Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 37)

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

a) Dân số

Xã Châu Khê có 3 dân tộc Thái, Kinh và Đan Lai cùng chung sống. Năm 2013 Châu Khê có 5500 nhân khẩu thuộc 1220 hộ gia đình. Trong đó người Thái có 2554 người, Kinh có 1666 người và Đan Lai có khoảng 1280 người. Cuộc sống của người dân xã Châu Khê chủ yếu là dựa vào canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản. Trong nông nghiệp họ trồng lúa nước, lúa nương, ngô, sắn và các loại hoa màu khác. Ngoài ra họ cịn ni trâu, bị, lợn, gà.

20

Đợt điều tra đánh giá của tôi được thực hiện ở 2 bản vùng trong, sâu nhất của xã Châu Khê và gần nhất với vùng lõi của VQG Pù Mát, đó là bản Bu và bản Nà. Trong bảng 3.1 dưới đây chỉ ra một số thông tin cơ bản của 2 bản vùng nghiên cứu:

Bảng 3.1. Một số thông tin cơ bản của bản Bu và bản Nà, xã Châu Khê

năm 2013 Thơng tin Bản Tổng diện tích đất (ha) Diện tích đất nơng nghiệp (ha) Diện tích đất rừng (ha) Tổng số dân Tổng số hộ gia đình Tổng số hộ nghèo Số tháng thiếu ăn Bu 1.366,34 6 985 710 138 85 (61,6%) 8 Nà 1.074,36 11 489 381 81 46 (56,7) 5

“Nguồn: [Báo cáo thống kê VQG Pù Mát, 2013]”

Theo số liệu do VQG Pù Mát cung cấp thì bản Bu có số dân đơng nhất nhưng diện tích đất nơng nghiệp lại nhỏ nhất, đó là lý do chính dẫn tới số tháng thiếu ăn của người dân bản Bu trung bình là 8 tháng, cũng là bản có số hộ nghèo nhiều hơn cả, chiếm tỷ lệ tới 61,6%. Bản Nà là bản có diện tích đất nơng nghiệp/khẩu lớn, vì thế số tháng thiếu đói ít hơn bản Bu.

b) Tình hình sản xuất và thu nhập

- Sản xuất nông nghiệp:

Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa và ngô (Bảng 3.2). Do địa hình đồi núi và khí hậu khắc nhiệt nhiệt nên đã ánh hướng lớn đến năng suất của các cây trồng.

21

Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng các nơng sản chính của xã Châu Khê năm 2013 Cây trồng Diện tích (ha)

Lúa 170 Ngô 120 Lạc 40 Đậu 17 Sắn 110 Mía 90

“Nguồn: [Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội xã Châu

Khê năm 2013]”

- Chăn nuôi

Người dân chủ yếu chăn ni các lồi trâu, bị, lợn, dê và gia cầm . Các loài gia súc như trâu và bò được người dân sử dụng như là sức kéo quan trọng nhất cho cơng việc đồng áng. Các lồi gia cầm được ni nhằm mục đích cải thiện cho cuộc sống gia đình và dùng để bán tăng thêm thu nhập. Theo số liệu điều tra tháng 6 năm 2014, tình hình chăn ni của xã như sau: trâu, bị: 2.331 con; lợn: 2.747 con; gia cầm: 13.050 con [22, tr.12].

c. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Qua thu thập thơng tin, ước tính mức thu nhập từ một số LSNG của người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà, xã Châu Khê như sau:

22

Bảng 3.3. Thu nhập từ một số loại lâm sản năm 2013

TT Lâm sản Mức thu nhập bình quân/năm 1 Củi 3.000.000đ 2 Nứa 2.200.000đ 3 Măng 600.000đ 4 Song mây 700.000đ 5 Lỏ giong 250.000đ 6 Mật ong 700.000đ

“Nguồn: [Đào Minh Châu và cộng sự, 2013]”

Qua hình 3.3 cho thấy hai bản Bu và bản Nà thuộc vùng đệm của VQG Pù Mát là những bản nằm gần vũng lõi, có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng, từ 52%-61% tổng thu nhập của hộ là từ khai thác LSNG trung bình mỗi hộ hàng năm khai thác được lượng LSNG có giá trị khoảng 15-17 triệu đồng, trong khi đó hoạt động làm ruộng và rẫy chỉ chiếm khoảng 9 % và 15% ước khoảng 2,62 triệu và 4,21 triệu đồng năm.

23

Bản Bu Bản Nà

Hình 3.3. Thu nhập trung bình mỗi hộ từ các nguồn thu năm 2013 “Nguồn: [Đào Thị Minh Châu và cộng sự, 2013]”

Diện tích đất nơng nghiệp tại bản Bu chỉ chiếm 0,44 % (6 ha) và bản Nà chỉ chiếm 1,02 % (11 ha), có thể nói rằng thiếu đất nơng nghiệp là khó khăn lớn đối với vấn đề an ninh lương thực và xố đói giảm nghèo ở đây. Tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp khá lớn của địa phương (73%) có thể được coi là tiềm năng phát triển trong tương lai. Nhưng làm thế nào để người dân có thể nâng cao đời sống trên diện tích đất lâm nghiệp hiện có lại là bài tốn khơng dễ giải đáp. Trên thực tế, cuộc sống của người dân vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm của rừng, nhưng thu nhập từ các sản phẩm rừng lại thấp do điều kiện khai thác khó khăn cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người dân bị hạn chế, họ thường bán sản phẩm ở dạng thô cho người thu mua trung gian, nên phải chịu bán với giá rẻ.

d) Một số thông tin về văn hóa của cộng đồng người Đan Lai

- Nguồn gốc: Lịch sử hình thành tộc người Đan Lai cho đến tận ngày nay vẫn cịn là một điều bí ẩn, xung quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Các nhà nghiên cứu dân tộc học, lịch sử học, xã hội học, văn hóa học… vẫn chưa thể thống nhất được một ý kiến chung về nguồn gốc hình thành tộc người Đan Lai. Trong sách Thanh Chương Tú Khí (của Bùi Dương Lịch, thư tịch Viện Hán Nôm): “…Sự tàn ác của bạo chúa miền Hoa Quân (nay thuộc Thanh

24

Chương, Nghệ An) bắt dịng họ La phải tìm cho ra “100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái”, nếu không sẽ bị thảm sát cả họ. Dưới vịm trời này làm gì có cây nứa bằng vàng, con thuyền liền mái? Thế là trong đêm tối mịt mùng, cả làng họ La gồng gánh nhau trốn chạy lên núi, họ chạy mãi, mãi mãi đến thượng nguồn con sông Giăng này, nơi khơng cịn nghe thấy tiếng người mới dám dừng chân - một bộ tộc mới ra đời từ đây…”. Họ đã chọn vùng biên giới Việt Lào thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An làm nơi cư trú cho tộc người Đan Lai là một nhóm địa phương của dân tộc Thổ. Theo thống kê năm 2013 của Chi cục thống kê huyện Con Cng, hiện nay có khoảng hơn 3000 người Đan Lai phân bố chú yếu ở các xã Châu Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Lạng Khê.

- Sản xuất: Người Đan Lai trước đây có lối sống theo kiểu du canh, du cư.

Cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, do vậy, đời sống của người Đan Lai gặp vơ vàn khó khăn. Những chuyển biến của kinh tế người Đan Lai chỉ diễn ra những năm cuối giao thời của hai thế kỷ XX và XXI họ đã biết trồng loại cây như ngô, sắn. Các loại cây trồng mới như lạc, mía cũng được đưa vào trồng trên đất màu của người Đan Lai. Nhiều giống cây công nghiệp mới được đưa vào trồng như keo, vải, xoài, cam, chanh, nhãn.

- Văn hóa: Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tộc người Đan Lai đã có một nền văn hóa truyền thống lâu đời khá phong phú bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Ngồi những nét chung về văn hóa giống với các dân tộc cư trú trên cùng địa bàn với họ như Kinh, Thái, thì người Đan Lai cũng có nhiều nét văn hóa mang yếu tố đặc trưng riêng khó lẫn. Đời sống văn hóa vật chất của tộc người Đan Lai thể hiện khá phong phú từ cách chế biến món ăn, cách tiếp thu và cải biến các loại trang phục cho đến các kiểu xây dựng nhà cửa, tổ chức làng bản… Đặc biệt là tục ngủ ngồi, người Đan Lai có tập tục là khơng bao giờ ngủ nằm. Tục ngủ ngồi ăn sâu vào máu thịt từ người già đến trẻ con trở thành thói quen của tất cả mọi người. Tục ngủ ngồi xuất phát từ việc phải thường trực ý thức trốn chạy thật nhanh nếu bị quan quân chế độ phong kiến vây bắt. Đó cũng là cách để giúp họ hàng ngày chống chọi

25

với mng thú hoang dã đang rình rập. Từ hơn 300 trăm năm tộc người Đan Lai đã luôn sống trong cảnh không có nhà, chỉ lấy cành cây dựng tạm thành cái lều ở tạm cho đến khi hỏng thì mới làm lại. Mỗi khi màn đêm buông xuống, trong túp lều tạm bợ ấy, cả gia đình chỉ dám ngồi quây quần bên đống lửa để canh chừng thú dữ tấn cơng. Lâu dần thành thói quen, ngồi thâu đêm như vậy ai cũng mệt nhoài, chỉ dám tranh thủ chợp mắt để khi có thú đến cịn có đà chạy vào rừng sâu lẩn trốn. Chính vì thế, cho đến tận bây giờ, ngủ ngồi đã thành một tập tục của tộc người Đan Lai. Trẻ con lớn lên chỉ cần biết ngồi vững là đã phải học cách ngủ ngồi. Người Đan Lai không chỉ ngủ ngồi quanh bếp lửa, tộc người này cịn có thể ngủ trên cây mỗi khi đi săn bắt, hái lượm không kịp về bản. Hiện nay, do những điều kiện thay đổi nên tục ngủ ngồi chỉ còn xuất hiện ở những hộ dân ở khu vực bản Cò Phạt, Khe Khặng thuộc xã Môn Sơn nằm trong vùng lõi VQG Pù Mát [1, tr. 33].

Đời sống văn hóa tinh thần của người Đan Lai cũng khá phong phú và đa dạng. Trong tín ngưỡng, ngồi những quan niệm chung của người Đan Lai về các loại vật tổ, người Đan Lai cịn có những quan niệm về linh hồn, về thế giới đất trời trong vũ trụ. Tục thờ cúng tổ tiên cũng được thể hiện với nhiều nét đặc sắc riêng, tộc người này cịn có tục lệ đón tết cổ truyền với nhiều hình thức phong phú. Trong những ngày vui, ngày lễ lớn, họ cũng đã tổ chức nhiều hội trò chơi dân gian như ném còn, hội uống rượu cần, hội thi bơi… góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Đan Lai. Về văn học nghệ thuật, tuy cịn khá đơn giản về loại hình và khơng phong phú trong hình thức thể hiện nhưng qua đó cũng đã nói lên được một cách khá đầy đủ những biến thiên của cuộc sống và khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống của người Đan Lai.

- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của người Đan Lai thuộc ngữ hệ Việt - Mường và

trong tiếng nói hàng ngày của họ cho đến tận ngày nay vẫn còn giữ được nhiều tiếng cổ. Trong từ vựng giữa hai nhóm Đan Lai và Tày Poọng có hơn 80% từ chung, nên có nhiều nhà nghiên cứu đang đề nghị xếp ngơn ngữ của hai nhóm này thành một ngữ hệ riêng chứ không phải là phương ngữ của một ngôn ngữ [1, tr. 42].

26

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 37)