Phong tục, tín ngưỡng liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong quản lý tài nguyên rừng

3.2.2. Phong tục, tín ngưỡng liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Theo quan niệm xã hội của người Đan Lai, rừng là tài sản chung của cộng đồng làng bản, được mọi thành viên sử dụng và bảo vệ. Rừng được hiểu là vùng đất có nhiều cây to và có thú lớn, nhỏ. Người dân có nhiều địa danh để chỉ những khu rừng cụ thể và có sự phân biệt các khu rừng có giá trị sử dụng thực tế và các khu rừng thiêng – địa điểm tiến hành các nghi lễ chung của cộng đồng.

Trong khi các cơ quan QLR của nhà Nước xác định không gian của các khu rừng bằng các cột mốc có trên bản đồ để khoanh định vị trí các lơ, các khoảnh nhằm

33

giới hạn việc quản lý các khu rừng theo diện tích đã được giao cho các hộ thì cộng đồng người Đan Lai lại phân định ranh giới các khu rừng dựa vào phong tục quản lý truyền thống. Trong những trường hợp trên, ranh giới các khu rừng là những ranh giới về tâm linh.

Theo cách thức địa phương, mọi quy ước về ranh giới đều được thỏa thuận miệng, truyền lại cho đười sau bằng những lời dặn dò và thông qua những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Theo cách phân loại truyền thống thường có những loại rừng sau:

Rừng đầu nguồn: là những khu rừng nguyên sinh, có thảm thực vật dày đặc. Đặc điểm của những khu rừng này là có nhiều cây cổ thụ, dân bản khơng được chặt phá hay khai thác gỗ, nếu khai thác phải được đồng ý của bản. Những khu rừng này thường là nơi phát sinh, khởi nguồn của khe suối cung cấp nước chú yếu cho dân làng sinh hoạt và sản xuất. Do đó, loại rừng này được người dân bảo vệ chặt chẽ, cấm khai thác bừa bãi.

Rừng tái sinh hay rừng sản xuất: là loại rừng được dùng để khai thác gỗ và săn bắn cũng như phát nương làm rẫy.

Rừng ma: là những khu rừng nghĩa địa, người dân chọn làm nơi chôn cất người chết, cịn được hiểu là rừng cấm. Thơng thường những khu rừng này xa khu dân cư, xa nguồn nước và hẻo lánh. Do quan niệm về ma quỷ, thần linh nên người dân trong bản ít qua lại đây và hầu như không ai dám chặt phá, săn bắn, bởi thế những khu rừng này thường rất rậm rạp và có nhiều cây cổ thụ.

Như vậy nhờ chính niềm tin và phong tục của cộng đồng bản địa ở đây mà một bộ phận rừng đã được bảo vệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức bảo tồn của người dân có thể được nâng lên nếu chúng ta tôn trọng quan niệm truyền thống của họ và biết khuyến khích chúng một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 44)