Hình thức Rondo

Một phần của tài liệu Giáo trình hình thức âm nhạc (Trang 28 - 31)

1. Định nghĩa. Sơ đồ cấu trúc chung.

Rondo là hình thức bao gồm nhiều phần, trong đó có một phần được nhắc lại nhiều lần (ít nhất là ba lần) gọi là chủ đề. Xen giữa những lần xuất hiện chủ đề là các phần, đoạn nhạc khác nhau về nội dung tính chất, những phần đó gọi là đoạn chen.

Sơ đồ: A B A C A D A….

Xuất xứ của hình thức Rondo; Hình thức Rondo được bắt nguồn từ sinh hoạt múa hát quần vũ của phương tây TK XVI-XVII và dược hoàn thiện ở thế kỷ XVIII. Chữ Rondo có hai nghĩa.

Hình thức Rondo (là như định nghĩa trên).

Thể loại Rondo; Là những tác phẩm có ghi chữ Rondo ở đầu bài nhưng phân

tích thì khơng ra hình thức Rondo. Tóm lại, thể loại Rondo là những tác phẩm mang tính chất nhảy múa vui vẻ.

Hình thức này, thường được dùng trong chương III hoặc chương kết của các bản Sonate hoặc giao hưởng…

2. Các dạng hình thức Rondo. Có ba dạng chính đó là; Có ba dạng chính đó là; Rondo cổ pháp Rondo cổ điển Rondo thế kỷ XIX-XX a. Rondo cổ pháp.

Loại này do các nhạc sĩ Clavorxanh ở Pháp thế kỷ XVII sáng tạo ra. Đặc điểm cấu tạo.

Chủ đề (A) dùng hình thức đoạn nhạc, khi nhắc lại chủ đề thường không thay đổi hoặc có thay đổi rất ít.

Các đoạn tren có đọ dài khơng được lớn hơn chủ đề. Có thể là một đoạn nhạc

hoặc khơng có cấu trúc, đơi khi nhỏ hơn một đoạn (1 câu).

Các đoạn tren không tương phản với chủ đề, có khi sử dụng chất liệu của chủ đề để phát triển.

Thường có rất nhều phần, thậm chí có đến 16-32 phần, khơng bao giờ có nối vì các phần khơng có sự tương phản.

Đoạn tren được phép chuyển sang các giọng họ hàng gần như; át, song song,

cùng tên.

b. Rondo cổ điển.

Loại này được sử dụng trong Âm nhạc thời kỳ cổ điển Viên TK XVIII. Đặc điểm cấu tạo.

Tiếp tục những nguyên tắc trong Rondo cổ pháp cộng thêm một số cải tiến

Khi chủđề nhắc lại có thể có những thay đổi nhất định như; chuyển sang giọng

cùng tên, thêm hoa mĩ.

Các đoạn tren phải tương phản với chủ đề, phát triển tự do chuyển giọng nhiều,

hòa âm điệu tính khơng ổn định.

Rondo cổ điển có thể dùng nói tiếp và dất hay có Coda (coda được coi như

phần chính.

c. Rondo thế kỷ XIX-XX

Tiếp thu Rondo cổ pháp, cổ điển cộng thêm một số đổi mới.

Mở rộng tính thể loại, ngồi những tính chất vui vẻ cịn có nội dung khác như; chữ tình, vũ khúc mềm mại, hành khúc…

Sử dụng loại Rondo có nhiều phần kết hợp với tính tổ khúc, trong đó tăng cường sự độc lập của các phần. Có thể biểu diễn trích đoạn mà khơng cần biểu diễn cả

bài.

Chủ đề 1,2,3 đoạn, khi nhắc lại có những thay đổi đáng kể như; chuyển giọng,

có khi thay đổi cả cấu trúc.

Thay đổi ý nghĩa vai trò của đoạn tren. Rondo cổ thì chủ đề là chính nhưng ở TK XIX-XX thì đoạn tren lại là phần chính, có thể được viết ở hình thức 1,2,3 đoạn. Không nhất thiết phải là một chủ đề song đến đoạn tren mà có thể là hai ba

đoạn tren ở một chỗ.

Thường kết hợp Rondo với các hình thức khác như;

A B A C A Coda (Rondo mang tính đoạn phức).

A B A C A B A Coda (Rondo mang tính sonate). A B A1 C A2 D A3 Coda (Rondo mang tính biến tấu).

Nói chung Rondo ở thời kỳ này mở rộng về quy mơ, phức tạp hóa về nội dung. VD: Những bức tranh trong phòng triển lãm của Mu-Xoc-Ki).

3. Ứng dụng của hình thức Rondo.

Rondo được sử dụng phổ biến như một chương của liên khúc Sonate giao hưởng, cũng như một số Aria trong các vở nhạc kịch. Đồng thời nó cịn dùng làm cấu

trúc cho một tác phẩm khí nhạc độc lập.

4. Thực hành phân tích.

Vẽ sơ đồ tổng quát tác phẩm, nêu tên loại Rondo.

Vẽ sơ đồ chủ đề (A), đoạn nhạc, câu nhạc, tiết nhạc, kết ở đâu. Vẽ sơ đồ đoạn tren.

Một phần của tài liệu Giáo trình hình thức âm nhạc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)