Hình thức ba đoạn phức

Một phần của tài liệu Giáo trình hình thức âm nhạc (Trang 26 - 28)

1. Đĩnh nghĩa, sơ đồ cấu trúc chung.

Hình thức ba đoạn phức là hình thức gồm có ba phần tái hiện, trong đó mỗi phần có thể được viết ở hình thức hai hoặc ba đoạn đơn. Phần giữa có cấu trúc tự do

hơn hai phần đầu và cuối, đôi khi là một đoạn nhạc phát triển tự do không ổn định

(Episode).

A B A

Phần thứ nhất Phần giữa Phần tái hiện

Hai đoạn đơn hai đoạn đơn Hai đoạn đơn Ba đoạn đơn đoạn nhạc phát Ba đoạn đơn

triển tự do

2. Cấu trúc từng phần.

a. Phần thứ nhất.

Giữ chức năng là phần trình bày, có sự thống nhất chủ đề. Điển hình nhất là được viết

ở hình thức hai hoặc ba đoạn đơn phát triển, (tuy nhiên đôi khi cũng được viết ở hình

thức ba đoạn đơn tương phản).

Phần thứ nhất của hình thức ba đoạn phức, thường được bắt đầu và kết thúc ở

điệu tính chính, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ.

b. Phần thứ hai (phần giữa).

Phần giữa bước vào giai đoạn đối chiếu, tương phản với phần đầu và cuối, sự tương phản đối chiếu có thể bằng nhiều cách như; thay đổi cách cấu tạo, âm vực, đường nét giai điệu mới.

Phần giữa của hình thức ba đoạn phức có hai dạng chính. Dạng Trio.

Dạng này có hình thành nên cấu trúc hình thức và ổn định điệu tính (tức là cũng có thể được viết ở hình thức đoạn nhạc, hai hoặc ba đoạn đơn).

Dạng Episode (đoạn chen).

Dạng này khơng hình thành nên cấu trúc hình thức và khơng ổn định điệu tính, dù có dùng chất liệu mới hay phát triển chất liệu từ phần trình bày. Dạng này thường tạo ra sự phát triển phong phú, không ổn định, mạnh mẽ hơn dạng Trio.

c. Phần tái hiện.

Phần tái hiện trong hình thức ba đoạn phức cũng như mọi phần tái hiện trong Âm nhạc, có thể là nguyên dạng hoặc có thay đổi.

Tái hiện nguyên dạng; theo mẫu mực cổ điển chỉ cần ghi “Da Capo al Fine”,

(tức là biểu diễn lại một lần nữa phần trình bày).

Ngoài các phần chính thì hình thức ba đoạn phức cịn có thể có thêm các phần phụ như; Mở đầu, nối tiếp, Coda.

3. Ứng dụng của hình thức ba đoạn phức.

Hình thức ba đoạn phức có thể dùng làm một tác phẩm độc lập cho các loại nhạc cụ, giọng hát khác nhau. Bên cạnh đó nó cũng có thể là một chương trong những tác phẩm lớn hơn như trong các liên khúc Sonata, giao hưởng, Concerto…(thường là

chương ba).

4. Thực hành phân tích.

Vẽ sơ đồ tổng quát tác phẩm.

Vẽ sơ đồ phần trình bày (A), đoạn nhạc, câu nhạc, tiết nhạc, kết ở đâu. Vẽsơ đồ phần giữa (B), đoạn nhạc, câu nhạc, tiết nhạc, kết ởđâu.

Vẽ sơ đồ phần tái hiện (A), đoạn nhạc, câu nhạc, tiết nhạc, kết ở đâu. Nêu tên hình thức thuộc loại nào, dạng nào, nhịp bao nhiêu, giọng gì.

Đi vào giải thích chi tiết.

5. Hình thức lưng chừng 3-5 đoạn phức.

Cũng như hình thức ba đoạn đơn, do nhắc đi nhắc lại tạo thành hình thức ba năm đoạn đơn (a b a b a). Hiện tượng này cũng cuất hiện ở hình thức ba năm đoạn

phức, trong đó phần giữa và phần thứ nhất xuất hiện thêm một lần nữa (A BA BA). Do sự nhắc lại tạo thành hình thức gồm năm phần vì vậy có thể được giải thích theo hai cách;

a. Là hai hình thức ba đoạn phức gối đầu nhau.

b. Là hình thức ba năm đoạn phức. Cách giải thích này có ý nghĩa đầy đủ hơn, phản ánh nguồn gốc của hình thức, về một khía cạnh khác nó khẳng định số lượng phản ánh nguồn gốc của hình thức, về một khía cạnh khác nó khẳng định số lượng chính xác của các phần (năm phần).

Một phần của tài liệu Giáo trình hình thức âm nhạc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)