Phần thứ hai của hình thức hai đoạn cổ

Một phần của tài liệu Giáo trình hình thức âm nhạc (Trang 38 - 43)

Bài 15 Hình thức hai đoạn cổ

2. Phần thứ hai của hình thức hai đoạn cổ

Giai điệu chủ đề

Trong mối tương quan về giai điệu chủ đề, thì phần thứ hai của hình thứ hai đoạn cổ khơng có gì mới. Giai điệu chủ đề của phần này hoàn toàn dựa trên cơ sở của giai điệu chủ đề của phần thứ nhất. Các nhân tố giai điệu chủ đề ấy được biến đổi

bằng cách chuyển sang một âm khu mới, một cao độ mới hoặc chuyển vào một bè khác v.v.

Thứ tự dẫn dắt, biến đổi các nhân tố âm nhạc của phần thứ nhất trong một mức

độ nào đó cũng gợi nhớ lại âm nhạc của phần trước, nhưng đây hồn tồn khơng phải là tái hiện. Tái hiện là điển hình đối với hình thức hai đoạn của các nhạc sỹ thời kỳ sau, còn trong thời kỳ này tái hiện hồn tồn khơng có.

Hồ âm

Hồ âm của phần thứ hai có một số đặc điểm sau đây:

Th nht: giọng điệu của phần thứ hai thường được bắt đầu cùng giọng điệu

hoặc hợp âm kết thúc phần thứ nhất. Tất nhiên, khi kết thúc phần thứ hai sẽ trở về giọng điệu chính để kết thúc hình thức. Sự kết hợp về hồ âm của hình thức hai đoạn cổ có thể được biểu thị như sau:

Phần thứ nhất Phần thứ hai

Tác phẩm giọng trưởng: I - V V - I Tác phẩm giọng thứ: I - III III - I hoặc là: I - V V - I

Th hai: sau bước khởi đầu như trên, hoà âm sẽ được chuyển về hướng hạ át

bằng các bước chuyển điệu về giọng điệu của các bậc IV, bậc II hoặc bậc VI. Việc chuyển điệu về các giọng điệu mới này thường được tiến hành ngay sau khi nhắc lại giọng điệu hoặc hợp âm của phần thứ nhất ở đầu phần thứ hai, nhưng nó cũng có thể diễn ra muộn hơn hoặc thậm chí khơng có. Như vậy, đặc tính chung về hồ âm đã được làm rõ theo thứ tự các bậc T – D – S – T và công thức này đã hoàn toàn được

xác định từ đầu thế kỷ XVIII.

Nhìn chung, phần thứ hai có sự linh hoạt hơn nhiều so với phần thứ nhất thông qua những biến đổi của hịa âm. Giọng điệu chính của hình thức được khơi phục lại ở cuối phần hai, đôi khi việc khôi phục này lại tiến hành rất muộn.

Cấu trúc

Phần hai của hình thức hai đoạn cổ tạo nên sự chú ý trước hết ở độ dài của mình. Như đã trình bày ở trên, rất ít khi phần thứ hai có độ dài bằng với độ dài của

phần thứ nhất, mà nó thường dài gấp hai hoặc gấp ba độ dài của phần thứ nhất. Tỷ lệ

này gắn liền với quá trình biến đổi, chuyển điệu của hoà âm ở phần thứ hai. Phần thứ hai lại được chia ra thành những thành phần âm nhạc, với sự kết thúc riêng của nó và mỗi một thành phần ấy có độ dài tương đương với phần thứ nhất của hình thức. Và như vậy, có thể thấy rằng câu nhạc thứ hai của phần hai, trong một mức độ nào đó, có

giá trị như một đoạn nhạc và phần thứ hai của hình thức như là đoạn nhc phc.

3. Ứng dụng hình thức hai đoạn cổ

Hình thức hai đoạn cổ được áp dụng rộng rãi trong các tác phẩm có quy mơ

không lớn vào cuối thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII. Trong các phần của Suite

như các Vũ điệu , các Prélude cũng như rất nhiều Invention của Bach đã được viết

hình thức này.

Bài 16. Hình thức Sonate cổ. 1. Đặc điểm chung

Qua việc tìm hiểu và xem xét hình thức hai đoạn cổ ở phần trên, ta có thể nhận thấy hình thức sonate cổ có mối liên quan với hình thức hai đoạn cổ: chúng đều có chung một đặc điểm là việc chuyển từ giọng điệu phụ khi kết thúc đoạn thứ nhất về giọng điệu chính ở cuối đoạn thứ hai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết thúc

tồn bộ hình thức. Việc tiến hành hịa âm như thế có thể thấy rất rõ trong “Allemande

trong tổ khúc nước Pháp (giọng G-dur) của Bach. Ở đó, 6 nhịp bổ sung ở cuối đoạn

thứ nhất được chuyển đến cuối đoạn thứ hai và được viết ở giọng điệu chính.

Sơ đồ cấu trúc này cũng tương tự như cấu trúc trong Sonate № 11 của D.

Scarlatti:

Phần thứ nhất Phần thứ hai 4 5 5 4 5 5 a b a b1 Giọng điệu: c c – g g V c V c c

Để cho từng thành phần trong hình thức có được quy mơ và ý nghĩa lớn hơn (ý nghĩa của chủ đề chính, chủ đề phụ), các thành phần này có xu hướng được mở rộng, kéo dài. Đặc điểm này ta có thể gặp trong rất nhiều trong các sonate của Scarlatti.

Sơ đồ phổ biến:

Phần trình bày

Chủ đề I Nối Chủ đề II Kết luận a b

Giọng điệu chính Chuyển điệu Giọng điệu phụ Bổ sung giọng điệu phụ

Phần phát triển - Phần tái hiện

Chủ đề I (Nối) Chủ đề II Kết luận a1 b1

Giọng điệu phụ Bước chuyển về giọng điệu chính Giọng điệu chính Bổ sung giọng điệu chính

(Từng phần riêng thường được lặp lại)

Sơ đồ trên cho thấy hình thức hai đoạn cổ và hình thức sonate cổ có những điểm giống nhau: cả hai hình thức đều có hai phần. Trong phần thứ nhất, hoà âm đi từ ổn định đến khơng ổn định, phần thứ hai thì ngược lại, từ khơng ổn định về ổn định (hịa âm của giọng điệu chính). Nhờ vậy, chúng có được cấu trúc đối xứng với sự lặp lại của riêng từng phần.

Phần thứ nhất Phần thứ hai T - D D - T

Như vậy, sự khác biệt giữa hình thức hai đoạn cổ với hình thức sonate cổ phụ

thuộc vào những nhân tố âm nhạc ở cuối các phần cũng như vào số lượng các thành

phần tham gia vào hình thức. Nếu việc nhắc lại chỉ là sự chuyển đổi khi kết thúc đoạn nhạc hoặc là sự bổ sung không lớn, thì có thể nói rằng đây là hình thức hai đoạn có mt s du hiu ca hình thc Sonate. Nếu việc nhắc lại ấy diễn ra với quy mô lớn

hơn, tính chất âm nhạc của mỗi thành phần trong phần thứ nhất được thể hiện rõ trong

phần thứ hai của hình thức khi ta có thể xác định đây là hình thức Sonate cổ.

Sự tương phản về giai điệu chủ đề không là điều bắt buộc của sonate thời kỳ

này.

2. Phần thứ nhất – Trình bày

Phần trình bày của hình thức sonate cổ, trong cốt lõi có chứa đựng những nhân tố của hình thức sonate hồn thiện sau này, tuy nhiên khơng phải lúc nào cũng có sự

a. Chủ đề I (chủ đề chính)

Chủ đề I rất linh hoạt, thường được xây dựng với quy mô không lớn khoảng từ

8 đến 16 ô nhịp, được viết ở một giọng điệu, kết đầy đủ ở giọng điệu chính hoặc kết

nửa trên bậc V (có trường hợp bè chính kết thúc chuyển điệu về bậc V). Âm nhạc chủ

đề I thường có ảnh hưởng “xâm nhp” vào cả những thành phần sau nó. Nhìn chung

chủ đề I đơn giản, nó thường chứa đựng những yếu tố biến đổi và mơ phỏng theo

những nhóm sắc thái ngắn.

b. Phần nối

Giai điệu chủ đề của ni rất gần với chủ đề I, ít khi âm nhạc phần nối không bắt

nguồn từ chủ đề I. Ni có nhiệm vụ chuyển đổi, dẫn hồ âm từ giọng điệu chính đến

giọng điệu phụ. Có những trường hợp ni được phát triển và mở rộng.

Sơ đồ phần trình bày:

Chủ đề I Nối Chủ đề II Kết luận 14 40 30 6 g As - Es - B c B - F - C - d d d

Từ sơ đồ này, có thể dễ dàng nhận thấy thủ pháp mô tiến đã được tác giả sử dụng để xây dựng phần nối.

Ngoài ra, ni còn được áp dụng sự tương phản bằng cách sử dụng giọng điệu

cùng tên, ví dụ D. Scarlatti, Sonate № 13:

Chủđề I Nối Chủđề II Kết luận G g - d d - D

c. Chủ đề II (chủ đề phụ)

Theo nguyên tắc, chủ đề II tương phản với chủ đề I rất ít và thậm chí cịn có thể

được hình thành trên những nhân tố của chủ đề I. Chủ đề II thường ổn định về hồ âm, được viết ở một giọng điệu. Có thể bên trong sự luân chuyển của mình, chủ đề II tạo

nên sự tương phản bằng cách sử dụng giọng điệu cùng tên giống như trong bè nối.

Chẳng hạn như trong Sonate № 2 của Scarlatti.

Chủ đề I Nối Chủ đề II G G - D D - d - D

Đơi khi có thể gặp sự tương phản chủ đề ở giọng điệu phụ như là những dự báo cơ sở của hình thức sonate sau đó.

Sự xây dựng chủ đề phụ nhìn chung đơn giản và thuần nhất, gần như là sự nhắc lại một cách tuần hoàn những nhân tố âm nhạc ngắn.

d. Phần kết

Theo nguyên tắc, phần kết thường ngắn, đó là một loạt những bổ sung cho

giọng điệu của chủ đề II. Phần kết luận thường kết hợp với sự kết thúc của chủ đề II, mặc dù thực chất nó là một phần riêng.

3. Phần thứ hai – Phát triển và tái hiện

Sự khác biệt của hình thức sonate cổ với hình thức sonate đầy đủ (có ba phần

cơ bản là trình bày, phát triển và tái hiện) với hình thức sonate khơng có phần phát

triển là chủ đề chính của hình thức sonate cổ khơng được nhắc lại.

Phần thứ hai của hình thức sonate cổ được bắt đầu bằng việc dẫn dắt có biến

đổi những nhân tố của chủ đề chính và những nhân tố này được viết ở giọng điệu phụ,

là giọng điệu kết thúc phần trình bày. Đơi khi, người ta cịn đưa vào đó cả những nhân tố của phần nối.

Giọng điệu phần phát triển trong hình thức sonate cổ khác nhau tuỳ từng

trường hợp, nhưng thường được bắt đầu trùng với giọng điệu kết của phần trình bày (giống như trong hình thức hai đoạn). Thứ tự và số lượng các giọng điệu phụ trong

phần này cũng khơng giống nhau, đơi khi nó được xây dựng hoàn toàn chỉ trên một giọng điệu của bậc V. Có trường hợp giọng điệu phần phát triển được chuyển về

hướng hạ át giống như trong hình thức hai đoạn (Scarlatti, Sonate № 2) rồi sau đó mới

chuyển điệu về giọng điệu chính.

Trong phần tái hiện của hình thức sonate cổ, chỉ có chủ đề phụ và phần kết luận

được nhắc lại. Những thành phần âm nhạc này về hịa âm đã có sự thay đổi, chúng được đưa vào giọng điệu chính.

Như vậy, nhìn từ tổng thể phần thứ hai có sự hợp nhất các đặc điểm của phần

phát triển (biến đổi các nhân tố chủ đề chính, một phần nào đó phần nối) và tái hiện (chủ đề phụ và phần kết luận). Vì vậy người ta gọi phần thứ hai của hình thức sonate cổ là phn phát trin - tái hin.

4. Sự xuất hiện của phần tái hiện đầy đủ

Trong việc chiếm ưu thế gần như tuyệt đối của hình thức hai đoạn và hình thức sonate cổ, các nhạc sỹ ln tìm tịi, xác lập nên những cấu trúc riêng khác mà ở đó phần trình bày ln thuần nhất, phần phát triển và phần tái hiện có vị trí riêng.

Phần thứ hai là sự phát triển, biến đổi các nhân tố của chủ đề chính. Khi các nhân tố của chủ đề chính đã được tận dụng hết để biến đổi sẽ xuất hiện phần tái hiện.

Ở phần tái hiện, chủ đề I, rồi lần lượt đến ni, chủ đề II sẽ được nhắc lại ở cùng giọng

điệu của chủ đề I. Như vậy, hình thức sonate này đã có được cấu trúc với đầy đủ ba

phần (Scarlatti, Sonate № 30). Cấu trúc này sau đó đã trở thành cu trúc hồn chnh ca hình thc sonate.

5. Ứng dụng hình thức Sonate cổ

Hình thức sonate cổ được viết rất nhiều trong các sáng tác của Scarlatti cũng

như rất nhiều các nhạc sỹ cùng thời khác. Ngồi ra, hình thức sonate cổ cịn được viết

trong các hình thức khác, chẳng hạn là một phần của Suite.

Một phần của tài liệu Giáo trình hình thức âm nhạc (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)