Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

a) Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu xã Châu Khê nằm trên phần phía Nam của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Xã Châu Khê là 1 trong 12 xã thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ

An. Xã Châu Khê nằm vào khoảng 18o51′ đến 19o08′ vĩ Bắc, 104o31′ đến 104o48′

kinh Đông. Trung tâm xã Châu Khê nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 30 km hay 150 km từ thành phố Vinh-trung tâm hành chính của tỉnh Nghệ An.

Hình 3.1. Bản đồ VQG Pù Mát (vùng lõi và vùng đệm) và 2 bản nghiên cứu

18

b) Địa hình

Xã Châu Khê gồm 10 bản: khe Choăng, Bãi gạo, 2/9, Châu Sơn nằm rải rác dọc theo 2km quốc lộ số 7 và bản Châu Định, bản Bủng, bản Xát, bản Diềm, bản Bu, bản Nà nằm dọc theo 15-16km đường cấp phối ( xe máy và ô tơ có gầm cao có thể đi lại quanh năm) từ đường 7 vào bản Bu-bản Nà nằm xa trung tâm xã nhất.

- Vùng ngoài gồm 5 bản: Khe Choăng, Bãi Gạo, Châu Sơn, Châu Định, 2/9 địa hình vùng này chủ yếu là bãi bồi ven sông Lam hoặc các khe lớn, đồi núi thấp, có điều kiện phát triển nơng nghiệp như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

- Vùng trong gồm 5 bản: Bản Bủng, bản Xát, bản Diềm, bản Nà, bản Bu với phần lớn đất dốc, diện tích đất nơng nghiệp nhỏ. Người dân sống dựa vào rừng là chủ yếu.

Hình 3.2. Địa hình xã Châu Khê, huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An

“Nguồn: [SRTM data-USGS, 2005]”

Xã Châu Khê có diện tích tự nhiên vào khoảng 44.057,66 ha, trong đó có diện tích rừng là 41.051,62ha, diện tích đất nơng nghiệp là 714,90 ha. Hiện nay diện tích rừng trồng theo dự án 147 là 25ha, theo dự án Tân Hồng là 21ha và trồng rừng thay nương rẫy năm 2010 là 100ha. Cũng như các xã miền núi Tây Nam của tỉnh Nghệ

19

An, địa hình của xã Châu Khê rất phức tạp và hiểm trở, có nhiều núi cao trên 1300m và bị chia cắt bởi các sơng suối (hình 3.2). Các dãy núi cao chạy dọc theo biên giới Việt-Lào như Pù Mát (1841m), Pù Văn, Pù Đen Đinh, các dãy núi thấp hơn một chút như Pù Luông, Pù Nong, Pù Nhong, Pù Huổi Ngoa và Cao Vều có độ cao từ 1100m đến 1600m chạy theo hướng Đông bắc-Tây nam ra sơng Lam. Với địa hình hiểm trở như vậy Châu Khê có rất ít đât bằng phẳng, chủ yếu là đất có độ dốc cao.

c) Khí hậu

Xã Châu Khê nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tây nam (gió Lào) vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, và gió Đơng bắc vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Theo số liệu khí tượng của trạm Con Cuông năm 2013: nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 23,5°C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 34,6°C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,4°C.

Lượng mưa trung bình năm là 1791mm. Tháng 12 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất 33,5mm. Tháng 9 là tháng có lượng mưa trung bình cao nhất 386mm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 30)