Các dạng tri thức bản địa ở địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong quản lý tài nguyên rừng

3.2.1. Các dạng tri thức bản địa ở địa bàn nghiên cứu

a) Thông tin

Những hiểu biết của người dân về các loại lâm sản, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, thời vụ khai thác, cách thức khai thác, các hiểu biết về điều kiện môi trường xung quanh,.v.v.. được xếp vào dạng kiến thức thông tin. Trong số đó, thơng tin về đối tượng lâm sản được khai thác sử dụng là tương đối đông nhất, nhưng hiểu biết về mơi trường xung quanh của các lâm sản đó lại có sự khác biệt lớn và chỉ một vài cá nhân có được bởi vì những kiến thức này phụ thuộc vào thời gian tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế.

Mối quan tâm, hiểu biết của người dân về các lâm sản có sự phân biệt theo giới. Nam giới thường quan tâm và có hiểu biết nhiều hơn về các lồi vật liệu xây dựng, có giá trị kinh tế như các lồi cây gỗ, song , mây và nhóm cây thuốc có cơng dụng tăng cường sức khoẻ, cịn phụ nữ thường quan tâm đến các loài thực phẩm cho người và cho gia súc như: nhóm măng, rau, tơm, cua, cá đặc biệt là các lồi mang nhiều cơng dụng và một số cây thuốc liên quan đến bệnh tiêu hoá và tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ.

Người dân ở đây có kiến thức phân loại, thể hiện trong cách họ phân biệt các loại khác nhau thuộc cùng một nhóm lâm sản. Ví dụ: nhóm cây mây gồm có mây nếp, mây nước và mây bột. Loại kiến thức này có thể sẽ hữu dụng trong công tác

27

phát triển những lâm sản có tiềm năng giá trị kinh tế cao, phục vụ cho đời sống người dân.

Cách thức khai thác lâm sản của người dân dựa trên sự hiểu biết về khả năng sinh trưởng và tái sinh của chúng, đặc biệt đối với một số lồi thể hiện tính chọn lọc và bảo tồn rất rõ. Qua phỏng vấn người dân cho biết, cây mây có khả năng tái sinh sau 5 năm và vì một cây với ba ngọn, sau một năm có thể cho ra 36 lá nên khi khai thác phải để lại ba lá non để cho cây phát triển tiếp. Kiến thức này của họ nếu so sánh với kiến thức kỹ thuật hiện đại là khơng có sự khác biệt: "Mây nếp trong vườn ươm... với 3 - 4 lá là có thể đem trồng" [11, tr. 22].

Ngồi ra người Đan Lai cịn có cách dự báo thời tiết dựa vào thiên nhiên và kinh nghiệm cổ truyền, dựa vào thời tiết của 12 ngày đầu tiên trong tháng Giêng để làm căn cứ dự báo thời tiết của 12 tháng trong năm. Thời tiết của ngày mồng 1 tháng Giêng ứng với thời tiết của cả tháng Giêng và cứ thế thời tiết tháng 2 thì ứng với ngày mồng 2 tháng Giêng. Nếu thời tiết từ sáng đến chiều mồng 1 tháng Giêng âm u thì có thể thời tiết cả tháng Giêng năm đó sẽ âm u, mưa phùn nhiều. Căn cứ như vậy, kinh nghiệm dự báo thời tiết của người Đan Lai như sau:

Sáng câm u, chiều nắng: đầu tháng mưa, cuối tháng nắng.

Sáng nắng, chiều âm u: đấu tháng nắng, cuối tháng mưa.

Sáng nắng, chiều nắng: cả tháng nắng, có thể mưa phùn.

Sáng mưa, chiều mưa: cả tháng mưa nhiều, nắng ít [1, tr. 64].

Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn những người già, lớn tuổi mới biết kinh nghiệm này, theo thời gian cũng như có nhiều thơng tin truyền thơng mà kiến thức dự báo thời tiết truyền thống ngày càng mai một.

28

b) Cơng cụ sản xuất và văn hố

Người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà xã Châu Khê tự sản xuất nhiều công cụ sản xuất, các cơng cụ văn hố và trang phục với những hình dáng hoa văn, kích cỡ đa dạng, độc đáo. Ví dụ, dụng cụ để đựng cũng đã có rất nhiều loại như: cái Lọc ló dùng để đựng các hạt giống như ngô, lúa (được đan bằng tre hoặc nứa rừng); cái Thúng để đựng thóc lúa (cũng được đan bằng tre và mây rừng); cái Nỏ (được làm bằng gỗ, tre, mây) dùng để sắn bắn, mũi tên thường được tấm thuốc đột chiết xuất từ thân cây cị nịng... Khơng chỉ có vậy, những cơng cụ dùng trong sản xuất cũng được những người dân nơi đây đan rất tỉ mỉ, khéo léo: cái rổ dùng để đựng các vật dụng trong nhà (làm bằng tre rừng), cái Bể, cái sàng, cái thúng, cái sá dùng để đựng rau hay lúa gạo... hay như các dụng cụ đánh bắt cá cũng được người dân chế tạo từ sản phẩm của rừng: cái Chàn (chài) được làm từ sợi gan đan thành ô dùng để đánh bắt cá... Tuy nhiên, kiến thức loại này không được truyền thụ lại cho con cháu và hầu như đã bị mai một. Hiện nay chỉ còn một vài cụ già còn nhớ cách đan các vật dụng trên, đặc biệt là vật dụng trong quá trình đánh bắt cá thì thế hệ trẻ khơng cịn biết cách đan.

c. Kỹ thuật/ công nghệ

Một số kiến thức ở dạng kỹ thuật trong khai thác TNR như: khai thác mật ong rừng là dạng kiến thức đặc biệt, thường chỉ có đàn ơng tham gia. Bên cạnh những kiến thức kỹ thuật đặc biệt thì cũng có những kiến thức kỹ thuật mang tính phổ thơng đơn giản như cách chặt cây hay cách lợi dụng dòng chảy của con suối để vận chuyển gỗ, củi đốt mà họ khai thác, thu lượm được từ rừng.

c. Tín ngưỡng, phong tục tập quán

Người Đan Lai có những phong tục tập quán lâu đời nhằm giữ gìn một số vùng đất quan trọng cho bản. Những tập qn này góp phần giữ gìn các vùng đất đầu nguồn nước, hay những nơi rừng tốt tránh khỏi việc bị khai thác một cách bừa bãi. Một loại

29

rừng cấm bị nghiêm ngặt trong việc khai thác là “rừng ma” - là nơi chôn người chết của bản và các khu miếu thờ. Những khu rừng này cũng bị cấm khai thác.

Cộng đồng người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà xã Châu Khê có cơ chế tự quản từ lâu đời và hiện vẫn được duy trì khá hiệu quả. Cơ chế này có thể được xem như là quản lý cộng đồng, nó cho phép các thành viên trong cộng đồng được tiếp cận và hưởng lợi từ rừng nhưng loại trừ người ngồi cộng đồng hoặc thơn, bản ngoài. Tổ chức cao nhất của hội này bao gồm trưởng bản, các người già và các trưởng họ. Nhờ chính những niềm tin vào phong tục truyền thống này của cộng đồng bản địa ở đây mà một bộ phận rừng đã được bảo vệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức bảo tồn của người dân có thể được nâng cao nếu quan niệm truyền thống của họ được trân trọng và được khuyến khích một cách hợp lý.

đ. Các giá trị văn hóa

Giá trị văn hóa nghệ thuật là một bộ phận trong đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Đan Lai. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nền văn học nghệ thuật của họ khá đơn giản trong các loại hình và trong hình thức thể hiện. Có một điều đặc biệt là một số loại hình trong nền văn học nghệ thuật được người Đan Lai được tiếp biến từ các dân tộc khác, đặc biệt là một số làn điệu dân ca, một số câu hát của người Đan Lai được tiếp thu và cải biến từ các câu hát của người Thái. Sau đây một số bài cúng, bài đồng giao của người Đan Lai có liên quan đến TNR.

- Bài cúng 30 tết.

Tộc người Đan Lai sống chủ yếu trong rừng sâu, nơi chốn “sơn cùng thuỷ tận” họ vẫn có một bản sắc văn hố hết sức độc đáo, tục đón tết đơn giản những rất văn hoá, chiều 30 tết cả già trẻ, trai gái người Đan Lai đều xuống suối tắm giặt sạch sẽ không để lại những cáu bẩn của năm cũ trên thân thể mình. Cỗ cúng tết chỉ có mật ong, cá, rượu, bài cúng tuy dân dã những đậm đà tính nhân văn:

30 Cái thuyền liền chèo

Trăm cây nứa vàng,

Trùm làng bắt nộp.

Biết tìm đâu ra,

Đành phải tha hương,

Vào tận rừng sâu.

Theo dấu chân nai,

Đi trồng hạt lúa.

Theo dấu chân cọp,

Đi trồng hạt ngô.

Lang thang đầu suối,

Bâng khuâng lưng đèo.

Sống đời nghèo khổ,

Như dòng suối nhỏ,

Như gió rừng chiều.

Năm hết tết đến,

Chúng con chỉ có,

Một tấm lịng thành,

Một trành cá mát,

31 Một chén rượu nhạt.

Dâng lên tổ tiên,

Phù hộ chúng con.

Ăn nên làm ra,

Con suối lắm cá,

Cây rừng lắm hoa,

Chắc cội chắc cành,

Cuộc sống yên lành.

- Bài đồng giao: Gọi trăng.

Pô luông tạp lọ,

Tô be băng ca.

Xưng Cuội cạp cóc,

Cơn đa đứng ná.

Ái lá lại nết.

dịch: (Ông trăng đâm lúa,

Con diều đuổi gà,

Thằng Cuội ngậm cóc,

Cây đa đứng đó,

32

- Vè chọn nơi làm nhà.

Lằm úp đam can,

Lằm ngả đam ong,

Lằm nghiêng đam pao.

dịch: (Nằm sấp thấy cá

Nằm ngửa thấy ong

Nằm nghiêng thấy khủa) [1, tr. 75].

Qua những bài cúng, bài đồng giao, bài vè của người Đan Lai nhận thấy rằng nội dung của chúng đều thể hiện những ước muốn giản dị trong cuộc sống của con người. Nếu như bài cúng vào ngày 30 tết nói lên lịch sử nhiều gian nan của tộc người Đan Lai và ước nguyện muốn có một cuộc sống đầy đủ hơn của họ, thì bài vè chọn nơi làm nhà thể hiện ước muốn một vị trí làm nhà ở đó có đủ mọi thứ phục vụ cho cuộc sống như là cá, mật ong, khủa…

Mặc dù nền văn hóa nghệ thuật của người Đan Lai không phong phú đa dạng như của người Kinh hay người Thái, nhưng chỉ thông qua những bài cúng, bài vè, bài đồng giao… họ cũng đã thể hiện được đầy đủ những thăng trầm của cuộc sống và nói lên ước vọng vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 43)