởng lợi nhiều nhất là 510.9 tỷ

VND, chủ đầu tư Dawaco chịu thiệt hại nhiều nhất là -411.15 tỷ VND, ngân sách thu được

219.19 tỷ VND.

6.6 Kết luận

Trên cơ sở giá kinh tế của nước, giá kinh tế của điện, các hệ số chuyển đổi để tính tốn các chi phí kinh tế, luận văn đã tính được ngân lưu kinh tế rịng của dự án, giá trị hiện tại ròng NPV

kinh tế là 61.11 tỷ VND >0 và IRR thực = 7.69% > chi phí vốn kinh tế (7.2%). Như vậy, xét về mặt kinh tế thì dự án khả thi.

Qua phân tích phân phối đã xác định đối tượng có lợi nhiều nhất là người tiêu dùng nước và ngân sách, đối tượng bị thiệt hại là chủ đầu tư Dawaco và người dân vùng giải tỏa. Do vậy, để dự án bền vững thì cần sự điều tiết của nhà nước để cân bằng lợi ích giữa các bên có liên quan. Tóm lại, Chương 6 đã phân tích cơ sở để xác định lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế để từ đó xác định ngân lưu kinh tế của dự án. Trên cơ sở ngân lưu kinh tế luận văn đã tính tốn được NPV và IRR kinh tế, kết quả là dự án khả thi xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, qua phân tích phân phối đã xác định người tiêu dùng nước được hưởng lợi nhiều nhất, chủ đầu tư và người dân vùng giải tỏa bị thiệt.

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương này sẽ tổng hợp những kết quả phân tích về tài chính, kinh tế và xã hội của dự án,

đồng thời sẽ khuyến nghị một số chính sách để dự án hoạt động bền vững.

7.1 Kết luận

Nước sạch đang trở thành hàng hóa thiết yếu cho người dân thành phố Đà Nẵng. Với sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt của thành phố Đà Nẵng đã đặt ra tình trạng thiếu nước sạch cho vùng ven và các khu đô thị mới trong tương lai. Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng ra

đời sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt này, đồng thời mang lại sự ổn định cho hệ thống

cung cấp nước sạch của thành phố.

Kết quả thẩm định về mặt tài chính, kinh tế xã hội của dự án cho thấy.

Về phương diện tài chính, NPV tổng đầu tư = -411.15 tỷ VND, NPV chủ đầu tư = -249.4 tỷ VND dự án không khả thi trên cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư, DSCR < 1 nên khả năng hoàn trả được nợ vay đúng hạn kém. Qua việc phân tích rủi ro cho thấy dự án nhạy cảm với giá bán của nước, nếu giá nước năm 2011 tăng thêm 1,821 VND/m3 thì dự án khả thi tài chính trên cả hai quan điểm. Đồng thời lãi suất khoản vay ADB có ảnh hưởng đến hiệu quả

của dự án, qua phân tích độ nhạy đã xác định khi lãi suất khoản vay ADB tăng lên thì hiệu quả tài chính của dự án xấu đi rất lớn, do đó đàm phán để được vay ADB với mức lãi suất ưu đãi là yếu tố quyết định đến thành công của dự án. Qua so sánh báo cáo thẩm định của các dự án cấp nước khác ở Miền trung thì suất đầu tư của dự án cấp nước Đà Nẵng ở mức trung bình

(Đà Nẵng là 710USD/m3, Cửa Lị – Nghệ An là 650 USD/m3, Thái Hòa – Nghệ An là 1200USD/m3), vì vậy ngun nhân hiệu quả tài chính kém là do giá nước thấp hơn các dự án cùng điều kiện.

Về phương diện kinh tế, NPV kinh tế = 61.11 tỷ VND dự án mang lại lợi ích lớn hơn chi phí theo quan điểm tồn bộ nền kinh tế nên đây là dự án nên được làm. Tuy nhiên, dự án có sự phân chia lợi ích chưa thỏa đáng, người tiêu dùng nước được lợi nhiều nhất, tiếp đến là ngân sách. Chủ đầu tư Dawaco chịu thiệt nhiều nhất, tiếp đến là người dân vùng giải tỏa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 48)